Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa - Kịch bản đen tối tháng 3 năm 2020 đang lặp lại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa ngay trong tháng đầu năm 2021. Các thị trường Châu Á rời khỏi mức điểm kỷ lục ngay sau khi Phố Wall lao dốc. Chứng khoán Mỹ và Châu Âu quay về mức thấp hơn cùng kỳ năm 2020. Cú sốc của thị trường chứng khoán toàn cầu do lo ngại ảnh hưởng bởi gói cứu trợ Biden, phong tỏa gia tăng hay đơn giản là sự suy kiệt tự nhiên của doanh nghiệp sau một năm khốn đốn?

Châu Á - Một tuần đỏ lửa bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng trên Biển Đông và eo biển Đài Loan

Chứng khoán Châu Á đỏ lửa suốt một tuần qua, rời khỏi mức cao kỷ lục đã thiết lập trước đó. Tạp chí Phố Wall cho rằng sự suy giảm mạnh suốt một tuần qua trên thị trường chứng khoán Châu Á đến từ gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của chính quyền ông Biden. Gói hỗ trợ của Biden kéo lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ xuống thấp nhất trong ba tuần, đồng USD tiếp tục mất giá.

Tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn thuyết phục. Khi khối lượng tiền ngập thị trường phố Wall khiến lợi suất suy giảm, dòng tiền từ Mỹ sẽ có xu hướng chảy về các thị trường mới nổi nơi có tỷ lệ lợi suất trái phiếu và cơ hội thị trường cổ phiếu cao hơn. Như vậy, các thị trường chứng khoán hưởng lợi chính là các nền kinh tế Châu Á mới nổi, nơi chênh lệch lợi suất với thị trường chứng khoán Mỹ. Đáng ngạc nhiên là điều này đã không xảy ra như kỳ vọng chiểu theo nguyên lý kinh tế thông thường. Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc bất chấp gói cứu trợ xa hoa của ông Biden và thị trường chứng khoán Châu Á phản ứng tương tự ngay sau phản ứng của Phố Wall.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Châu Á đỏ lửa? Câu trả lời thuyết phục nhất là chính quyền Biden dường như đã kích hoạt bất ổn thêm eo biển Đài Loan và vấn đề Biển Đông. Không thể chối cãi rằng từ khi ông Biden bước chân vào Nhà trắng, Trung Quốc ngày một hung hăng hơn trên Biển đông. Các tuyên bố tập trận, đơn phương cho phép mình nổ súng trên vùng biển tự do quốc tế của Trung Quốc đã khiến căng thẳng địa chính trị leo thang lên một tầng cao mới, bất ổn hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, số phận bấp bênh của eo biển Đài Loan tại Châu Á cũng dấy lên lo ngại một cuộc chiến thực sự kéo dài tại khu vực này.

Thị trường chứng khoán Châu Á có một tuần đỏ lửa trong tuần qua (nguồn: Trading Economics)
Thị trường chứng khoán Châu Á có một tuần đỏ lửa trong tuần qua (nguồn: Trading Economics)

Thị trường chứng khoán Châu Á có một tuần đỏ lửa trong tuần qua (nguồn: Trading Economics)

Thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số NIKKEI 225 giảm tới 3,38% trong tuần. Thị trường chứng khoán Trung Quốc, các chỉ số đồng loạt giảm từ 3,38% tới 3,46% trong tuần. Chỉ số SENSEX của thị trường chứng khoán Ấn Độ còn giảm mạnh hơn, tới 5,3% trong tuần qua. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm tới 5,05% trong tuần. Căng thẳng âm ỉ ở eo biển Đài Loan và Biển Đông cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thận trọng đối với các thị trường Trung Quốc, nơi mà sự gia tăng đặt cược ngắn hạn cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng đã thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý.

Trong các sàn giao dịch chứng khoán Châu Á, rơi sâu nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam; chỉ số VNindex mất tới 9,44% sau một tuần sóng gió, trong khi HNX mất tới 10,79%. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam dường như chịu tác động mạnh nhất bởi căng thẳng địa chính trị trên Biển Đông. Đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc kéo dài hết bờ biển Việt Nam nên biến động trên Biển Đông tác liên quan mật thiết tới an ninh - kinh tế quốc gia này.

Châu Âu - tin tức về Vaccine "trơ lỳ" với thị trường chứng khoán trong khi phong tỏa gia tăng sắc đỏ

Nhiều chỉ số chứng khoán lớn của Châu u không chỉ giảm mạnh trong tuần, trong tháng mà còn giảm thấp hơn cùng thời điểm năm 2020 (Nguồn Trading Economics)
Nhiều chỉ số chứng khoán lớn của Châu u không chỉ giảm mạnh trong tuần, trong tháng mà còn giảm thấp hơn cùng thời điểm năm 2020 (Nguồn Trading Economics)

Nhiều chỉ số chứng khoán lớn của Châu Âu không chỉ giảm mạnh trong tuần, trong tháng mà còn giảm thấp hơn cùng thời điểm năm 2020 (Nguồn Trading Economics)

Chỉ số FTSE 100 giảm tới 3,59% trong tuần và 1,54% trong tháng, chỉ số này cũng đã giảm sâu hơn cùng kỳ năm 2020 (-0,09%). Các chỉ số chứng khoán lớn của Châu Âu như DAX, CAC 40, IBEX 35.. đều giảm mạnh trong tuần và tháng đầu năm 2021.

Ông Vasu Menon, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại OCBC Bank Wealth Management cho biết: “Đã có một số hồi chuông cảnh báo từ khắp các châu lục trên thế giới khi chúng tôi chứng kiến nhiều lệnh phong tỏa hơn tại châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á”.

“Bạn cần phải nhìn nhận vấn đề phân phối trên mặt trận dữ liệu kinh tế, về thu nhập và về đủ lượng vắc xin được phân phối,” Menon nói.

Nguồn cung tiền tràn ngập, với lãi suất cực thấp hoặc bằng 0 và việc triển khai vắc xin COVID-19 đã tạo ra một cuộc biểu tình “mua mọi thứ” trong vài tháng qua.

Một số nhà đầu tư - chỉ ra rằng giá các tài sản như bitcoin tăng vọt hoặc, ngày 25/1, giá cổ phiếu tăng đột biến của nhà bán lẻ trò chơi điện tử Gamestop được thúc đẩy bởi một đợt bán non (short-squeezed) được cho là hoạt động đầu cơ có tổ chức - đang bắt đầu khiến thị trường lo lắng và bước vào vùng bong bóng.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đồng ý rằng việc cung cấp vắc-xin COVID-19 cho người Mỹ nên được ưu tiên ngay cả khi họ đang tranh cãi về việc quá cỡ của gói cứu trợ đại dịch.

Bất đồng xảy có nghĩa là việc do dự kéo dài hàng tháng trời ở một quốc gia đang phải hứng chịu hơn 175.000 ca COVID-19 mỗi ngày với hàng triệu người không có việc làm.

Sự suy kiệt của doanh nghiệp sau một năm chống chọi với phong tỏa, cầu thấp khiến dòng tiền giá rẻ 'đuối sức' trong việc tiếp tục tạo bong bóng cho thị trường

“Chúng tôi nghi ngờ lợi nhuận có thể không theo kịp với những gì mọi người mong đợi trong năm nay,” Jacob Doo, giám đốc đầu tư tại Envysion Wealth Management, cho biết về tình hình phong tỏa ở châu Âu và việc triển khai chậm trễ vaccine ở Hoa Kỳ.

“Trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi đang thận trọng với FANGS, đơn giản vì có thể Biden sẽ thực hiện luật chống độc quyền”, Doo nói.

Tâm điểm cũng sẽ được chuyển sang cuộc họp Ủy ban Thị trường mở liên bang của Cục Dự trữ Liên (FED) bang vào ngày 26-27/1.

“Chúng tôi kỳ vọng FOMC tháng 1 sẽ lặp lại và củng cố sự ôn hòa hiện có của Fed, điều này vẫn rất quan trọng với các cuộc thảo luận chặt chẽ gần đây và cân nhắc của các ngân hàng trung ương khác để điều chỉnh chính sách,” Ebrahim Rahbari, Ebrahim Rahbari, nhà chiến lược ngoại giao Ebrahim CitiFX, cho biết trong một báo cáo (Theo tạp chí Phố Wall).

Sức tăng trưởng của TTCK khắp toàn cầu năm 2020 là một dấu hỏi lớn bởi nó đi ngược lại với quy luật kinh tế học. Sức khỏe của doanh nghiệp (mặt hàng của các TTCK) sa sút nhưng TTCK vẫn tăng trưởng mạnh mẽ như thể kỳ vọng vào lợi nhuận doanh nghiệp đột phá hoặc giả nhu cầu thị trường sẽ rất lớn trong tương lai, bất chấp đại dịch ngày một lan rộng và khắc nghiệt. Thực ra, mặt trái của chính sách lãi suất bằng và thấp hơn 0 của các ngân hàng trung ương (NHTW) toàn cầu đã tạo ra các dòng tiền giá quá rẻ trong hơn một thập kỷ qua, khiến bong bóng nợ, bong bóng giá tài sản tài chính phình lớn trên toàn cầu. Thêm vào đó, các khoản cứu trợ xa hoa của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 và tiếp nữa là đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng số lượng doanh nghiệp xác sống trên khắp các nền kinh tế, đặc biệt các nền kinh tế lớn, nơi có hệ thống trung gian tài chính hiện đại, sản phẩm đa dạng và đa tầng như Mỹ, EU...

Theo Bloomberg, các doanh nghiệp xác sống của Mỹ hiện đang ôm khoản nợ 1.980 tỷ USD (số liệu tính tới tháng 11/2020), lớn hơn nhiều so với mức nợ các các doanh nghiệp xác sống của Mỹ nắm giữ hồi đỉnh khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là 1.540 tỷ USD. Cũng theo phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của 3.000 doanh nghiệp niêm yết của Bloomberg, chỉ sau một năm hứng chịu đại dịch, Mỹ đã đóng góp thêm 200 doanh nghiệp vào đội ngũ này.

May May - Trà Nguyễn (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa - Kịch bản đen tối tháng 3 năm 2020 đang lặp lại?