Khoa học và tiên tri gặp nhau: Đại ôn dịch - ‘mũi tên đã lên cung’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều mà mọi người thường quan tâm là khi đại dịch ập đến, phải làm thế nào tránh tai họa? Từ xu hướng của bệnh dịch hiện tại, từ gợi ý của những lời tiên tri khác, cũng như từ sự giao thoa giữa khoa học và tiên tri, chúng ta có thể cùng nhau tìm ra cách tốt để tránh khỏi bệnh dịch.

Lời tiên tri không phải là viển vông. Đó là Thiên cơ ẩn hiện soi sáng cho chúng sinh. Trong hàng ngàn năm, nhân loại đã chờ đợi, chờ đợi hy vọng. Năm Canh Tý 2020 đầy biến động đã kết thúc, và nhân loại nghênh đón một năm Tân Sửu không thể đoán trước. Hiện tại, cho dù tình hình hiện thực bệnh dịch đang đi theo hướng các nhà khoa học cảnh báo, hay theo cảnh báo của các tiên tri cổ kim, tất cả đều cùng chỉ ra rằng nhân loại đang sắp phải hứng chịu một trận dịch bệnh với quy mô lớn hơn.

Chủng virus đột biến mới có khả năng lây nhiễm cao đã "mất kiểm soát"

Vào ngày 21/12 năm 2020, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tuyên bố rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã phát sinh đột biến và nằm “ngoài tầm kiểm soát”. Ông cảnh báo mọi người rằng mọi người phải cẩn thận xem bản thân giống như đang bị nhiễm dịch.

Mặc dù hàng chục quốc gia trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm du lịch đối với Vương quốc Anh, vẫn có hơn 30 quốc gia và khu vực đã liên tiếp phát hiện ra các chủng biến thể của virus viêm phổi Vũ Hán, bao gồm các quốc gia lớn truyền thống ở châu Âu như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và tất cả các nước ở Bắc Âu. Các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hong Kong, v.v. ở Châu Á, Úc và New Zealand ở Châu Đại Dương, Hoa Kỳ và Canada ở Bắc Mỹ, Brazil và Chile ở Nam Mỹ...

1. Virus đột biến lây lan ở Anh nhanh như thế nào?

Từ xu hướng dịch bệnh ở Anh, virus viêm phổi Vũ Hán đã nhanh chóng gia tăng tốc độ bùng phát từ giữa đến cuối tháng 12 năm 2020, và dịch tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh vào đầu tháng 1 (Hình 1, bên trái). Tính đến ngày 5 tháng 1, Vương quốc Anh đã có hơn 50.000 trường hợp mắc mới chỉ trong một ngày trong 8 ngày liên tiếp. Ngoài ra, nếu xét tới số lượng xét nghiệm hàng ngày còn hạn chế, thì số ca nhiễm thực tế có thể nhiều hơn thế.

Trong năm qua, đường cong tổng số ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán ở Anh là hình parabol, và vào tháng 12 đã xuất hiện một "điểm uốn" gia tốc mới(Hình 1, bên phải).

Hình 1: Từ ngày 4/12/2020 đến ngày 3/1/ 2021, đường cong biểu thị số người bị nhiễm virus Vũ Hán mỗi ngày ở Anh (trái); từ ngày 27/1/2020, đường cong biểu thị tổng số người nhiễm virus Vũ Hán ở Anh (phải). (Biểu đồ của Epoch Times; Nguồn dữ liệu: Trang web chính thức của WHO)
Hình 1: Từ ngày 4/12/2020 đến ngày 3/1/ 2021, đường cong biểu thị số người bị nhiễm virus Vũ Hán mỗi ngày ở Anh (trái); từ ngày 27/1/2020, đường cong biểu thị tổng số người nhiễm virus Vũ Hán ở Anh (phải). (Biểu đồ của Epoch Times; Nguồn dữ liệu: Trang web chính thức của WHO)

Chúng ta có thể cảm nhận tốc độ lây lan của dịch bệnh đột biến từ một góc độ khác: từ ngày 27/1/2020 - lần đầu tiên phát hiện ra dịch viêm phổi Vũ Hán ở Vương quốc Anh đến ngày 27/7, tổng số người nhiễm ở Vương quốc Anh là 301.000. Trong sáu ngày từ 29/12/2020 đến 3/1/2021, số ca nhiễm tích lũy ở Anh lên tới 311.000 ca.

Vào tối ngày 4/1/2021, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo rằng nước Anh một lần nữa bước vào đợt phong tỏa trên toàn quốc, dự kiến ​​sẽ kéo dài đến giữa tháng Hai.

2. Số người chết vì virus viêm phổi Vũ Hán ở Đức tăng vọt

Vào cuối năm 2020, số ca tử vong do virus Vũ Hán ở Đức đã tăng mạnh (Hình 2). Từ ngày 1/12 đến ngày 31/12, tỷ lệ tử vong vì dịch lên mức cao nhất ở Đức kể từ khi dịch bùng phát, với hơn 16.000 ca.

Trong số đó, vào ngày 29/12, số người chết vì virus Vũ Hán ở Đức trong một ngày đã vượt quá 1.100, mức cao kỷ lục về số người chết trong một ngày. Ngược lại, tổng số người chết tích lũy của Đức trong bốn tháng 6, 7, 8 và 9 chỉ khoảng 1.000.

Hình 2: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2020, đường cong biểu thị số ca tử vong mới tăng do virus viêm phổi Vũ Hán ở Đức mỗi tuần. (Biểu đồ của Epoch Times; Nguồn dữ liệu: Trang web chính thức của WHO)
Hình 2: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2020, đường cong biểu thị số ca tử vong mới tăng do virus viêm phổi Vũ Hán ở Đức mỗi tuần. (Biểu đồ của Epoch Times; Nguồn dữ liệu: Trang web chính thức của WHO)

Vào ngày 26 tháng 12, Đức đã tiêm vaccine phòng dịch cho người dân đợt đầu tiên. Tính đến cuối năm 2020, hơn 130.000 người ở Đức đã được tiêm chủng. Chính phủ Đức đã bị chỉ trích nặng nề vì không mua đủ vaccine kịp thời. Bà Sandra Ciesek, giáo sư virus học tại Đại học Frankfurt, cảnh báo mọi người không nên lầm tưởng rằng việc tiêm phòng có thể giảm nhanh số ca tử vong do virus Vũ Hán gây ra.

3. Những người trẻ tuổi trở thành nhóm dễ bị nhiễm dịch và có tỷ lệ bệnh nặng cao.

Vào cuối tháng 12 năm 2020, ông Neil Ferguson, một thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học của Chính phủ Anh, nói rằng có những dấu hiệu cho thấy virus đột biến đã lây nhiễm cho nhiều người dưới 15 tuổi hơn.

Thật trùng hợp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi, ông Zweili Mukez, cũng tuyên bố rằn trong đợt bùng phát virus Vũ Hán lần thứ hai do chủng đột biến gây ra ở Nam Phi, nhiều người trẻ tuổi bị nhiễm hơn và họ là những người có nhiều khả năng phát bệnh nặng hơn.

Sau đó, trên khắp thế giới bùng phát các ca thanh niên bị tử vong vì nhiễm virus Vũ Han.

Ngày 26/12, Xavier M. Harris, một em bé mới 4 tuổi ở Upstate New York, Mỹ, tử vong do nhiễm virus Vũ Hán, trở thành bệnh nhân nhỏ tuổi nhất tử vong vì dịch.

Vào ngày 28/12, truyền thông Nhật Bản đưa tin nghị sĩ quốc hội đầu tiên đã chết vì virus viêm phổi Vũ Hán. Ông Yuichiro Hata chỉ mới 53 tuổi, là con trai của cựu Thủ tướng Nhật Bản Tsutomu Hata.

Vào ngày 29/12, một dân biểu trẻ tuổi người Mỹ, ông Luke Letlow, bị nhiễm virus Vũ Hán và qua đời khi ông chỉ mới 41 tuổi. Trước khi qua đời, ông vừa được bầu chọn nhưng chưa kịp tuyên thệ nhậm chức thì đã qua đời ...

Giới khoa học và tiên tri có cùng một cảnh báo sớm: tiếp sau đây sẽ là bệnh dịch lớn hơn

1. Cảnh báo từ giới khoa học

Theo thông báo của WHO vào cuối tháng 12 năm 2020, ông Mike Ryan, giám đốc điều hành kế hoạch y tế khẩn cấp của WHO, đã cảnh báo trong một cuộc họp báo rằng dịch bệnh hiện tại chưa phải là lớn nhất.

Ông Ryan nói: "Loại virus này Có khả năng lây nhiễm rất mạnh, nhiều người đã mắc bệnh và chết. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này vẫn rất thấp so với những căn bệnh khủng khiếp khác. Đây nên là một lời cảnh báo đối với chúng ta". Ông cũng nói: "Làn sóng đại dịch tiếp theo có thể nghiêm trọng hơn ... mối đe dọa vẫn tiếp tục hiện hữu".

Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, cảnh báo rằng ông dự đoán rằng sắp tới dịch bệnh sẽ còn lây lan dữ dội hơn và nước Mỹ sẽ "ngày càng trở nên tồi tệ hơn" trong những tuần tới. .

Ngoài ra, Tiến sĩ Richard Urso, một thành viên của tổ chức Bác sĩ Tiền tuyến của Mỹ, cảnh báo rằng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới đã xuất hiện nhiều biến thể của virus viêm phổi Vũ Hán, chúng sẽ “tăng khả năng gây bệnh” và khiến tỷ lệ tử vong cao hơn sau khi tiêm chủng.

2. Tìm kiếm kinh nghiệm lịch sử dựa trên xu hướng dịch bệnh hiện tại

Như đã đề cập ở trên, cho dù đó là sự lây lan nhanh chóng của virus đột biến ở Anh, hay tỷ lệ tử vong do virus bùng phát ở Đức, cùng với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong do virus đối với người trẻ, làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 này dường như lặp lại lịch sử 100 năm trước.

Vào mùa xuân năm 1918, khi bệnh cúm Tây Ban Nha vừa bùng phát, nó không khác gì bệnh cúm nói chung nên không khiến mọi người chú ý. Tuy nhiên, vào mùa thu và mùa đông cùng năm, khi đợt dịch cúm đột biến thứ hai ập tới, tình hình khác biệt rất rõ.

Virus cúm Tây Ban Nha đột biến xuất hiện dưới dạng một chủng có độc lực cao và khả năng lây nhiễm của nó tăng vọt. Chỉ trong vài tháng, dịch bệnh lây lan đến khắp nơi trên thế giới, thậm chí nhiều nơi xa xôi cũng không thoát. Hơn nữa, virus đột biến cũng khiến tỷ lệ tử vong tăng vọt, khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn (vài giờ đến vài ngày).

Hơn nữa, làn sóng thứ hai của bệnh dịch ở Tây Ban Nha chủ yếu nhắm vào những người trẻ tuổi, cướp đi mạng sống của hàng loạt những người là lực lượng trụ cột nuôi gia đình, và để lại vô số người già cô đơn ...

3. Những lời tiên tri cổ kim Đông - Tây tình cờ trùng hợp, đều chỉ ra sẽ có bệnh dịch lớn hơn

Trong "Hoàng Đế Địa Mẫu Kinh", gọi tắt là "Địa Mẫu Kinh", là một loại bài thơ tiên tri, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc hàng ngàn năm qua. Nó có thể cảnh báo trước cho người dân về sự thịnh suy thời vận, sản xuất mùa màng và tình trạng gia súc.

Đối với năm Canh Tý 2020, “Địa Mẫu Kinh” đề cập rằng “hãy xem ba tháng mùa đông, thấy nghĩa địa mọc lên trên đỉnh núi”. Điều này có thể có nghĩa là vào cuối năm Canh Tý, nhiều người sẽ chết. Đối với năm Tân Sửu 2021, "Địa Mẫu Kinh" trực tiếp nói rằng "người dân chỉ còn lại một nửa", và mức độ thảm kịch có thể nói là đáng sợ.

"Các thế kỷ" là một kiệt tác tiên tri do nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus để lại vào thế kỷ 16. Nó đã tiên đoán chính xác về Cách mạng Pháp, sự trỗi dậy của Napoléon, sự xuất hiện của Hitler và Đức quốc xã, tác động của Marx và chủ nghĩa cộng sản đối với nhân loại, cùng sự cố ngày 11/9... Sau khi thống kê, học giả người Nhật Goshima cho biết tỷ lệ ứng nghiệm của các dự đoán của tác phẩm "Các Thế Kỷ" cao tới 99%.

Về bệnh dịch năm 2021, lời tiên tri của Nostradamus rất giống với "Địa Mẫu Kinh". Trong "Các Thế Kỷ" nói: "Không còn nhiều người trẻ lưu lại, ngay bắt đầu thì một nửa trong số họ sẽ chết". Nó cũng đề cập cụ thể rằng những người trẻ tuổi sẽ trở thành nhóm bị ảnh hưởng chính, điều này phù hợp với đặc điểm của loại virus Vũ Hán đột biến hiện nay.

Vào tháng 8 năm 2019, thần đồng người Ấn Độ Abhigya Anand, người đã dự đoán chính xác virus viêm phổi Vũ Hán, đã phát hành một đoạn video ngắn vào đầu tháng 11 năm 2020. Video này đã đưa ra những dự đoán mới cho tương lai. Cậu nói rằng nhiều thảm họa khác nhau (dịch bệnh, làn sóng dịch viêm phổi Vũ Hán lần 2, các vấn đề về vaccine, sự sụp đổ kinh tế...) đang đến và hầu hết các thảm họa sẽ xuất hiện trước tháng 2 năm 2021.

Ông Dato Anthony Cheng là một doanh nhân kiệt xuất người Malaysia và là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng đương thời. Ông nhận thấy rằng nhiều dự đoán trước đây cho năm 2020 về cơ bản đã trở thành hiện thực, bao gồm đại dịch viêm phổi giống SARS, suy thoái kinh tế và khủng hoảng thất nghiệp. Ông cho rằng trong năm 2021 virus viêm phổi Vũ Hán sẽ đột biến, số người bị ảnh hưởng sẽ tăng mạnh và có thể xuất hiện các loại virus khác. Cùng với các virus hiện có, nó sẽ gây ra mối đe dọa kép cho cuộc sống con người.

Khoa học và tiên tri gặp nhau, xuất hiện cách tránh dịch tốt

1. Những khám phá khoa học có ý nghĩa gì đối với việc tránh bệnh dịch?

Phân tích thống kê dữ liệu lớn về đại dịch toàn cầu cho thấy virus Vũ Hán dường như có mắt, và có thể truy tìm được vết tích con đường lây lan trên thế giới - nó luôn lây lan dọc theo các quốc gia, thành phố, tổ chức và cá nhân có liên quan chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Và càng thân ĐCSTQ, dịch bệnh càng nghiêm trọng.

Ý, thành viên đầu tiên của quốc gia công nghiệp G7 tham gia “Một vành đai, một con đường”, đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Với tư cách là em trai của ĐCSTQ, Iran đóng vai trò là trung tâm chiến lược để ĐCSTQ thâm nhập vào châu Âu, châu Á và châu Phi. Tỷ lệ lây nhiễm ở Iran sau khi dịch bùng phát vẫn ở mức cao. New York và California, nơi ĐCSTQ xâm nhập vào Hoa Kỳ nghiêm trọng nhất, cũng là hai bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, nhiều quốc gia như Đức, Pháp và Tây Ban Nha đều ủng hộ cộng sản theo những cách khác nhau, vì vậy đều bị hãm sâu trong vũng lầy virus. Ngược lại, dù Đài Loan ở sát đại lục nhưng lại phản đối ĐCSTQ, họ không cấm đi lại hay ngăn chặn nền kinh tế, mà vẫn duy trì tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong rất thấp/ Họ đã trở thành hình mẫu cho thế giới trong việc chống virus viêm phổi Vũ Hán.

Manh mối cụ thể hơn cho thấy virus Vũ Hán có mắt là dữ liệu thống kê cho thấy virus thậm chí có thể xác định trạng thái chính trị của một người (các ý tưởng chính trị khác nhau thường đại diện cho các mức độ ủng hộ ĐCSTQ khác nhau).

Mặc dù ĐCSTQ đã cố gắng hết sức che giấu số người chết vì đại dịch và thông tin cụ thể của người chết, một danh sách những người chết vì dịch vào tháng 2 năm 2020 do một đơn vị ở Trung Quốc đại lục tổng hợp cho thấy rằng trong số những người chết vì dịch ở đơn vị này, tỷ lệ đảng viên ĐCSTQ cao tới 88% (Hình 3, trái). Và trong số những người chết, có độ tuổi phân bố đồng đều, những người trẻ tuổi chiếm gần một nửa. Vào tháng 3 năm 2020, một danh sách 317 người chết vì đại dịch được lan truyền rộng rãi trên Internet cho thấy trong số những người chết có hơn 200 đảng viên, cũng chiếm đa số.

Trung bình trên 100 người Trung Quốc chỉ có 6 hoặc 7 đảng viên (Hình 3, bên trái), điều này cho thấy mức độ chính xác của virus Vũ Hán khi nhắm vào các đảng viên ĐCSTQ.

Thật trùng hợp, so sánh dữ liệu về dịch bệnh ở Hoa Kỳ cho thấy từ ngày 1/5 đến ngày 11/11/2020, tỷ lệ tử vong do virus Vũ Hán ở bang xanh (ủng hộ Cộng sản, quan tâm đến chủ nghĩa xã hội) lâu nay cao hơn ở bang đỏ (từ chối chủ nghĩa cộng sản, trân trọng giá trị truyền thống). (Hình 3, bên phải)

Hình 3: Phân tích dữ liệu dịch bệnh cho thấy virus Vũ Hán có mục tiêu cao, nhắm trực tiếp vào các đảng viên ĐCSTQ và những người ủng hộ cộng sản. (Biểu đồ của Epoch Times)
Hình 3: Phân tích dữ liệu dịch bệnh cho thấy virus Vũ Hán có mục tiêu cao, nhắm trực tiếp vào các đảng viên ĐCSTQ và những người ủng hộ cộng sản. (Biểu đồ của Epoch Times)

Vì bệnh dịch đang nhắm thẳng đến ĐCSTQ và những người thân cộng sản, nên từ chối và tránh xa ĐCSTQ là bước quan trọng nhất để tránh đại dịch. Tính đến đầu tháng 1 năm 2021, hơn 370 triệu người Trung Quốc đã thực hiện "tam thoái" và rút khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ.

2. Khuyến cáo từ các nhà tiên tri nổi tiếng cổ kim Đông - Tây

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, mọi người thường tin rằng bệnh dịch là do Thần ôn dịch mang đến, để quét sạch và trừng phạt tà ác. Văn hóa phương Tây (chẳng hạn như "Kinh Thánh") tin rằng bệnh dịch là hình phạt của Thượng đế đối với "người phản bội Thượng đế". Do đó, cả nền văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây đều tin rằng bệnh dịch vốn là có mắt. Điều này phù hợp với phân tích dữ liệu lớn của khoa học hiện đại.

Trong những lời tiên tri của mình, Nostradamus đã cảnh báo mọi người rằng Đảng Cộng sản là kẻ đại diện của ma quỷ ở nhân gian. Thảm họa là Thần sắp đặt để đào thải người ác và những người không tin vào Thần, tham gia cùng đội ngũ ma quỷ. Nostradamus nhắc nhở mọi người rằng chìa khóa để tránh thảm họa là tránh xa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. (Điều này tương ứng với việc “tam thoái được đề cập ở trên)

Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn ở Thái Bạch Sơn, tỉnh Thiểm Tây”, tể tướng khai quốc của nhà Minh, Lưu Bá Ôn, đã dự đoán chính xác thời gian và địa điểm bùng phát của virus Vũ Hán. "Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đãn khán cửu đông thập nguyệt gian” (Tạm dịch: Nếu hỏi khi nào bệnh dịch xuất hiện, hãy xem tháng 9 và tháng 10 mùa đông). Mùa đông năm 2019, tháng 10 âm lịch tương ứng với tháng 11 dương lịch.

Tam sầu hồ quảng tao đại nạn, tứ sầu các tỉnh khởi lang yên” (Tạm dịch: ba sầu Hồ Quảng chịu đại nạn, bốn sầu các tỉnh nổi can qua). Hồ Quảng là tên cổ của Hồ Bắc, và tình trạng đóng cửa các tỉnh thành trong đại dịch giống như hình ảnh khói báo động ở khắp các tỉnh).

Lưu Bá Ôn cũng chỉ ra lá bùa cứu mạng trong đại nạn. Thông qua phép đảo ngữ, ông chỉ ra “Bảy người đi một đường, dẫn dụ tiến vào cửa. (chính là chỉ cách viết của chữ 真 - Chân thời cổ đại), "tám vua hai mươi miệng" (chữ 善 - Thiện), "ba chấm thêm một ngoặc”(chữ 忍- Nhẫn).

Thần đồng người Ấn Độ Anand liên tục nhắc nhở mọi người rằng điều quan trọng nhất để tránh được bệnh dịch là tin vào Thần. ĐCSTQ "vô thần" là kẻ phản Thần nhất, và người khởi xướng nó - Marx, là một người theo chủ nghĩa Satan. Vì vậy, nếu muốn thực sự tin Thần, cần phải hoàn toàn đoạn tuyệt với ĐCSTQ ("làm tam thoái").

Phần kết luận

Hiện tại, nhiều người dân Trung Quốc đại lục vẫn còn mắc kẹt trong tư duy quán tính, lầm tưởng người xưa dễ nhạy cảm, nên họ không coi trọng đúng mức đến sự “mất kiểm soát” của loại virus đột biến hiện nay. Cùng với việc ĐCSTQ cố tình che giấu dịch bệnh, nhiều người xem nhẹ tình hình cấp bách hiện tại. Một khi mọi người có thể bình tĩnh và nhìn kỹ, sẽ phát hiện rằng một bệnh dịch nguy hiểm chết người hơn có khả năng đang xuất hiện.

Cũng có nhiều người bị cách giáo dục tẩy não vô thần của ĐCSTQ đầu độc. Có lẽ họ cho rằng lời tiên tri và tín ngưỡng không phải là phạm trù khoa học nên gọi đó là “mê tín dị đoan”, như vậy sẽ bị che mờ mắt. Trên thực tế, tiên tri và khoa học không tồn tại đối lập nhau. Ngược lại, nhiều tiên tri đã thể hiện ra trí tuệ của cổ nhân, mà khoa học hiện đại còn cách xa mới có thể đạt được.

Tiến sĩ Robert Jastrow, người sáng lập Viện Nghiên Cứu Không Gian của cơ quan NASA của Mỹ, từng nói: “Khi một nhà khoa học leo lên một ngọn núi, anh ta thấy rằng nhà thần học đã ngồi ở đó!” Điều này có thể giải thích tại sao các nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử như Einstein và Newton đều hướng tới niềm tin tôn giáo.

Hiện tại, bất kể tình hình thực tế, dù là lời cảnh báo của các nhà khoa học, hay lời cảnh báo của những tiên tri cổ đại và hiện đại của Trung Quốc và nước ngoài, tất cả đều hội tụ ở điểm chung là một bước ngoặt to lớn giữa năm Canh Tý và năm Tân Sửu, trực tiếp chỉ ra sự xuất hiện của một bệnh dịch quy mô lớn hơn.

Hy vọng rằng tất cả những người có duyên có thể tránh xa ĐCSTQ càng sớm càng tốt,kính Thiên tín Thần, để tránh họa và gặp nhiều may mắn, bình an vượt qua đại kiếp nạn sắp tới và chào đón một tương lai tươi sáng, tươi đẹp.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Minh An
Theo Lý Chính Khoan - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khoa học và tiên tri gặp nhau: Đại ôn dịch - ‘mũi tên đã lên cung’