Làm thế nào mà một người ăn mày lại trở thành triệu phú?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhặt tiền không giấu và nhặt tiền liền giấu, chỉ khác nhau một chữ nhưng kết cục lại hoàn toàn trái ngược.

Nhặt tiền không giấu, ăn mày thành triệu phú

Thời nhà Thanh, ở châu Gia Nghĩa, Đài Loan có một người tên là Lâm Đăng Chương, là người chân thật, đôn hậu, không may bị người ta vu cáo và bị tống giam. Vợ của Lâm Đăng Chương vì để cứu chồng nên đã gấp rút bán gia sản mà vẫn không đủ. Bất đắc dĩ, cô phải bán đứa con trai, gom góp lại tổng cộng được 40 lạng bạc. Cô đem theo bạc đến nha môn, trên đường đi, sơ ý đánh rơi mất bạc. Túi bạc cô đánh rơi được một người tàn tật tên là Từ Lương Tứ, người đi dọc đường ăn xin, và phải dùng một tay thay chân để đi, vô tình nhặt được.

Khi đó, Từ Lương Tứ nghĩ trong tâm rằng: “Nhiều bạc như thế này, không chừng người đánh mất nghĩ quẩn, có thể sẽ tự sát. Mình tuy nghèo khổ, rất cần số bạc này để sinh sống. Nhưng mạng người liên quan đến Trời, cho dù có đói đến chết thì mình cũng quyết không làm việc thất đức hại người hại mình này”. Nghĩ đến đây, anh quyết định đứng nguyên chỗ cũ chờ đợi người đánh mất bạc quay lại. Một lúc lâu, vợ của Lâm Đăng Chương vội vàng chạy đến, tìm kiếm gì đó khắp nơi. Từ Lương Tứ trông thấy liền bước đến hỏi rõ sự tình. Sau khi kiểm tra xác thực đây chính là người đã đánh mất số bạc này, anh đã trả lại cho cô.

Viên quan huyện phụ trách vụ án biết sự tình vợ của Từ Đăng Chương bán hết gia sản và cả đứa con trai để cứu chồng, và người ăn mày nhặt được bạc không giấu đi, ông vô cùng cảm động, và thẩm tra kỹ lưỡng vụ án Lâm Đăng Chương, và phát hiện ra anh ta bị oan. Thế là viên quan huyện không lấy một xu nào và lập tức phóng thích Lâm Đăng Chương. Sau khi Lâm Đăng Chương về nhà, anh dùng số bạc mà quan huyện trả lại để mở một cửa hàng ngũ kim làm kế sinh nhai, sau này chuộc lại được con trai. Hai vợ chồng anh hầu như ngày nào cũng cầu nguyện cho người ăn xin nhăt được bạc mà không giấu đi đó được phúc báo.

Hai vợ chồng anh hầu như ngày nào cũng cầu nguyện cho người ăn xin nhăt được bạc mà không giấu đi đó được phúc báo.
Hai vợ chồng anh hầu như ngày nào cũng cầu nguyện cho người ăn xin nhăt được bạc mà không giấu đi đó được phúc báo. (Miền công cộng)

Lại nói về Từ Lương Tứ, hôm đó sau khi anh ta làm việc tốt, nhặt đươc bạc không giấu đi mà trả lại cho người đánh mất, đến tối, anh trở về miếu Thái Công để nghỉ ngơi. Trong mộng, anh thấy có 2 vị Thần mặc giáp vàng đến bên anh, chẳng nói chẳng rằng, một người ôm thân anh, một người ôm 2 chân anh và kéo mạnh về hai phía, đột nhiên anh đau đến mức mồ hôi nóng chảy đầm đìa, kêu lớn thất thanh và kinh hoàng tỉnh giấc. Sáng hôm sau, Từ Lương Tứ dậy thì phát hiện ra hai chân anh đã có thể duỗi thẳng được rồi, đi bình thường được rồi. Từ đó trở đi, Từ Lương Tứ không đi ăn xin nữa mà làm việc vặt như gánh nước, bổ củi cho người ta để kiếm ống. Tuy vất vả nhưng anh sống rất vui vẻ và hài lòng.

Vợ chồng Lâm Đăng Chương mở cửa hàng được 3 năm, họ bán hàng thật giá thật, không lừa người già, trẻ em, đồ ngũ kim lợi ít nhưng bán được nhiều, vì thế làm ăn hưng thịnh, doanh lợi rất lớn. Uống nước nhớ người đào giếng, họ thường cảm niệm ân đức của ân nhân, nhưng lại cảm thấy khổ sở vì không biết được họ tên và nơi ở của ân nhân, không cách nào để tìm và báo đáp được. Thế nhưng duyên Trời khéo sắp đặt, một hôm Từ Lương Tứ gánh nước đi qua trước cửa hàng ngũ kim nhà họ Lâm. Vợ của Lâm Đăng Chương thấy tướng mạo người này rất giống ân nhân, chỉ khác là người này hai chân đi lại bình thường, nên nhất thời không dám nhận. Nhưng cô không cam lòng, liền bước đến hỏi han chứng thực. Người vợ vội vàng gọi chồng, hai vợ chồng vui mừng ngoài mong đợi, cứ khấu đầu tạ ơn mãi. Hai vợ chồng họ Lâm nghe nói Từ Lương Tứ làm thuê kiếm sống, thì thật lòng lưu giữ anh ở lại trong cửa hàng. Từ đó, Từ Lương Tứ sống một cuộc sống ổn định, không phải lo cái ăn cái mặc, không phải nhọc nhằn bôn ba lo cuộc sống.

Sau này, hai vợ chồng Từ Đăng Chương trở về quê nhà ở Quảng Đông để thừa kế gia sản trị giá trăm vạn quan tiền của thúc phụ, thế là họ tặng cửa hàng ngũ kim và các tài sản khác cho Từ Lương Tứ. Từ Lương Tứ những năm cuối đời trở thành triệu phú, ông rất cảm thông với những người nghèo khổ, bệnh tật, bỏ ra đại bộ phận gia sản để bố thí cho một phòng khám chữa bệnh, trợ giúp cứu chữa cho những người nghèo khổ không có tiền chạy chữa.

Từ Lương Tứ những năm cuối đời trở thành triệu phú, ông rất cảm thông với những người nghèo khổ, bệnh tật, bỏ ra đại bộ phận gia sản để bố thí cho một phòng khám chữa bệnh, trợ giúp cứu chữa cho những người nghèo khổ không có tiền chạy chữa.
Từ Lương Tứ bỏ ra đại bộ phận gia sản để bố thí cho một phòng khám chữa bệnh, trợ giúp cứu chữa cho những người nghèo khổ không có tiền chạy chữa. (Miền công cộng)

Nhặt tiền liền giấu, thư sinh đánh mất công danh

Những năm Khang Hy đời nhà Thanh, trong cửa hàng sách Liêm Ký Thư Phố ở phố Diên Thọ Tự trong thành Bắc Kinh có một thanh niên dáng vẻ thư sinh đứng đọc sách bên giá sách cách quầy hàng không xa. Lúc này ở trước quầy hành có một thiếu niên đang trả tiền mua một bộ sách “Lã Thị xuân thu”, có một đồng tiền xu rơi xuống và lăn đến bên chân người thanh niên. Người thanh niên đánh mắt nhìn xung quanh một lượt rồi đưa chân giẫm lên, che đồng tiền dưới lòng bàn chân. Một lát sau, người thiếu niên kia trả tiền xong và rời cửa hàng ra về, người thanh niên này liền cúi người nhặt đồng tiền xu dưới chân lên.

Thật trùng hợp, cảnh người thanh niên giẫm lên và cúi xuống nhặt đồng tiền đã bị một ông lão ngồi trên ghế dài bên trong cửa hàng trông thấy. Thấy tình cảnh này, ông chăm chú nhìn người thanh niên rất lâu, sau đó đứng lên bước tới trước mặt người thanh niên và bắt chuyện với anh ta. Ông lão biết anh ta tên là Phạm Hiểu Kiệt, còn biết tình hình gia đình anh ta. Thì ra cha của Phạm Hiểu Kiệt làm trợ giáo ở Quốc tử giám, anh theo cha đến Bắc Kinh, đã học ở Quốc tử giám nhiều năm rồi. Hôm nay anh ngẫu nhiên đến phố Diên Thọ Tự dạo chơi, thấy giá cả sách ở cửa hàng Liêm Ký Thư Phố rẻ hơn các cửa hàng sách khác, liền vào xem. Ông lão cười nhạt, cáo từ và ra về.

Sau này, Phạm Hiểu Kiệt với thân phận là giám sinh được tuyển vào Dự Lục Quán làm việc. Không lâu sau, anh đến Bộ Lại dự thi và thi đỗ, được chọn đến huyện Thường Thục, Giang Tô nhậm chức quan Huyện úy. Phạm Hiểu Kiệt vui sướng cực độ, liền đi gấp đường thủy và đường bộ để đi nhậm chức. Ngày hôm sau đến Nam Kinh, trước tiên anh đến nha môn của thượng cấp là Giang Ninh Phủ để đưa thiệp báo cáo đã đến, xin yết kiến quan trên. Khi đó, Tuần phủ Giang Tô là Thang Bân đang ở nha môn Giang Ninh Phủ, ông nhận danh thiếp của Phạm Hiểu Kiệt nhưng không cho vào tiếp kiến. Phạm Hiểu Kiệt đành phải trở về dịch quán ở. Sau một ngày, anh lại đến, lại không được tiếp kiến. Cứ như thế kéo dài 10 ngày.

Sau một ngày, anh lại đến, lại không được tiếp kiến. Cứ như thế kéo dài 10 ngày.
Sau một ngày, anh lại đến, lại không được tiếp kiến. Cứ như thế kéo dài 10 ngày. (Miền công cộng)

Ngày thứ 11, Phạm Hiểu Kiệt lại đi yết kiến, viên quan hộ vệ của phủ nha uy nghiêm truyền đạt mệnh lệnh của Tuần phủ đại nhân cho anh ta rằng: “Phạm Hiểu Kiệt không cần đến huyện Thường Thục nhậm chức nữa, tên của ngươi đã bị viết vào tấu chương luận tội, ngươi đã bị cách chức rồi”.

Phạm Hiểu Kiệt ngây người nhìn viên quan hộ vệ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình. Viên quan hộ vệ thong dong trả lời: “Tham tiền”.

Sao?”, Phạm Hiểu Kiệt thất kinh, tự hỏi mình: “Mình chưa nhậm chức, sao lại có bằng chứng tham ô? Nhất định là Tuần phủ đại nhân nhầm người rồi”. Thế là anh vội vàng thỉnh cầu gặp mặt Tuần phủ đại nhân để giải thích, làm rõ sự thực.

Sau khi viên quan hộ vệ vào bẩm báo, rồi lại ra truyền đạt lời của Tuần phủ đại nhân rằng: “Phạm Hiểu Kiệt, ngươi không nhớ chuyện ở trong cửa hàng sách ở phố Diên Thọ Tự sao? Khi ngươi là tú tài mà còn yêu một đồng xu như mạng sống như thế, ngày nay may mắn làm quan đứng đầu một địa phương, sau này chẳng phải vắt hết tâm trí tham ô, trở thành kẻ cướp đội mũ ô sa đó sao? Người hãy nhanh chóng bỏ quan ấn lại và rời xa nơi này, chớ để bách tính chịu khổ”.

Lúc này Phạm Hiểu Kiệt mới nhớ đến ông lão mà anh đã gặp ở trong cửa hàng sách Liêm Ký Thư Phố. Thì ra đó chính là Tuần phủ đại nhân Thang Bân vi hành kiểm tra, xem xét tình hình dân chúng.

Nhặt tiền không giấu, hành thiện tích đức, cứu tính mạng người, đương nhiên sẽ đắc được phúc báo. Nhặt tiền liền giấu, thể hiện trong sâu thẳm tư tưởng là ác niệm. Thư sinh Phạm Hiểu Kiệt chỉ vì tham một đồng xu mà đã đánh mất tiền đồ rộng mở, nếu không phải một đồng xu, mà là số vàng bạc lớn thì còn có thể làm mất tính mệnh của người khác, thì báo ứng không chỉ đơn giản là mất đi tiền đồ như thế này đâu. Thế nên, chỉ sai khác một chữ mà kết cục khác nhau một trời một vực rồi.

Hoàng Mai
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào mà một người ăn mày lại trở thành triệu phú?