Ba hạn chế cơ bản của khoa học hiện đại (Phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Triết học rất năng động, và nó dường như không có quy tắc và giới hạn nghiêm ngặt. Triết học không có ranh giới xác định trong các lĩnh vực để khám phá, và nó cũng có thể nghiên cứu chính xác bản chất của khoa học, nghệ thuật và đạo đức.

Cách mạng Copernican trong triết học

Cuộc cách mạng này sinh ra khoa học hiện đại và ảnh hưởng đến sự phát triển của các công cụ đáng tin cậy và thiết yếu nhất của khoa học hiện đại, như logic và phương pháp luận. Triết học là tự do, tự do như tâm trí con người, chỉ giới hạn bởi trí tưởng tượng của mỗi người. Một số triết gia hy vọng rằng, với sự trợ giúp của khoa học, cuối cùng họ có thể hiểu được bản chất của vũ trụ.

Tuy nhiên, sau hàng ngàn năm nghiên cứu triết học từ thời Hy Lạp cổ đại, niềm hy vọng và sự lạc quan lớn vào triết học cuối cùng đã sụp đổ. Immanuel Kant, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724, đã gây ra một cuộc cách mạng Copernican trong triết học trong những năm cuối đời. Ông được coi là nhà triết học hiện đại có ảnh hưởng nhất. Nhà thơ Heinrich Heine đã viết về ông:

‘’Ông sống một cuộc sống độc thân cổ điển theo trật tự và trừu tượng, sinh sống, uống cà phê, viết lách, giảng bài tại trường đại học, ăn uống, đi bộ, tất cả đều có thời gian cố định. Khi Immanuel Kant xuất hiện trong chiếc áo khoác màu xám, với chiếc ba toong trong tay, rời khỏi cửa nhà thì hàng xóm biết rằng đó chính xác là ba giờ rưỡi. Ông thường đi đến đại lộ Lime Tree, cho đến nay nơi đây vẫn được gọi tên là ‘’Đại lộ Triết gia’’ để tưởng nhớ đến ông. Có một sự tương phản kỳ lạ giữa cuộc sống của ông và tư tưởng hủy diệt, nghiền nát thế giới của ông!’’ (Trích từ cuốn sách của Henry D. Aiken, Thời đại tư tưởng, trang 27-28).

Năm 1781, Kant xuất bản cuốn Phê phán lý tính thuần túy, một tư tưởng nghiền nát thế giới của ông. Nó dài hơn 800 trang. Đó là một cuộc kiểm tra nghiêm túc và nghiêm ngặt về ‘’lý tính thuần túy’’.

Theo Kant, khi lý tính thuần túy vượt quá khả năng trải nghiệm của con người, thì chắc chắn nó sẽ rơi vào mâu thuẫn, trong đó một luận điểm và phản đề của nó đều có giá trị như nhau. Ví dụ, hãy xem xét một câu hỏi như ‘’Vũ trụ là hữu hạn hay vô hạn?’’ Sau đó, đối với một luận điểm rằng Vũ’’ trụ là hữu hạn’’, thì sẽ có một phản đề không thể tránh khỏi rằng ‘’Vũ trụ là vô hạn’’. Không trải qua thực nghiệm, lý tính thuần túy trở thành sự suy đoán từ thực tiễn.

Kant đã phá vỡ giá trị của một số tác phẩm triết học quan trọng nhất của siêu hình học được nhiều người tin tưởng qua nhiều thế hệ.

Trong siêu hình học, nhiều thế hệ các nhà triết học đã cố gắng đưa ra giải thích về bản chất của vũ trụ. Theo Kant, những nỗ lực đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về vũ trụ như vậy, vượt ngoài tầm kinh nghiệm của con người, luôn dẫn đến những mâu thuẫn không thể tránh khỏi. Trước Kant, các nhà triết học đã tranh luận không có hồi kết về bản chất của vũ trụ.

Thật ra, Kant không có ý định phá hủy siêu hình học. Thay vào đó, ông muốn cứu nó bằng cách thiết lập các phương pháp an toàn của khoa học tự nhiên cho siêu hình học. Kant có hiểu biết sâu sắc về khoa học bởi vì, theo nhiều cách, ông chính là một nhà khoa học. Ông được coi là người sáng lập của một lĩnh vực chính trong khoa học hiện đại. Allen W. Wood, trong phần giới thiệu về cuốn sách Những bài viết cơ bản của Kant, đã viết:

‘’Là một nhà nghiên cứu, Kant dành phần lớn thời gian và trí tuệ của mình cho khoa học tự nhiên như: vật lý, toán học, hóa học, thiên văn học và ngành học (mà bây giờ ông được coi là người sáng lập) của 'địa lý vật lý', bây giờ gọi là 'khoa học trái đất’’.

Kant muốn nâng cao vị thế của siêu hình học đến mức độ của một khoa học chân chính. Trớ trêu thay, bước đầu tiên và là cách duy nhất ông cần làm là chứng minh những hạn chế vốn có của siêu hình học. Vậy thì siêu hình học không nên suy đoán về những thứ như bản chất tối thượng của vũ trụ. Thay vào đó, siêu hình học nên tìm hiểu và hạn chế nghiên cứu ở những điều thực tế hơn có thể dựa trên kinh nghiệm của con người.

Giới hạn của Khoa Lý tính thuần túy

Phê bình Lý tính thuần túy cũng là một bài kiểm tra quan trọng của Khoa lý tính thuần túy, bản chất và cấu trúc của tâm trí con người. Bằng khái niệm ‘’lý tính thuần túy’’, Kant đã đề cập đến một hình thức thuần túy của một kiến thức tiên nghiệm (trước khi trải nghiệm), không liên quan đến kiến thức hậu nghiệm (sau khi trải nghiệm).

Kant tin rằng các khái niệm về không gian và thời gian, như trong hình học Euclide và cơ học Newton cổ điển, có nguồn gốc từ sự tổng hợp kiến thức tiên nghiệm, được xác định bởi một số đặc điểm bẩm sinh của tâm trí con người.

Tuy nhiên, rất lâu sau khi Kant qua đời, giờ chúng ta mới biết rằng Kant đã sai về điều này. Những tiến bộ trong toán học đã chỉ ra rằng các loại hình học khác nhau có thể có giá trị, trong đó có hình học Euclide. Và thuyết tương đối Einstein đã tiết lộ một quan điểm rất khác về không gian và thời gian. Kant sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa bởi lý thuyết lượng tử, đưa ra khái niệm về sự không xác định thách thức khái niệm cơ bản nhất về nguyên nhân và kết quả.

Mặc dù Kant có phần lỗi thời, nhưng các nguyên lý chính của ông vẫn còn giá trị cho đến ngày nay kể từ khi ông lần đầu tiên công bố tư tưởng ‘’nghiền nát thế giới’’ của mình.

Theo Kant, tâm trí con người không giống như một tấm gương phản chiếu thụ động thực tế từ thế giới bên ngoài. Thay vào đó, tâm trí tích cực tham gia vào việc quản lý và tổ chức dữ liệu cảm giác, biến các cảm giác đó trở thành nhận thức và khái niệm. Theo Kant, sự phân biệt rõ ràng giữa kiến thức tiên nghiệm và kiến thức hậu nghiệm là điều quan trọng. Kiến thức tiên nghiệm dẫn dắt tâm trí đến những gì tâm trí có thể cảm nhận được. Vì vậy, nhận thức về thế giới bên ngoài không chỉ đơn thuần xuất phát trực tiếp từ các giác quan. Thay vào đó, tâm trí hình thành và thêm vào các nhận thức.

Theo Kant, những gì tâm trí chúng ta cảm nhận và hình thành giả thuyết chủ quan là khác với những thứ bên ngoài. Mặc dù Kant tin rằng những thứ khách quan tồn tại bên ngoài tâm trí của chúng ta, ông kết luận rằng tâm trí con người không bao giờ biết được ‘’những thứ bên trong chính bản thân họ’’.

(còn nữa)

Ánh Dương (biên dịch)

Tác giả: Du Won Kang
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ba hạn chế cơ bản của khoa học hiện đại (Phần 3)