Bản chất của Pháp Luân Công ngày càng hiển lộ rõ ràng. Nhiều người đang tìm hiểu về Pháp Luân Công và chưa rõ thực hư về Pháp Luân Công. Vậy môn Pháp Luân Công “nguy hiểm” như thế nào? Pháp Luân Công có tác hại gì? Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp Luân Công và có lựa chọn riêng cho mình.
1. Pháp Luân Công ra đời năm nào?
Theo như lời giới thiệu về Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) tại website chính thức của môn tập này ở địa chỉ: https://vi.falundafa.org/, Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí (sinh năm 1951) giới thiệu ra công chúng ở TP. Trường Xuân (thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) vào năm 1992.
Trước khi khóa dạy Pháp Luân Công đầu tiên được mở ra, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc khi đó đã tiến hành khảo sát cẩn thận. Lúc bấy giờ, họ đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công. Hội nghiên cứu này cũng tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc của họ.
Từ năm 1992, ông Lý Hồng Chí được Hiệp hội Khí công tại nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc mời đến giảng Pháp; và dạy các bài tập của Pháp Luân Công cho công chúng. Từ năm 1992 đến năm 1994, đã có 56 lớp học Pháp Luân Công được chính quyền tại 23 tỉnh, thành của Trung Quốc mở ra cho hơn 60.000 người dân theo học.
-
- Ông Ngũ Thiệu Tổ - Giám đốc Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc - tới TP. Trường Xuân xem người dân tập Pháp Luân Công vào tháng 5/1998. (Ảnh: Minh Huệ Net)
Năm 1995, ông Lý Hồng Chí được Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp mời đến giảng Pháp và dạy Pháp Luân Công tại thủ đô Paris; đánh dấu Pháp Luân Công chính thức được giới thiệu ra thế giới.
2. Pháp Luân Công là đạo gì?
Cũng theo trang web Pháp Luân Công, đây là một pháp môn tu luyện Phật gia thượng thừa.
Nhiều người cho rằng trường phái Pháp Luân Công là một môn phái của Phật giáo. Tuy nhiên, trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” - cuốn sách chính của Pháp Luân Công - có ghi rõ, Pháp Luân Công:
“là một trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia”
và Pháp Luân Công:
“không có quan hệ gì với Phật giáo nguyên thuỷ cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại” - (Trích từ Bài giảng thứ 3 sách "Chuyển Pháp Luân").
3. Công dụng của Pháp Luân Công
Nhiều thông tin trên mạng Internet chia sẻ rằng có nhiều người tìm đến Pháp Luân Công để chữa bệnh. Tuy nhiên, theo website chính thức của môn này, bản chất của Pháp Luân Công là nhắm thẳng vào việc sửa đổi tâm tính của một người; yêu cầu người đó bỏ đi những thói hư tật xấu của bản thân; từ đó nâng cao đạo đức và phẩm hạnh.
Pháp Luân Công lấy ba chữ “Chân - Thiện - Nhẫn" làm chỉ đạo; và yêu cầu người học thực hành ba chữ này trong cuộc sống, công việc của cá nhân, gia đình và xã hội.
4. Bản chất của Pháp Luân Công
4.1. Cách thức hoạt động của Pháp Luân Công
Người tập Pháp Luân Công sử dụng nhiều cách thức công khai khác nhau để đưa thông tin về môn tập này đến với những người khác. Họ thường sử dụng các cách thức như: đưa tài liệu ở nơi công cộng hoặc trong khu dân cư; lập nên các website; hoặc sử dụng chính Facebook cá nhân của mình để chia sẻ thông tin; họ sử dụng tài khoản cá nhân thật, không phải là tài khoản ảo...
Người tập Pháp Luân Công sử dụng hình thức luyện công cùng nhau ở nơi công cộng; nơi có nhiều người qua lại. Những địa điểm họ hay chọn là ở công viên hoặc khu dân cư; giống như một số hoạt động thể dục khác như: Yoga; Aerobic; hay tập khí công dưỡng sinh...
-
- Những người tập Pháp Luân Công thường luyện công cùng nhau ở công viên hay khu dân cư. (Ảnh: Minh Huệ Net)
Thời gian họ tập luyện thường trong khoảng trong hai giờ đồng hồ; vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều sau giờ làm việc. Một đặc điểm dễ dàng nhận ra nhóm người này là họ nhắm mắt từ đầu đến cuối buổi tập; và tập một số động tác đơn giản trên nền nhạc nhẹ nhàng.
Những người tập Pháp Luân Công còn có một số ngày đọc sách "Chuyển Pháp Luân" cùng nhau. Họ gọi hoạt động này là học Pháp chung. Một số người ở gần nhau sẽ đến nhà một ai đó; hoặc một số người sẽ đến công viên và họ cùng nhau đọc cuốn sách này. Thời gian đọc sách mỗi buổi khoảng 2 - 3 tiếng.
4.2. Phạm vi hoạt động của Pháp Luân Công
Môn tập này có phạm vi hoạt động rất rộng. Pháp Luân Công hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Tại Trung Quốc, mặc dù cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã và đang diễn ra hơn 20 năm nhưng vẫn có rất nhiều người Trung Quốc tập luyện môn này. Website Minh Huệ Net - một trang web chính thức khác của Pháp Luân Công luôn cập nhật tin tức về Pháp Luân Công tại quốc gia này.
Ở nhiều quốc gia khác như: Mỹ; Canada; Nhật Bản; Đài Loan... những người tập Pháp Luân Công còn có hoạt động đi diễu hành tập thể trên đường phố vào ngày kỷ niệm đặc biệt của họ. Những hoạt động này được đăng ký với chính quyền địa phương; và họ được cảnh sát sở tại bảo vệ, hỗ trợ.
-
- Những người tập Pháp Luân Công giương cao biểu ngữ “Toàn cầu phản đối cuộc bức hại” trong buổi diễu hành tại Hồng Kông ngày 21/7/2019 (Ảnh: The Epoch Times)
Ở Việt Nam, gần như các tỉnh, thành đều có người tập Pháp Luân Công. Cả ba miền: Bắc - Trung - Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi... đều ghi nhận đã có người tập Pháp Luân Công.
5. Tài liệu về Pháp Luân Công
Tài liệu về Pháp Luân Công hiện có nhiều. Các tài liệu này được đăng tải trực tuyến tại trang web của họ. Ai cũng đều có thể tải về và sử dụng miễn phí.
Do sử dụng nhiều cách thức tương tác khác nhau, cả trực tiếp (tại điểm luyện công hay gặp mặt cá nhân); và trực tuyến trên môi trường Internet (qua mạng xã hội, YouTube, website) nên gần như ai cũng có thể tiếp cận được tài liệu về Pháp Luân Công.
Nội dung các tài liệu này đều đưa thông tin chung chung về nguồn gốc Pháp Luân Công; về lợi ích của môn này; về cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc... Các tài liệu này cũng có ghi số điện thoại cá nhân của người tập Pháp Luân Công để mọi người tiện liên lạc.
Hình thức người tập Pháp Luân Công đưa tờ rơi giới thiệu môn tập này cho người khác được ghi nhận xuất hiện tại rất nhiều quốc gia. Theo họ, việc này được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại; và nội dung của những tài liệu này không có mục đích chính trị; hay làm tổn hại tới cá nhân, quốc gia nào. Ở một số quốc gia, họ còn mở những điểm nhỏ giới thiệu Pháp Luân Công trong siêu thị hay điểm du lịch. Họ đưa tờ rơi giới thiệu cho những ai quan tâm.
-
- Những người tập Pháp Luân Công gửi tài liệu giới thiệu về môn tập cho người dân tham gia Lễ hội Glenferrie thường niên được tổ chức ở quận Hawthorn (Melbourne, Úc) ngày 05/3/2023. (Ảnh: Minh Huệ Net)
Tập Pháp Luân Công có bị dụ dỗ không?
Một số cơ quan chức năng của Việt Nam cho rằng Pháp Luân Công tẩy não người học; biến người học thành nô lệ; dụ dỗ người học để dần dần thực hiện các hành vi chính trị như: chống phá chế độ; xuyên tạc lịch sử... Có điều số người tập Pháp Luân Công trên thế giới đã lên tới hơn 100 triệu người; không phải chỉ có ở riêng Việt Nam.
Các quốc gia có người tập Pháp Luân Công có thể chế chính trị khác nhau; hệ thống pháp luật khác nhau; người học Pháp Luân Công đều phải tuân thủ theo luật pháp của nước sở tại. Và không có một quốc gia nào (ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc) nói về những người học Pháp Luân Công làm chính trị như trên. Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.600 bằng khen, giải thưởng của các Chính phủ và quan chức trên khắp thế giới.
Những ai tập Pháp Luân Công?
Theo ghi nhận, có rất nhiều tầng lớp trong xã hội, những người thuộc địa vị khác nhau tập Pháp Luân Công. Rất nhiều người trong số họ là Tiến sĩ; Giáo sư; nghiên cứu sinh; học sinh - sinh viên; giám đốc - chủ doanh nghiệp; vận động viên Olympic; hoa hậu; ca sĩ; họa sĩ; kỹ sư; người lao động bình dân...
Họ thuộc đủ mọi lứa tuổi: người trưởng thành; thanh thiếu niên; cũng có rất nhiều cháu bé và người lớn tuổi học Pháp Luân Công.
6. Pháp Luân Công có tác hại gì?
Một số cơ quan chức năng của Việt Nam đưa ra cảnh báo hoạt động của Pháp Luân Công đã gây ra không ít hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Có thông tin cho rằng một số cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết Pháp Luân Công không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; và mọi hành vi truyền bá, tuyên truyền Pháp Luân Công trên lãnh thổ Việt Nam đều là trái pháp luật. Thực hư về thông tin này khiến công chúng rất băn khoăn về tính xác thực; bởi hiện tại, hệ thống luật pháp của Việt Nam không có bất cứ một văn bản pháp luật hợp pháp nào có quy định như trên.
Thông tin Pháp Luân Công không vi phạm pháp luật Việt Nam được khẳng định bởi rất nhiều luật sư; công an; cảnh sát; và quân nhân Việt Nam. Họ cho biết Việt Nam không cấm Pháp Luân Công. Những người này cũng để lại tên tuổi; và địa chỉ cơ quan - nơi họ làm việc - rõ ràng để công chúng có thể liên hệ.
Theo như website thông tin của Pháp Luân Công, họ được các Chính phủ và giới chức ở các quốc gia trao tặng hơn 3.600 giải thưởng và bằng khen danh giá. Tại sao Pháp Luân Công lại nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen như vậy? Nếu như không thực sự tìm hiểu bản chất của Pháp Luân Công mà lại nói rằng môn này là tà đạo, tà giáo thì đó có phải là hành vi vu khống; làm tổn hại danh dự của hơn 100 triệu người trên khắp thế giới hay không?
7. Pháp Luân Công có tốt cho sức khỏe?
Một số cơ quan chức năng ở Việt Nam đưa tin rằng Pháp Luân Công có thể trị bệnh là thông tin bịa đặt; lừa đảo; không có cơ sở khoa học; gây mê tín dị đoan; gây hoang mang trong quần chúng.
Nhiều người tập Pháp Luân Công thường xuyên kể rằng họ đã khỏi bệnh kể từ khi tập Pháp Luân Công như thế nào. Những người này thường công khai tên tuổi của mình; số điện thoại cá nhân; địa chỉ cơ quan hoặc địa chỉ nhà riêng để ai cũng có thể liên lạc với họ. Nhiều thông tin công khai của họ được đăng tải tại đây.
Hiện, ở Việt Nam chưa có bất kỳ báo cáo y khoa nào về Pháp Luân Công được thực hiện chính thức bởi Bộ Y tế Việt Nam; hay các trung tâm y tế, các cơ sở nghiên cứu y khoa. Tuy nhiên, có rất nhiều bác sĩ Việt Nam đang tập luyện Pháp Luân Công. Họ cũng đưa ra lời khuyên với bệnh nhân của mình và công chúng về việc tìm hiểu và thực hành Pháp Luân Công để cải thiện sức khỏe.
Pháp Luân Công và COVID-19
Vào ngày 13/8/2021, bà Nguyễn Thị Tuyết (cư trú tại tỉnh Ninh Bình) đã sử dụng điện thoại truy cập vào tài khoản Facebook cá nhân của bà có tên là “Quang Minh”. Bà Tuyết đã chia sẻ một bài viết có nội dung là nhờ niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công mà bà Tuyết đã khỏi COVID-19.
Bà Tuyết khẳng định trong vòng 10 ngày niệm 9 chữ này, bà đã chuyển từ dương tính sang âm tính; không còn triệu chứng của bệnh; và bà đã không dùng một viên thuốc hay một phương cách nào khác.
Bà Tuyết đã sử dụng chính trang Facebook cá nhân của mình; không phải là tài khoản ảo; để đăng tải thông tin. Bài viết này của bà Tuyết đã được nhiều người chia sẻ.
Trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều bác sĩ Việt Nam đã tập luyện Pháp Luân Công và cũng gửi tới mọi người 9 chữ chân ngôn này.
9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công là gì?
Những người tập Pháp Luân Công thường nhắc đến một cụm từ bao gồm có 9 chữ. 9 chữ này được họ gọi là “9 chữ chân ngôn"; [“chân ngôn" nghĩa là lời nói thật].
Chín chữ này luôn luôn xuất hiện ở mọi tài liệu của Pháp Luân Công. Chín chữ chân ngôn được nhắc đến là: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo - Chân Thiện Nhẫn Hảo". [“Hảo” nghĩa là tốt đẹp]. Những người tập Pháp Luân Công thường hay chia sẻ với những người khác rằng hãy nhớ đến 9 chữ này trong tâm.
Thực tế, có rất nhiều báo cáo về khả năng khỏi bệnh của người tập Pháp Luân Công đã được công bố trên cộng đồng y khoa thế giới. Xem chi tiết một số báo cáo này tại đây.
Tổng cục Thể thao Trung Quốc cũng đã từng làm khảo sát nghiên cứu và báo cáo về hiệu quả cải thiện sức khỏe của những người tập Pháp Luân Công.
Cũng đã có nghiên cứu khoa học về 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công được thực hiện. Xem chi tiết về nghiên cứu này tại đây.
Pháp Luân Công chữa bệnh gì?
Theo như giới thiệu của Pháp Luân Công, môn phái này không có mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên trong thực tế lại có rất nhiều người chia sẻ về việc họ đã khỏi nhiều loại bệnh nhờ tập Pháp Luân Công.
Ở Việt Nam hiện chưa có báo cáo thống kê chính thức của nhà chức trách về việc này. Mọi thông tin về những trường hợp này đều là do cá nhân người tập tự đưa ra trên trang Facebook cá nhân; hoặc được một vài website, kênh YouTube ghi lại câu chuyện của họ.
Các loại bệnh được đề cập đến rất đa dạng và ở mọi lứa tuổi. Họ cũng đều công khai tên tuổi; nơi sinh sống; nơi công tác... của mình.
8. Pháp Luân Công có nguy hiểm không?
Sự việc nghiêm trọng nhất liên quan đến những người tập Pháp Luân Công ở Việt Nam là vụ án mạng xảy ra tại Bình Dương vào năm 2019; hay còn gọi là vụ “giết người đổ bê tông” phi tang xác ở Bình Dương.
Theo thông tin từ cơ quan công an, nhóm người liên quan đến vụ án này do bà Phạm Thị Thiên Hà cầm đầu. Nhà chức trách đã ghi nhận có 02 người chết trong vụ án. Thi thể của 02 người này được cho vào bồn nhựa đổ bê tông nhằm phi tang.
Rất nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam đã đưa tin, phát sóng truyền hình trực tiếp phiên xét xử nhóm người này trong vụ án. Phạm Thị Thiên Hà đã khẳng định nhóm của họ không liên quan gì đến Pháp Luân Công mà “tu luyện" theo cách họ tự nghĩ ra. Tuy nhiên, vẫn có cơ quan chức năng của Việt Nam đưa tin rằng nhóm người này do tập Pháp Luân Công mà trở nên cuồng tín, mê muội; và tự biến mình thành tội phạm. Vụ án cũng để lại rất nhiều nghi vấn.
-
- Quang cảnh phiên xét xử sơ thẩm 04 bị cáo trong vụ án "thi thể đổ bê tông" ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vào tháng 7/2020. (Ảnh chụp màn hình)
Trong sách “Chuyển Pháp Luân" của Pháp Luân Công có ghi rõ người học môn tập này không được sát sinh. Vụ án “giết người đổ bê tông" ở Bình Dương đã khiến nhiều người hiểu sai về môn tập này.
- Xem thêm: Pháp Luân Công là tốt hay xấu?
9. Pháp Luân Công có thờ cúng không?
Pháp Luân Công không có nhà thờ hay nơi thờ tự; không yêu cầu thờ cúng bất kỳ ai. Người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí (hiện đang sinh sống tại New York) không yêu cầu những người theo tập thờ cúng; hay cúng dường bất cứ thứ gì.
Những người tập môn này chỉ tự đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”; và đến điểm luyện công ở nơi công cộng để luyện tập cùng nhau; hoặc tự tập tại nhà.
Về việc thờ cúng tổ tiên, những người tập Pháp Luân Công vẫn thờ cúng tổ tiên theo như truyền thống của người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn".
10. Ngày Pháp Luân Công thế giới
Ngày 13/5 hàng năm được lấy làm ngày Pháp Luân Công thế giới; (hay Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới). Vào ngày Pháp Luân Đại Pháp, những người tập môn này lại gặp gỡ nhau. Họ cùng nhau diễu hành tại trung tâm các thành phố lớn. Họ gửi đến mọi người thông điệp về lợi ích của môn tập này; cùng lời thỉnh nguyện hãy dừng cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
-
- Ngày 16/5/2019, khoảng 10.000 người tập Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại New York (Mỹ) để tham gia đại lễ diễu hành dọc theo đường số 42 ở Manhattan. (Ảnh: Minh Huệ Net)
Một số thông tin trên mạng Internet đưa ra cảnh báo người dân cần cảnh giác với “chiêu bài Pháp Luân Công”; tránh bị người tập Pháp Luân Công lôi kéo, dụ dỗ. Vì vậy, mỗi người cần nên tự tìm hiểu thật kỹ; và nhận diện đúng bản chất của Pháp Luân Công; để từ đó có phân tích và lựa chọn riêng cho mình.
Bởi bản chất của Pháp Luân Công không phải là tôn giáo; không giới hạn sắc tộc, lễ nghi, tín ngưỡng; không phân biệt giới tính, biên giới... Người học chỉ thực hiện yêu cầu là sửa đổi tâm tính của mình cho tốt hơn theo ba chữ “Chân - Thiện - Nhẫn". Chính bởi bản chất của Pháp Luân Công như vậy nên môn tập này được nhiều người thực hành tại rất nhiều quốc gia ở các châu lục.
Diệp Anh
Xem thêm:
- Tự học trọn bộ Pháp Luân Công tại nhà
- Khỏi bệnh nhờ tu luyện Pháp Luân Công: Tiết lộ từ nghiên cứu khoa học