Giải mã dự ngôn: Long mạch đã đứt, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong năm này (P1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoàng Phách thiền sư thi gồm 14 bài thơ, đã dự ngôn về các đại sự lịch sử từ đời Minh cho đến những sự kiện lớn diễn ra hiện nay. Những sự kiện đã xảy ra về cơ bản là đều ứng nghiệm.

Hoàng Phách thiền sư (còn có tên Hoàng Bá, Hoàng Nghiệt, Hoàng Bá Hy Vận) là cao tăng nổi tiếng núi Thứu Phong, Tĩnh Châu đời Đường. Hoàng Phách thiền sư thi là tập sách do Hoàng Phách thiền sự thuật, tể tướng đương thời là Bùi Hưu ghi chép lại thành sách vào năm Hội Xương thứ 2 (năm 842). Đây là bộ sách dự ngôn bằng thơ, dự ngôn về quốc vận, được thu lục trong sách Chung Lăng lục. Hoàng Phách thiền sư thi gồm 14 bài thơ, đã dự ngôn về các đại sự lịch sử từ đời Minh cho đến những sự kiện lớn diễn ra hiện nay. Những sự kiện đã xảy ra về cơ bản là đều ứng nghiệm. Trong bài viết này, chúng tôi xin giải mã dự ngôn trong Hoàng Phách thiền sư thi:

I. Khổ 1:

Nhật nguyện lạc thời giang hải bế
Thanh viên tương ngộ phán hưng vong
Bát ngưu vận hướng Điền Kiềm tận
Nhị cửu đan thành kim cốc tàng

Nghĩa đen:

Nhật nguyệt khi lặn sông biển đóng
Vượn xanh tương ngộ phán hưng vong
Tám trâu vận hướng Điền Kiềm hết
Hai chín thành son ẩn lũng vàng

1. Nhật nguyện lạc thời giang hải bế (Nhật nguyệt khi lặn sông biển đóng)

Nhật Nguyệt hợp lại thành chữ Minh (sáng). Nhật nguyệt lạc thời là chỉ triều Minh diệt vong.

Giang hải bế là chỉ triều Thanh thực thi bế quan tỏa cảng. Thời Thuận Trị hạ lệnh các tỉnh duyên hải “không được giong buồm ra biển, kẻ vi phạm sẽ bị xử trọng tội”

2. Thanh viên tương ngộ phán hưng vong (Vượn xanh tương ngộ phán hưng vong)

Trong 10 thiên can thì Giáp thuộc Mộc, màu xanh. Thân là năm khỉ. Thanh viên là chỉ năm Giáp Thân, tức 1644. Đây là một năm cực kỳ quan trọng, 4 chính quyền Đại Minh, Đại Thanh, Đại Thuận, Đại Tây giao tranh, thay thế nhau. Trong năm này, hoàng đế Sùng Trinh treo cổ tự sát ở Bắc Kinh, triều Minh bị diệt vong. Lý Tự Thành tấn công vào Bắc Kinh rồi xưng đế, xây dựng chính quyền Đại Thuận. Sau đó Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh nhập quan, vua Thuận Trị nhà Thanh dời đô về Bắc Kinh, làm chủ Trung Nguyên, lập chính quyền Đại Thanh. Cũng trong năm này, Trương Hiến Trung xưng đế ở Thành Đô, cải nguyên là Đại Thuận, xây dựng chính quyền Đại Tây. Đây làm năm mà các chính quyền ở Trung Quốc liên tiếp thay thế nhau, nổi lên rồi lập tức diệt vong.

Đây làm năm mà các chính quyền ở Trung Quốc liên tiếp thay thế nhau, nổi lên rồi lập tức diệt vong.
Đây làm năm mà các chính quyền ở Trung Quốc liên tiếp thay thế nhau, nổi lên rồi lập tức diệt vong. (Ảnh: creativecommons - CC BY-SA 3.0)

3. Bát ngưu vận hướng Điền Kiềm tận (Tám trâu vận hướng Điền Kiềm hết)

Bát ngưu là chữ Chu, là chỉ họ Chu - hoàng thất triều Minh. Điền tức là tỉnh Vân Nam (tên gọi xưa của Vân Nam).

Câu này là chỉ hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Vĩnh Lịch Đế Chu Do Lang bị Ngô Tam Quế thắt cổ chết ở Vân Nam, khí số triều Minh đã kết thúc.

4. Nhị cửu đan thành kim cốc tàng (Hai chín thành son ẩn lũng vàng)

Nhị cửu là 18. Đanh thành là chỉ tu luyện, tu luyện xưa đều là luyện đan. Kim cốc là chỉ vinh hoa phú quý.

Câu này là chỉ hoàng đế Thuận Trị 18 năm sau khi lên ngôi đã vứt bỏ giang sơn và phú quý vinh hoa chốn nhân gian, xuất gia làm hòa thượng.

II. Khổ 2:

Hắc hổ đương đầu vận tế khang
Tứ phương kham định tĩnh thùy thường
Đường Ngu dĩ hậu vô tư thịnh
Ngũ ngũ hoàn kiêm lục lục trường

Nghĩa đen

Đương đầu hổ đen vận về Khang
Bốn phương yên định thả tay nhàn
Sau thời Đường Ngu không sánh nổi
Năm năm kiêm cả sáu sáu dài

1. Hắc hổ đương đầu vận tế khang (Đương đầu hổ đen vận về Khang)

Khang là chỉ Khang Hy. Trong 10 thiên can, Nhâm thuộc Thủy, màu đen. Năm Dần là năm hổ. Hổ đen là chỉ năm Nhâm Dần, tức 1662, Khang Hy đại đế đăng cơ.

2. Tứ phương kham định tĩnh thùy thường (Bốn phương yên định thả tay nhàn)

Khang Hy là vị vua anh minh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, buông tay áo (vô vi) mà thiên hạ thịnh trị, được mọi người ca tụng là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế. Thời kỳ Khang Hy tại vị, là thời kỳ cực thịnh nhất của triều Thanh, là thời kỳ khai sáng nhất, bốn biển yên định, quốc vận hưng thịnh tươi sáng.

3. Đường Ngu dĩ hậu vô tư thịnh (Sau thời Đường Ngu không sánh nổi)

Câu này là nói thời thịnh thế mà Khang Hy gây dựng là từ đời Đường Ngu (Nghiêu Đế) đến nay không hề có, không ai sánh nổi.

4. Ngũ ngũ hoàn kiêm lục lục trường (Năm năm kiêm cả sáu sáu dài)

Ngũ ngũ là 25, Lục lục là 36, cộng lại là 61. Đây là chỉ Khang Hy tại vị 61 năm.

dự ngôn trung quốc diệt vong
Chân dung Khang Hy (Ảnh: Wikipedia)

III. Khổ 3:

Hữu nhất Chân nhân xuất Ung Châu
Tích linh nguyên thượng sử nhân sầu
Tu tri thâm khắc phi thường pháp
Bạch hổ ta phùng tuế nhất châu

Nghĩa đen:

Có một Chân nhân đất Ung Châu
Anh em yêu quý khiến người sầu
Pháp trị nghiêm minh và nghiêm khắc
Hổ trắng kêu than một chu trình

1. Hữu nhất Chân nhân xuất Ung Châu (Có một Chân nhân đất Ung Châu)

Ung là chỉ hoàng đế Ung Chính. Ung Chính sùng Đạo giáo. Khi còn là hoàng tử, Ung Chính đã rất hứng thú với tu Đạo, thường giao du với các Đạo sĩ. Sau khi làm hoàng đế, ông vẫn luôn luyện đan tu Đạo ở trong cung, do đó trong dự ngôn gọi ông là Chân nhân.

Tranh vẽ Ung Chính Đế mặc trang phục Đạo giáo.
Tranh vẽ Ung Chính Đế mặc trang phục Đạo giáo. (Ảnh: Wikipedia)

2. Tích linh nguyên thượng sử nhân sầu (Anh em yêu quý khiến người sầu)

Tích linh là chim chìa vôi, ngụ ý anh em yêu thương nhau.

Trong Kinh Thi có câu thơ:

Tích linh tại nguyên
Huynh đệ cấp nạn

Dịch:

Chìa vôi đậu ở cao nguyên
Anh em hoạn nạn truân chuyên đau buồn

Câu dự ngôn này là nói, người em mà Ung Chính tin tưởng nhất là Dận Tường chết sớm, khiến Ung Chính cực kỳ đau buồn. Sau khi Ung Chính kế vị, Dận Tường được phong làm Hòa Thạc Di Thân Vương, và đảm nhiệm chức Nghị chính đại thần, sau được bổ nhiệm làm Tổng lý bộ Hộ, dốc sức phụ tá Ung Chính quản lý quốc gia. Ung Chính cực kỳ tín nhiệm Dận Tường, phong là Thiết Mạo Tử Vương, là vị Thiếu Mạo Tử Vương thứ 9 trong lịch sử triều Thanh. Năm Ung Chính thứ 8 (1730), Dận Tường qua đời ở tuổi 44.

3. Tu tri thâm khắc phi thường pháp (Pháp trị nghiêm minh và nghiêm khắc)

Thời Ung Chính, pháp trị cực kỳ nghiêm khắc, chính lệnh rất nghiêm minh.

4. Bạch hổ ta phùng tuế nhất châu (Hổ trắng kêu than một chu trình)

Khang Hy giá băng vào năm Nhâm Dần (1722). Nhâm Dần ngũ hành thuộc Kim, màu trắng, do đó gọi là Bạch Hổ. Tuế nhất chu thức là Tuế tinh (Mộc tinh) di chuyển được một chu trình là 12 năm. Sau khi Khang Hy giá băng Ung Chính nối ngôi, cộng thêm 12 năm, tức năm 1735, Ung Chính giá băng, tại vị 13 năm.

Chân dung hoàng đế Ung Chính
Chân dung hoàng đế Ung Chính. (Ảnh: Wikipedia)

IV. Khổ 4:

Càn quái chiêm lai cảnh vận long
Nhất ban lục giáp tổ tôn đồng
Ngoại nhương sơ độ trù biên sách
Nội thiền vô tàm thái cổ phong

Nghĩa đen:

Quẻ Càn xem ra vận hưng Long
Lục giáp cách nhau cháu như ông
Dẹp yên ngoại bang mưu biên tái
Thiện nhượng nhường ngôi học cổ phong

1. Càn quái chiêm lai cảnh vận long (Quẻ Càn xem ra vận hưng Long)

Câu này ẩn chứa 2 chữ Càn long, là nói Càn Long lên ngôi, khai sáng thời kỳ Khang Càn thịnh thế cực thịnh của triều Thanh.

2. Nhất ban lục giáp tổ tôn đồng (Lục giáp cách nhau cháu như ông)

Lục giáp là một vòng tuần hoàn 60 năm. Càn Long và Khang Hy là 2 hoàng đế nổi tiếng có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử. Càn Long tại vị 60 năm, không dám vượt qua ông nội Khang Hy là 61 năm, thế nên đã thoái vị, nhường ngôi cho con trai thứ 15 là Vĩnh Đàm.

3. Ngoại nhương sơ độ trù biên sách (Dẹp yên ngoại bang mưu biên tái)

Thời kỳ Càn Long trị vì đã tiến hành 10 cuộc chiến tranh với ngoại bang, Càn Long tự xưng là “Thập toàn võ công”.

4. Nội thiền vô tàm thái cổ phong (Thiện nhượng nhường ngôi học cổ phong)

Là chỉ Càn Long sau 60 tại vị đã khôi phục chế độ thiện nhượng thời thái cổ, chủ động nhường ngôi cho con trai thứ 15 là Vĩnh Đàm.

Chân dung hoàng đế Càn Long.
Chân dung hoàng đế Càn Long. (Ảnh: Wikipedia)

V. Khổ 5:

Xích long thụ khánh sự thậm gia
Na phạ liên trì khai bạch hoa
Nhị thập ngũ huyền đàn dị tận
Long lai long khứ bất phùng xà

Nghĩa đen

Rồng đỏ thụ Khánh việc đẹp Gia
Nào sợ Liên trì nở Bạch hoa
Hai mươi lăm dây đàn dễ đứt
Rồng đến rồng đi chẳng gặp xà

1. Xích long thụ khánh sự thậm gia (Rồng đỏ thụ Khánh việc đẹp Gia)

Câu này ẩn chứa 2 chữ Gia Khánh, là chỉ năm Bính Thìn (1796) Gia Khánh lên ngôi. Bính thuộc Hỏa, màu đỏ, do đó gọi là rồng đỏ.

2. Na phạ liên trì khai bạch hoa (Nào sợ Liên trì nở Bạch hoa)

Câu này là chỉ Bạch Liên giáo làm loạn. Những năm Gia Khánh, vùng Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hà Nam và Hồ Bắc đã nổ ra cuộc nổi loạn của Bạch Liên giáo, sử sách gọi là “Xuyên Sở giáo loạn”.

3. Nhị thập ngũ huyền đàn dị tận (Hai mươi lăm dây đàn dễ đứt)

Gia Khánh tại vị tổng cộng 25 năm thì giá băng.

4. Long lai long khứ bất phùng xà (Rồng đến rồng đi chẳng gặp xà)

Gia Khánh đăng cơ năm rồng (1796) và giá băng năm rồng (1820). Sau năm rồng là năm rắn (xà - tỵ), do đó nói Rồng đến rồng đi chẳng gặp xà.

Chân dung hoàng đế Gia Khánh. (Ảnh: WIkipedia)
Chân dung hoàng đế Gia Khánh. (Ảnh: WIkipedia)

VI. Khổ 6:

Bạch xà đương đạo mạn đằng quang
Tiêu cán cần lao nhất thế mang
Bất hạnh anh hùng lai hại thượng
Vọng dương tòng thử thán dương dương

Nghĩa đen:

Rắn trắng đương Đạo phát hào Quang
Đêm ngày cần lao bận một đời
Chẳng may Anh hùng từ biển đến
Nhìn Tây từ ấy khóc với than

1. Bạch xà đương đạo mạn đằng quang (Rắn trắng đương Đạo phát hào Quang)

Câu này ẩn chứa 2 chữ Đạo Quang, chỉ hoàng đế Đạo Quang. Bạch xà là chỉ năm Tân Tỵ, Tân ngũ hành thuộc Kim, màu trắng. Do đó năm Tân Tỵ gọi là rắn trắng. Đây là nói hoàng đế Đạo Quang lên ngôi năm Tân Tỵ (1821).

Chân dung hoàng đế Đạo Quang
Chân dung hoàng đế Đạo Quang. (Ảnh: Wikipedia)

2. Tiêu cán cần lao nhất thế mang (Đêm ngày cần lao bận một đời)

Tiêu cán là trời chưa sáng đã dậy, trời tối rồi vẫn chưa nghỉ ngơi, là chỉ hoàng đế Đạo Quang là người cực kỳ cần cù chăm chỉ. Ông là vị hoàng đế cực kỳ cần chính, tiết kiệm. Trong thời gian tại vị, ông đã chỉnh đốn chế độ lại trị, chỉnh lý chế độ diêm chính, khai thông vận tải biển, bình định Trương Cách Nhi làm phản, nghiêm cấm thuốc phiện, dốc sức tiết kiệm, chuyên cần chính sự. Nhưng lúc này quốc sự gian nan, các tệ nạn xã hội tích tụ nặng nề, khó sửa đổi. Năm Đạo Quang thứ 20 (1840), cuộc chiến tranh Trung - Anh xảy ra, Trung Quốc bại trận, bị ép ký “Điều ước Nam Kinh” năm 1842, triều Thanh rơi vào nguy cơ.

3. Bất hạnh anh hùng lai hải thượng (Chẳng may Anh hùng từ biển đến)

Anh ở đây chính là nước Anh. Câu này là nói cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840. Các cuộc chiến trong lịch sử của Trung Quốc đều là các nước láng giềng, ngoại tộc trên lục địa, nhưng lần này một nước phương Tây xa xôi từ biển vào tấn công Trung Quốc.

4. Vọng dương tòng thử thán dương dương (Nhìn Tây từ ấy khóc với than)

Từ cuộc chiến tranh nha phiến này, chính quyền nhà Thanh chỉ nhìn Tây mà khóc với than, không đủ sức chống lại những cuộc xâm lược của các nước phương Tây.

Tàu Anh đánh chìm tàu Trung Quốc trong Chiến tranh Nha phiến
Tàu Anh đánh chìm tàu Trung Quốc trong Chiến tranh Nha phiến. (Ảnh: Wikipedia)

VII. Khổ 7:

Hợi thỉ vô ngoa nhị quái khai
Tam tam lưỡng lưỡng tổng kham ai
Đông Nam vạn lý hồng cân nhiễu
Tấy Bắc thiên quần bạch mão lai

Nghĩa đen:

Hợi lợn không sai hai quẻ mở
Ba ba hai hai thật bi ai
Vạn dặm Đông Nam khăn đỏ quấy
Ngàn nhóm Tây Bắc mũ trắng loạn

1. Hợi thỉ vô ngoa nhị quái khai (Hợi lợn không sai hai quẻ mở)

Nhị quái khai là chỉ Hàm Phong - tên 2 quẻ trong Chu Dịch. Hợi thỉ vô ngoa là chỉ Hàm Phong lên ngôi năm Tân Hợi (1851). Thỉ nghĩa là lợn, tức năm hợi.

Chân dung hoàng đế Hàm Phong. (Ảnh: Wikipedia)

2. Tam tam lưỡng lưỡng tổng kham ai (Ba ba hai hai thật bi ai)

Tam tam lưỡng lưỡng, tổng cộng là 10. Hàm Phong tại vị tổng cộng 10 năm (1851 - 1861). Thời kỳ Hàm Phong trị vì, nội loạn liên miên, bên ngoài thì các cường quốc phương Tây ức hiếp, bên trong thì có khởi nghĩa của Thái Bình Thiên Quốc, do đó quốc sự thời Hàm Phong đa phần là bi ai.

3. Đông Nam vạn lý hồng cân nhiễu (Vạn dặm Đông Nam khăn đỏ quấy)

Quân Thái Bình Thiên Quốc đầu đội khăn đỏ, câu này là nói về khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. Trong “Ất Bính nhật ký” có chép: Quân Thái Bình “từ ngoài thành đến cổng Giang Đông, nhìn vô biên vô tế, bề ngang rộng hơn 10 dặm, chiều dài vô biên vô tế, tất cả đều đội khăn đỏ”.

4. Tây Bắc thiên quần bạch mão lai (Ngàn nhóm Tây Bắc mũ trắng loạn)

Đây là nói về cuộc nổi loạn của người Hồi vùng Tây Bắc. Dân Hồi dùng mũ trắng không viền làm ký hiệu tạo phản, gọi là Bạch Mão Hồi. Năm Hàm Phong thứ 6 (1856), ảnh hưởng của Thái Bình Thiên Quốc, đầu tiên là ở Điền Tây đã nổ ra phong trào phản Thanh của người Hồi, Hán, Bạch, và Di, Đỗ Văn Tú người Hồi được chọn là “Tổng thống binh mã Đại nguyên soái”. Sau này dẫn đến cuộc nổi loạn của người Hồi ở Thiểm Tây, Cam Túc - vùng Tây Bắc Trung Quốc, khiến khoảng 20 triệu người Hán bị người Hồi sát hại.

(Còn tiếp)

Trung Dung

Theo Lý Đạo Chân - Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã dự ngôn: Long mạch đã đứt, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong năm này (P1)