Hồng Kông - thời khắc đen tối đang đến (Kỳ 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lời dẫn: Hong Kong và Trung Quốc đã trải qua hai thế kỷ khác biệt. Một bên là những người sinh ra và trưởng thành trong nền giáo dục khai phóng dân chủ kiểu phương Tây mà vẫn bảo lưu văn hóa truyền thống Trung Hoa, và một bên là quản trị xã hội theo phương cách thống trị độc đảng không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận hay tự do tín ngưỡng. Một bên là nỗi lo ngại những giá trị nhân văn và pháp quyền vốn đã hình thành bền vững tại hòn đảo nhỏ bé sẽ ngày một hư hao, và một bên là nỗi lo ngại nếu không có biện pháp kiểm soát thì mối quan hệ “một quốc gia, hai chế độ” sẽ đồng sàng dị mộng.

Xem lại: Phần mở đầu - Kỳ 1 - Kỳ 2

Kỳ 3: Hong Kong - thời khắc đen tối đang đến

Ước muốn bảo vệ, củng cố quyền tự trị và tự do của 7,5 triệu người Hong Kong trước cỗ xe lu khổng lồ gần 1,4 tỷ đồng hương Đại Lục do ĐCSTQ kiểm soát đã khiến cả thế giới chú ý, ngạc nhiên, và ngưỡng mộ.

Một điều dễ nhận thấy là không chỉ đòi quyền tự chủ cho Hong Kong, các cuộc biểu tình của người dân Hương Cảng cũng chính là để chống lại sự xâm nhập của thứ chủ nghĩa cộng sản tàn bạo đến từ Đại Lục nhăm nhe thôn tính nền tư pháp và dân chủ ở xứ này…

Nhưng các cuộc biểu tình ở Hong Kong giờ đây sẽ khó có khả năng tái diễn được nữa. Với Luật An ninh Quốc gia mới, Hong Kong đã chính thức bị “giam cầm” trong bóng tối của gã khổng lồ độc tài khát máu. Hơn ai hết, người Hong Kong hiểu rằng những quyền tự do cơ bản mà họ từng có, từng giữ gìn và đấu tranh trong quá khứ giờ đã chấm dứt...

Hơn ai hết, người Hong Kong hiểu rằng những quyền tự do cơ bản mà họ từng có, từng giữ gìn và đấu tranh trong quá khứ giờ đã chấm dứt... 
Hơn ai hết, người Hong Kong hiểu rằng những quyền tự do cơ bản mà họ từng có, từng giữ gìn và đấu tranh trong quá khứ giờ đã chấm dứt... (Getty)

Lịch sử hai lối rẽ

Kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền tại Trung Quốc vào năm 1949, đã có hàng chục triệu thường dân phải bỏ mạng trong sự hỗn loạn của cuộc Đại Nhảy vọt và Đại Cách mạng Văn hóa. Cả hai cuộc vận động này đều thất bại trong việc biến Trung Quốc thành “thiên đường” XHCN, và đồng thời biến người dân thành “nô lệ” cả trong tư tưởng và hành động.

Với việc “mở cửa” kinh tế thập niên 1980, nhiều người từng “nhẹ dạ” cả tin rằng Trung Quốc sẽ chuyển mình hòa nhập vào xã hội dân chủ, tự do cởi mở, và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng toàn trị. Nhưng thực tế ĐCSTQ vẫn luôn đàn áp, siết chặt tự do, và sẵn sàng trừng phạt những người bất đồng chính kiến. Sự phồn vinh của Nó thực sự chỉ dành riêng cho các đảng viên cùng quan chức của ĐCSTQ.

Năm 1887, Hong Kong đã trở thành thuộc địa của Anh sau hiệp định nhường lãnh thổ của triều đình nhà Thanh. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, Hong Kong có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo…, và trở thành một trong những vùng đất tự do nhất thế giới.

Có thể coi hầu hết những người Hong Kong là hậu duệ của những người Hoa đã chạy trốn khỏi Đại Lục năm 1949 ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Hong Kong cũng là nơi tiếp nhận làn sóng người nhập cư chạy trốn khỏi sự thanh trừng, hỗn loạn và biến động của ĐCSTQ trong suốt thế kỷ 20.

Có thể coi hầu hết những người Hong Kong hiện tại là hậu duệ của những người Hoa đã chạy trốn khỏi Đại Lục năm 1949 ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền.
Có thể coi hầu hết những người Hong Kong hiện tại là hậu duệ của những người Hoa đã chạy trốn khỏi Đại Lục năm 1949 ngay sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. (Getty)

Người dân Hong Kong cũng hoàn toàn “miễn nhiễm” với các cuộc vận động kinh hoàng mà người dân Trung Quốc Đại Lục phải hứng chịu. Trong khi hàng chục triệu người dân Trung Quốc chết đói vì Đại Nhảy vọt, và chết thảm bởi Cách mạng Văn hóa do ĐCSTQ phát động, thì nền kinh tế của Hong Kong dưới sự “cai trị” của tư bản Anh thực sự cất cánh, trở thành trung tâm tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới.

Thế kỷ khác biệt

23 năm sau ngày trở về với “đất mẹ”, Hong Kong vẫn hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc Đại Lục. Công dân Hong Kong được hưởng quyền sở hữu bất động sản trong khi đồng hương của họ bên kia Đại Lục chỉ được mua “quyền sử dụng đất”, vì ĐCSTQ công hữu toàn bộ đất đai.

Trong khi người Trung Quốc chỉ được phép biết những thông tin đã qua “phễu lọc” kiểm duyệt khắt khe của truyền thông Nhà nước thì ở Hong Kong, báo chí được tự do phát triển và miễn phí.

Weibo và WeChat được ví như “bánh mì và “bơ phết” mà ĐCSTQ dành cho người dân của mình - có “hệ sinh thái” Internet riêng biệt nhờ vào “Bức tường lửa” tuyệt vời. Ngược lại, Hong Kong không có “tường lửa”, cũng không cần tới VPN mà vẫn có thể thoải mái truy cập Internet.

23 năm sau ngày trở về với “đất mẹ”, Hong Kong vẫn hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc Đại Lục.
23 năm sau ngày trở về với “đất mẹ”, Hong Kong vẫn hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc Đại Lục. (Pixabay)

Hong Kong là mảnh đất đặc biệt nhất trên thế giới, bởi đây là nơi duy nhất người dân có “các quyền tự do không giới hạn” nhưng lại không được trực tiếp bầu lãnh đạo của mình. Dù vậy, so với đồng hương của mình, người Hong Kong được hưởng các quyền tự do ở mức rất cao mà người Trung Quốc dưới sự cai trị trực tiếp của ĐCSTQ nằm mơ cũng không có được.

Bất kể các nỗ lực áp đặt gia tăng từ Bắc Kinh, những quyền như tự do tín ngưỡng, tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tụ tập và đặc biệt là tự do báo chí của người Hong Kong vẫn được bảo đảm – ít nhất cho tới thời điểm trước khi Luật An ninh Quốc gia ban hành (tháng 5/2020).

Dưới thời “cai trị” của Anh quốc, Hong Kong là nơi bảo lưu khá nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống Trung Hoa lâu đời trong một xã hội năng động luôn phải thích ứng với những thay đổi. Điều này đã tạo nên một bản sắc văn hóa Hong Kong độc đáo giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.

Ngược lại, Trung Quốc từng được coi là xứ Thần Châu, được mệnh danh là “Lễ nghi chi bang”, các triều đại Trung Quốc thời xưa đều kính Thiên trọng Đạo. Nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, dễ thấy được những mất mát và hư hại to lớn về đạo đức, nhân tâm và mọi mặt của đời sống xã hội mà người Trung Quốc phải gánh chịu. Trung Quốc còn phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, vi phạm nhân quyền và sự bất tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Hong Kong vẫn bảo lưu được khá nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống Trung Hoa lâu đời, ngược lại, người Trung Quốc đại lục chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi đã đánh mất bản sắc của mình dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Hong Kong vẫn bảo lưu được khá nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống Trung Hoa lâu đời, ngược lại, người Trung Quốc đại lục chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi đã đánh mất bản sắc của mình dưới sự cai trị của ĐCSTQ. (Pikist)

Chiếm 95% dân số Hong Kong là người gốc Hoa nên có thể nói văn hóa Hong Kong mang đậm màu sắc của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nho gia Trung Quốc ca ngợi “nhân”, ca ngợi “nghĩa”. Phật gia giảng “thiện”, giảng “từ bi”, giảng “nhẫn”, coi trọng sinh mệnh. Đạo gia nhấn mạnh “chân”, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên. Ảnh hưởng của Đạo, Phật, Nho đã thâm nhập đến từng giai tầng của xã hội Hong Kong.

Đối với ĐSCTQ, “thiên mệnh” của Nho gia, “nhân quả báo ứng” của Phật gia, “vô dục vô cầu”, “không tranh với đời” của Đạo gia là chướng ngại ngăn cản Đảng phát động “cuộc đấu tranh giai cấp”. Quan niệm đạo đức mà kinh điển Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo xác lập là chướng ngại cho việc gây dựng quyền uy “đạo đức” của Đảng, và cũng là trở ngại cho những vận động chính trị của ĐSCTQ như tạo phản, làm cách mạng, chuyên chính, đàn áp…

Thể chế cộng sản này không thể chấp nhận sự gắn kết ý thức hệ khác biệt của Hong Kong, đi ngược lại quyền lực “danh chính ngôn thuận” của ĐCSTQ. Bất kỳ biểu hiện của một bản sắc văn hóa độc lập, riêng biệt nào đều “được” ĐCSTQ xem như mối đe dọa cho thể chế độc trị của nó.

Đối với ĐCSTQ, tất cả những gì thuộc về phạm trù văn hóa truyền thống đều là "mê tín", là "phong kiến", là "lạc hậu"... đáng bị đánh đổ. Nguyên nhân then chốt là vì văn hóa truyền thống tạo ra một chướng ngại ngăn cản Đảng phát động “cuộc đấu tranh giai cấp”.
Đối với ĐCSTQ, tất cả những gì thuộc về phạm trù văn hóa truyền thống đều là "mê tín", là "phong kiến", là "lạc hậu"... đáng bị đánh đổ. Nguyên nhân then chốt là vì văn hóa truyền thống tạo ra một chướng ngại ngăn cản Đảng phát động “cuộc đấu tranh giai cấp”. (Tổng hợp)

Sự tương phản rõ rệt giữa người Hong Kong và Trung Quốc Đại lục

Tại Trung Quốc, ngày 1/9 là ngày khai giảng và chủ đề của Bài học đầu tiên trong ngày này là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, yêu Đảng. Mọi học sinh từ cấp tiểu học, trung học cho đến đại học đều bắt buộc phải học thuộc nó. Ngược lại với Hong Kong, người Trung Quốc Đại Lục không được phép biểu tình ngay cả khi đó là biểu tình nhằm thể hiện sự “yêu nước, yêu đảng”.

ĐCSTQ biết rằng thanh thiếu niên là những người thiếu năng lực phân biệt nhất, do vậy giáo dục thù hận nhất quán phải “bắt đầu từ khi còn thơ bé”. ĐCSTQ đã nhồi nhét thù hận và lý luận lệch lạc bồi dưỡng ra thế hệ thanh niên đầy hận thù và thờ ơ về chính trị. Chính điều này khiến người Trung Quốc trở nên khác biệt với người Hong Kong.

Trẻ em nhỏ tuổi thiếu chín chắn, chưa đủ trưởng thành để biết phân biệt đúng sai, thiện ác. ĐCSTQ biết rõ điều này, thông qua việc cưỡng chế nhồi nhét khô khan các tiết học chính trị, ĐCSTQ đã thành công trong việc tạo nên từng lớp thế hệ thanh thiếu niên đầy hận thù và thờ ơ về chính trị.
Trẻ em nhỏ tuổi thiếu chín chắn, chưa đủ trưởng thành để biết phân biệt đúng sai, thiện ác. ĐCSTQ biết rõ điều này, thông qua việc cưỡng chế nhồi nhét khô khan các tiết học chính trị, ĐCSTQ đã thành công trong việc tạo nên từng lớp thế hệ thanh thiếu niên đầy hận thù và thờ ơ về chính trị. (Getty)

Với 7,5 triệu dân, người Hong Kong nổi tiếng về tính kỷ luật nhưng cũng vô cùng nhân văn. Ngay từ nhỏ, trẻ em Hong Kong không bị nhồi nhét những bài học giáo huấn về tư tưởng cộng sản, mà được dạy về ý thức trách nhiệm công dân của mình. Sống trong môi trường giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, người Hong Kong được “hưởng thụ” tinh hoa truyền thống 5.000 năm Trung Hoa luôn coi trọng chữ Đức và các giá trị làm người, cũng như được hấp thụ nền văn minh dân chủ trọng giá trị phổ quát của phương Tây.

Đối diện với dùi cui của hắc cảnh và đám mật vụ của ĐCSTQ trà trộn, người biểu tình Hong Kong đã sử dụng các phương pháp bất bạo động, bất tuân dân sự. Thay vì đập phá, người Hong Kong “bảo hộ văn vật, bất khả phá hoại”. Thay vì đốt lửa, người Hong Kong lại đi dập lửa với khẩu hiệu: “Tự do là không làm hại đến người khác”. Những ngày Hong Kong tê liệt vì các cuộc biểu tình, đường sá thuộc về những người phản kháng. Những người trẻ Hong Kong dù kiệt sức sau một ngày tuần hành đều quay trở lại trong đêm tối để dọn dẹp đường phố.

Trái lại, thế giới ngỡ ngàng và ngưỡng mộ trước thế hệ trẻ Hong Kong - vừa cực kỳ thông minh, lại vừa rất lương thiện. Người Hong Kong từ già đến trẻ đều tỏ ra có ý thức trách nhiệm cao với xã hội và với mảnh đất mình sinh ra. (Getty)
Trái lại, thế giới ngỡ ngàng và ngưỡng mộ trước thế hệ trẻ Hong Kong - vừa cực kỳ thông minh, lại vừa rất lương thiện. Người Hong Kong từ già đến trẻ đều tỏ ra có ý thức trách nhiệm cao với xã hội và với mảnh đất mình sinh ra. (Getty)

Ở miền đất tự do với nền pháp trị kỷ cương như Hong Kong, các hành vi khạc nhổ, tè bậy – những thói quen thường thấy của người Trung Quốc Đại Lục – hiển nhiên sẽ bị phạt vạ. Người Hong Kong cũng nổi tiếng vì sự kiên nhẫn, họ luôn nhẫn nại xếp hàng tại nơi công cộng ngay cả trong khi đi biểu tình.

Thấm nhuần văn hóa truyền thống, người Hong Kong kính ngưỡng lời Phật gia: “Tiên tha hậu ngã” (vì người khác trước rồi mới nghĩ tới mình), trọng chuẩn mực của Đạo gia: “Tu sửa bản thân thì Đức mới chân thực”. Những hành động của người biểu tình Hong Kong khiến cả thế giới nể trọng: Họ hát Thánh ca trong khi biểu tình. Họ gửi lời xin lỗi tới những công chức vì sự phiền phức gây tắc nghẽn các ngả đường trong giờ tan sở. Họ dựng các “trạm” tiếp nước uống, phân phát đồ ăn, khẩu hiệu, ruy băng và cả “trạm” thu và phân loại rác. Họ sẵn lòng nhường ô và thậm chí cả mũ bảo hiểm khi thấy phóng viên không mang theo đồ phòng hộ.

Nếu nói rằng đó là “cuộc nổi dậy” của những “kẻ bạo loạn”, của các “nhóm ly khai” – ngoài ĐCSTQ và những người Đại Lục bị tiêm nhiễm bởi tuyên truyền dối trá của Bắc Kinh – thì mọi người trên thế giới đều hiểu rằng, đó là một “cuộc nổi dậy” văn minh nhất từ trước đến giờ.

Chứng kiến những gì người Hong Kong biểu hiện trong cuộc biểu tình chống Dự luật dẫn độ, có lẽ nhiều người không khỏi tiếc nuối nghĩ rằng, nếu người Trung Quốc đại lục không chịu sự cai trị của ĐCSTQ, có thể họ cũng đã giống như người Hong Kong hôm nay.
Chứng kiến những gì người Hong Kong biểu hiện trong cuộc biểu tình chống Dự luật dẫn độ, có lẽ nhiều người không khỏi tiếc nuối nghĩ rằng, nếu người Trung Quốc đại lục không chịu sự cai trị của ĐCSTQ, có thể họ cũng đã giống như người Hong Kong hôm nay. (Getty)

Khi ĐCSTQ thống trị Hong Kong, hòn đảo nhuốm máu

Năm 1997, với Thỏa thuận cam kết thực hiện “Một quốc gia, hai chế độ”, ĐCSTQ từng hứa hẹn Hong Kong sẽ được tự do và tự trị trong vòng 50 năm sau khi Anh trao trả cho Trung Quốc. Tuy nhiên, bản chất dối trá của ĐCSTQ qua năm tháng không bao giờ thay đổi.

Năm 2017, trước sự ngạc nhiên của vương quốc Anh, ĐCSTQ tuyên bố văn bản pháp lý được ký kết giữa hai quốc gia không có ý nghĩa thực tế. ĐCSTQ đã xé toạc văn bản pháp lý này chỉ để nhằm làm xói mòn dần các quyền tự do của người dân xứ Cảng và chờ đợi ngày thôn tính.

Hơn 20 năm trở về với “đất mẹ”, Hong Kong từng bước đã bị “nhuộm đỏ” từ chính trị, giáo dục cho tới sự tự do dưới “kịch bản” của Bắc Kinh: Sửa đổi luật pháp nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận; Đưa giáo trình giảng dạy các bài học yêu nước yêu đảng vào sách giáo khoa nhằm tẩy não học sinh Hong Kong; Các quan chức ĐCSTQ được bổ nhiệm vào chính phủ Hong Kong… đã dần từng bước đưa lãnh thổ Hồng Kông nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của ĐCSTQ.

Hơn 20 năm trở về với “đất mẹ”, Hong Kong từng bước đã bị “nhuộm đỏ” trên mọi mặt, một thủ đoạn thường thấy chính là đưa giáo trình giảng dạy các bài học yêu nước yêu đảng vào sách giáo khoa nhằm tẩy não học sinh Hong Kong. Mục tiêu lâu dài chính là tạo nên một thế hệ thanh thiếu niên có tư duy lệch lạc.
Hơn 20 năm trở về với “đất mẹ”, Hong Kong từng bước đã bị “nhuộm đỏ” trên mọi mặt, một thủ đoạn thường thấy chính là đưa giáo trình giảng dạy các bài học yêu nước yêu đảng vào sách giáo khoa nhằm tẩy não học sinh Hong Kong. Mục tiêu lâu dài chính là tạo nên một thế hệ thanh thiếu niên có tư duy lệch lạc. (Getty)

Năm 2019, Dự luật Dẫn độ đã làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân Hong Kong thu hút gần 2 triệu người xuống đường biểu tình vì họ lo ngại ĐCSTQ sẽ lợi dụng và dẫn độ bất cứ ai chống lại chính quyền Trung Quốc. Hơn ai hết, người Hong Kong hiểu rằng, luật sửa đổi này được sử dụng để bịt miệng các nhà phê bình đảng ở Hong Kong. Và nếu bị dẫn độ về Trung Quốc thì chắc chắn sẽ bị tra tấn trong các trại giam, biệt giam trong các nhà tù khét tiếng mà không biết ngày ra…

Khi chính quyền Hong Kong trở thành tay sai của ĐCSTQ, tuyên bố những người biểu tình là “kẻ thù của nhân dân”, là lúc cảnh sát Hong Kong chính thức được trao quyền “xử lý” đám đông theo những cách tàn bạo, với các thủ đoạn bắt người, đánh người “giấu tay” không khác gì công an cộng sản Trung Quốc. Kể từ đấy, vòi rồng tẩm thuốc nhuộm, túi đậu, đạn cao su, bình xịt hơi cay, dùi cui đã được hắc cảnh sử dụng vô tội vạ, và các vụ bắt giữ người biểu tình Hồng Kông đã trở nên phổ biến.

Cảnh sát Hong Kong “phối hợp” với côn đồ tấn công tất cả mọi người từ các nhà lập pháp, phóng viên, nhân viên y tế cho đến dân thường. Cảnh sát không chỉ bắn chết người biểu tình công khai trên đường phố, mà đường phố Hong Kong còn xuất hiện nhiều vụ thủ tiêu mờ ám, xác người “bị tự sát”...

Khi chính quyền Hong Kong trở thành tay sai của ĐCSTQ, tuyên bố người biểu tình là “kẻ thù của nhân dân”, là lúc cảnh sát Hong Kong chính thức được trao quyền “xử lý” đám đông theo những cách tàn bạo
Khi chính quyền Hong Kong trở thành tay sai của ĐCSTQ, tuyên bố người biểu tình là “kẻ thù của nhân dân”, là lúc cảnh sát Hong Kong chính thức được trao quyền “xử lý” đám đông theo những cách tàn bạo. (Getty)

Chủ nghĩa khủng bố của ĐCSTQ vây hãm Hong Kong

Với nền kinh tế tự do thời Anh quốc, Hong Kong là một trong những trung tâm tài chính quan trọng bậc nhất thế giới, và là nơi các công ty đa quốc gia chọn đặt trụ sở. Hòn đảo này độc lập về hải quan với Trung Quốc đại lục, sở hữu một cảng biển tự do, hàng hóa xuất nhập khẩu được miễn trừ thuế nhờ hưởng lợi từ quy chế thương mại đặc biệt với Mỹ. Tất cả những điều kiện cộng thêm sức sáng tạo, năng động của người Hong Kong, đã giúp hòn đảo này trở thành khu vực thịnh vượng nhất châu Á.

ĐCSTQ không chỉ kìm kẹp người dân trong nước, mà nó còn mở rộng sự tàn bạo vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ. Với chiêu bài đe dọa kiểu lưu manh vô sản, nhiều công ty phương Tây có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc từ lâu đã buộc phải “cúi đầu, quỳ gối” trước những đòi hỏi chính trị của một quốc gia độc tài.

Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Hong Kong vẫn ảo tưởng rằng, ĐCSTQ sẽ không can thiệp quá sâu vào đặc khu này như các doanh nghiệp phương Tây làm ăn tại Đại Lục. Nhưng niềm tin đó đã sụp đổ. Trong mùa hè bất đồng chính kiến 2019, một loạt thương hiệu nổi tiếng như Versace, Coach, Givenchy… đã phải rạp mình xin lỗi ĐCSTQ vì đã cho bán những chiếc T-shirt in dòng chữ “Hong Kong – Hong Kong” (chứ không phải “Hong Kong – Trung Quốc”).

Hàng chục doanh nghiệp khác, từ những ông lớn bất động sản cho đến các ông trùm tài chính, ngay cả những công ty sừng sỏ thế giới như “tứ đại gia kế toán” KPMG, Ernst & Young, Deloitte và PwC cũng phải lên tiếng ủng hộ chính quyền Hong Kong thân Bắc Kinh, “phản đối biểu tình bất hợp pháp”.

Với chiêu bài đe dọa kiểu lưu manh vô sản, nhiều công ty phương Tây có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc từ lâu đã buộc phải “cúi đầu, quỳ gối” trước những đòi hỏi chính trị của một quốc gia độc tài. 
Với chiêu bài đe dọa kiểu lưu manh vô sản, nhiều công ty phương Tây có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc từ lâu đã buộc phải “cúi đầu, quỳ gối” trước những đòi hỏi chính trị của một quốc gia độc tài. (Euro Slice - CC BY 2.0)

Điển hình là Cathay Pacific, hãng hàng không lớn nhất có trụ sở đặt tại Hong Kong. Với 26.000 nhân viên ở Hong Kong, Cathay Pacific giữ thái độ trung lập trước các cuộc biểu tình đòi quyền tự do của người dân quốc đảo. Nhưng cũng giống như người Hong Kong, đa số nhân viên của Cathay Pacific từ trước đến nay được sống và làm việc trong bầu không khí tự do, dân chủ, cũng cảm thấy sự ngột ngạt khó thở bởi các hành vi đe dọa bạo lực của ĐCSTQ. Họ bắt đầu ủng hộ hết mình cho phong trào đấu tranh dân chủ Hong Kong bằng cách hoặc trực tiếp tham gia biểu tình hoặc bày tỏ sự ủng hộ trên mạng xã hội.

Nhưng khi truyền thông ĐCSTQ đồng loạt lên tiếng đả kích Cathay, các mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập lời kêu gọi tẩy chay, và cùng lúc chính quyền Bắc Kinh đe dọa “cấm bay qua không phận”, Hãng hàng không số một của Hong Kong chính thức “đầu hàng” và ra tuyên bố: “Không dung thứ” cho bất kỳ nhân viên nào có các hoạt động ủng hộ phong trào biểu tình.

Một bầu không khí sợ hãi bao trùm lên tập đoàn Cathay. Mật vụ của ĐCSTQ khám xét tư trang của nhân viên phi hành đoàn. Bất kỳ ai tham gia biểu tình đều bị sa thải. Phi công “lỡ” truyền thông điệp “Cố lên” đến hành khách cũng bị sa thải. Nhân viên bày tỏ thái độ ủng hộ biểu tình trên mạng xã hội cũng bị sa thải. Những người đứng đầu Cathay Pacific từng “cứng đầu” trước Bắc Kinh cũng đã phải từ chức để “lãnh trách nhiệm”.

Những người ở lại hãng Cathay không khá khẩm hơn khi phải sống trong bầu không khí của Sợ hãi. Dưới mặt đất, nhân viên Cathay không dám thảo luận về tình hình chính trị, lo sợ sẽ bị ai đó báo cáo với cấp trên. Trên bầu trời, phi công không dám bàn luận trong buồng lái, tiếp viên canh chừng lẫn nhau. Tất cả đều không dám tự do biểu đạt suy nghĩ và ý kiến kể cả khi không còn trong giờ làm việc.

Người Hong Kong bắt đầu nếm trải cảm giác sợ hãi, mất tự do và luôn phải cảnh giác, dè chừng lẫn nhau. Điều đó giống như thứ văn hóa đấu tố mà ĐCSTQ đã từng làm trong quá khứ.
Người Hong Kong bắt đầu nếm trải cảm giác sợ hãi, mất tự do và luôn phải cảnh giác, dè chừng lẫn nhau. Điều đó giống như thứ văn hóa đấu tố mà ĐCSTQ đã từng làm trong quá khứ. (Getty)

---> Đó là đích đến của chủ nghĩa khủng bố kiểu Cộng sản Trung Quốc: Tạo ra một hình thế Sợ hãi, buộc phải nghe lời, không dám chống lệnh. ĐCSTQ đã áp dụng mô hình đe dọa cưỡng bức tại Hong Kong hệt như thời Cách mạng Văn hóa cách nay hơn nửa thế kỷ, và gieo rắc nỗi Sợ hãi cho người Hong Kong hệt như đã từng làm vậy với người dân Trung Quốc.

Người Hong Kong không phải là người Trung Quốc Đại Lục

Nhưng người Hong Kong không phải người Trung Quốc Đại Lục. Người biểu tình ở Hong Kong chủ lực là giới trẻ, dọn dẹp đường phố Hong Kong sau biểu bình chủ yếu là giới trẻ, phong tỏa sân bay, trụ sở làm việc công quyền cũng là giới trẻ, phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, gặp gỡ các chính khách thế giới, yêu cầu nghị viện Hoa Kỳ bảo vệ sự tự do và dân chủ cho Hong Kong cũng là giới trẻ…

Bắc Kinh ngỡ rằng đó chỉ là những “đứa trẻ”, nhưng giới trẻ biểu tình ở Hong Kong đa số là có bằng cấp, họ là sinh viên, luật sư, nhân viên ngân hàng, bác sĩ, phi công… có cách sống, cách nghĩ khác biệt và không bao giờ chịu lùi bước….

Cùng chung dòng máu Trung Hoa, cùng chung thể hệ ngôn ngữ và chữ viết, nhưng người Hong Kong luôn tự nhận mình là Hongkonger – người Hong Kong chứ không phải người Trung Quốc.

Những "đứa trẻ" ở Hong Kong đều là những người thuộc mọi ngành nghề, tầng lớp trong xã hội. Họ là những người có học vấn và kiến thức, hoàn toàn không giống như những gì ĐCSTQ tuyên truyền rằng họ bị thế lực thù địch xúi giục.
Những "đứa trẻ" ở Hong Kong đều là những người thuộc mọi ngành nghề, tầng lớp trong xã hội. Họ là những người có học vấn và kiến thức, hoàn toàn không giống như những gì ĐCSTQ tuyên truyền rằng họ bị thế lực thù địch xúi giục. (Getty)

Trong suy nghĩ của nhiều người Hong Kong, việc phải sống chung dưới cùng một lá cờ đỏ, dưới một thể chế độc tài khát máu là điều phản tự nhiên. Bằng chứng là, trong những cuộc biểu tình đòi tự do, người Hong Kong mang theo lá cờ Mỹ, cờ Anh chứ không phải hình hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là lá cờ chính thức của Hong Kong sau khi trở về với Trung Quốc.

Hong Kong đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được vương quốc Anh trao trả về cho Bắc Kinh 23 năm trước. Trong cuộc chiến giành quyền được sống, người Hong Kong cho thấy quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.

Bất chấp phải đối mặt với sự “khủng bố” và đàn áp, khi mọi hoạt động biểu tình, phản kháng tiếp theo sẽ bị ĐCSTQ khép tội “lật đổ”; “phản động”, người Hong Kong vẫn xuống đường biểu tình phản đối Luật An ninh Quốc gia mới. Đã có hàng trăm người bị bắt, nhưng người Hong Kong không có nhiều lựa chọn. Hoặc tiếp tục phản kháng. Hoặc rời bỏ quê hương.

Sau 23 năm giành được quyền kiểm soát xứ Hương Cảng, dù đã bước đầu đã trấn áp “thành công” các cuộc biểu tình bằng Luật An ninh hà khắc, nhưng chính quyền ĐCSTQ vẫn nhận kết cục cay đắng khi cả linh hồn và thể xác của người Hong Kong vẫn luôn muốn thuộc về những gì của Hong Kong trước năm 1997: Một xã hội nhân bản đề cao những giá trị của “Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng, Pháp quyền, Minh bạch”.

Đón đọc: Kỳ cuối - Vì sao cảnh sát Hồng Kông lại trở thành thế lực tàn bạo và man rợ?

Xuân Trường



BÀI CHỌN LỌC

Hồng Kông - thời khắc đen tối đang đến (Kỳ 3)