Ẩn đố khoa học: Điều huyền diệu không thể tin được từ năng lực "siêu nhiên" của con người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước sự chứng kiến của phái đoàn chuyên gia khoa học lẫy lừng của ĐH Oxford (Anh), một vị đạo sĩ người Ấn đã uống tất cả các loại hóa chất, kể cả những chất độc cực mạnh mà không bị hề hấn gì.

Cũng vậy, các nhà khoa học phương Tây đã vô cùng kinh ngạc trước phương pháp chữa bệnh có vẻ quá “tầm thường” và "hoang đường" của một vị đạo sĩ khác, nhưng lạ thay lại có thể chữa lành được tất cả các loại bệnh nan y mà y học phương Tây bó tay. Vậy cơ thể cũng như các phương pháp trị bệnh của những vị đạo sĩ phương Đông có gì bí mật, khiến họ có "năng lực" làm được những việc phi thường ấy?

Dưới ống kính viễn vọng tối tân của khoa học thực chứng, con người đã có thể quan sát được các tinh tú cách xa Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ có thể thực sự hiểu biết được những bí ẩn của vũ trụ.

Cũng vậy, khoa học thực chứng chưa thể khám phá hết được cơ thể con người - một trong những sáng tạo kỳ diệu của Đấng Tạo hóa. Và cho đến nay, đan xen giữa cuộc sống xô bồ đề cao vật chất của chúng ta, vẫn tiềm ẩn một đời sống tâm linh vô cùng mãnh liệt, cùng vô số những bí ẩn đang chờ đợi được đánh thức...

Sự kiện gây chấn động giới khoa học

Đầu thế kỷ 20, khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai bùng nổ với sự ra đời của các phát minh vĩ đại như kính viễn vọng, điện, điện tín, điện thoại, động cơ, máy móc…, ngành khoa học thực chứng đã chiếm thế thượng phong mà không hề có “đối thủ”. Nước Anh - với vị thế dẫn đầu trong hai cuộc cách mạng công nghiệp tiên phong - đã trở thành một đế chế thống trị toàn cầu, và là quốc gia đầy kiêu hãnh khi “sở hữu” nhiều nhà khoa học danh giá nhất thế giới.

Tuy nhiên, trong lúc khoa học đang tự hào có thể chứng minh, giải thích tất cả mọi sự việc thì một sự kiện xảy ra: Một phái đoàn ngoại giao do Tiểu vương Ranjit Singh - vị quốc vương đầu tiên của đế quốc Sikh tại vùng Ngũ Hà (Punjab - nay thuộc biên giới Ấn Độ-Pakistan) dẫn đầu sang thăm nước Anh. Nhằm muốn giới thiệu sự huyền thuật trong đời sống tâm linh của xứ Ấn với thế giới phương Tây, tiểu vương Ranjit Singh đã mời các đạo sĩ - những người có khả năng siêu phàm đi cùng ông trong chuyến công du ấy.

Trong buổi viếng thăm ĐH Oxford, trước bao con mắt chứng kiến của các giáo sư, tiến sĩ, một vị đạo sĩ đã uống tất cả các loại hóa chất, kể cả những chất cường toan cực mạnh mà không bị hề hấn gì. Thậm chí vị đạo sĩ còn nhịn thở hàng giờ đồng hồ dưới hồ nước và tất nhiên chẳng có hậu quả gì. Kinh ngạc hơn, vị đạo sĩ này còn yêu cầu được chui vào một quan tài đóng kín rồi chôn xuống đất trong vòng 48 ngày để chứng minh năng lực siêu phàm của mình.

Tiểu vương Ranjit Singh đang lắng nghe các Đạo sĩ tụng kinh gần Akal Takht và Đền Vàng, Amritsar, Punjab, Ấn Độ.
Tiểu vương Ranjit Singh đang lắng nghe các Đạo sĩ đọc kinh gần Akal Takht và Đền Vàng, Amritsar, Punjab, Ấn Độ. (Ảnh: Wikipedia)

Tất nhiên, bằng các luận cứ khoa học rằng một người bình thường không thể sống thiếu dưỡng khí trong vài phút, người Anh đã cực lực phản đối và cho rằng đó chỉ là những trò bịp bợm.

Tuy nhiên, Tiểu vương Rajit Singh đã nói với các giáo sư tại ĐH Oxford rằng, ông chỉ muốn giới thiệu đến người phương Tây chút văn hóa huyền bí của phương Đông, và không sử dụng bất cứ ma thuật nào thì lúc ấy Viện trưởng Ðại học Oxford mới xiêu lòng, đồng ý cho thử nghiệm.

Trường ĐH Oxford đã cử một nhóm các y bác sĩ, đứng đầu là bác sĩ Sir Claude Wade kiểm tra thể chất của vị đạo sĩ trước khi ông này chui vào cỗ áo quan tài và nắp quan tài được đậy lại cẩn thận có dấu niêm phong. Họ cũng ghi chú giờ hạ huyệt chôn vị đạo sĩ và cẩn mật canh chừng suốt ngày đêm.

48 ngày sau, điều kỳ diệu đã xảy ra. Trước sự kinh ngạc của bác sĩ Sir Claude Wade cùng nhiều các nhà khoa học trong Ủy ban khoa học của trường ĐH Oxford, vị đạo sĩ từ từ ngồi dậy và vẫn khỏe mạnh như thường.

Sự kiện này đã gây ra một cơn chấn động khắp nước Anh khiến Hội Khoa học Hoàng gia Anh phải triệu tập ngay một ủy ban để điều tra những hiện tượng kỳ lạ này. Một phái đoàn gồm nhiều khoa học gia tên tuổi đã được cử sang Ấn Độ để tìm hiểu những sự kiện huyền bí đó.

Dựa trên tinh thần khoa học tuyệt đối, mỗi khoa học gia sang Ấn Độ đều phải tự ghi chép chi tiết những điều mắt thấy tai nghe vào một cuốn sổ riêng, và sau đó các khoa học gia này phải cùng nhau kiểm chứng những chi tiết ấy cho đến khi nào tất cả trong số họ đều đồng ý thì sự kiện, chi tiết đó mới được ghi nhận vào biên bản chính.

Hơn hai năm trời chu du xứ Ấn, các khoa học gia Anh quốc trở về quê hương mang theo những quan điểm, góc nhìn hoàn toàn đổi khác về thế giới tâm linh, về phương pháp dưỡng sinh, thiền định, về cõi giới vô hình, nhân sinh quan, vũ trụ và các bậc tu hành... khi giáo sư Blair T.Spalding, người đứng đầu phái đoàn khoa học Hoàng gia Anh viết: “Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người phương Tây phải quay trở về phương Đông để trở về với quê hương Tinh thần”.

“Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người phương Tây phải quay trở về phương Đông để trở về với quê hương Tinh thần”. 
“Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người phương Tây phải quay trở về phương Đông để trở về với quê hương Tinh thần”. (Ảnh: Zhengjian.org)

Đáng tiếc, sự trở về của phái đoàn khoa học đã gặp phải những chống đối mạnh mẽ từ dư luận nước Anh: Họ bị buộc phải từ chức và không được công bố những điều huyền bí mắt thấy tai nghe tại Ấn Độ.

Bởi hầu hết người Anh khi ấy đang kiêu hãnh với nền văn minh khoa học thực chứng của phương Tây, đã nhìn Ấn Độ với con mắt "khinh thường" như một thuộc địa nghèo nàn và lạc hậu, mà không thấy được những giá trị văn minh tinh thần tuyệt vời, các chân lý cao đẹp, đạo lý thâm sâu được ẩn giấu dưới ánh nắng thiêu đốt khắc nghiệt của miền nhiệt đới….

Vị đạo sĩ chữa bách bệnh

Blair T.Spalding - giáo sư người Anh và là tác giả của cuốn sách "Hành trình phương Đông" khi ấy đã thuật lại một câu chuyện về Ram Gopal Mukundar, một vị đạo sĩ nổi tiếng có thể chữa trị mọi bệnh tật.

Đạo viện của vị đạo sĩ nằm ở ngoại ô Rishikesh (Ấn Độ), nơi hằng ngày ông luôn dành riêng một khoảng thời gian để trị bệnh cho mọi người và chỉ dạy các đệ tử của ông phương pháp tu thân.

Bệnh nhân đến với ông đủ mọi tầng lớp, từ các bậc thượng lưu quý phái đến những người bình dân, nghèo hèn. Họ mắc đủ thứ bệnh, hầu hết là nan y như ung thư, cùi hủi, tim mạch, phong thấp, tiểu đường…. Hàng ngàn người đã được chữa trị khỏi bệnh nhưng không phải ai cũng đều “chịu” theo phương pháp trị bệnh của ông. Nhiều người đã không qua được thử thách và rời khỏi đạo viện trở về nhà. Nhưng những người kiên trì ở lại, tất cả đều hết bệnh, tuyệt căn.

Cách chẩn đoán bệnh của vị đạo sĩ rất khác biệt, ông chỉ nhìn diện mạo, nghe giọng nói, hơi thở của bệnh nhân mà có thể “bắt bệnh” cho từng người một cách chính xác. Trước sự ngạc nhiên của phái đoàn khoa học của Hoàng gia Anh, vị đạo sĩ cho biết: “Bệnh tật là kết quả của những gì trái với thiên nhiên. Sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Con người bẩm sinh đều khoẻ mạnh, họ mắc bệnh vì các thói quen, lối sống không hợp tự nhiên, rồi theo thời gian tiêm nhiễm vào cơ thể làm suy nhược”.

Ẩn đố khoa học: Điều huyền diệu không thể tin được từ người tu luyện
“Bệnh tật là kết quả của những gì trái với thiên nhiên. Sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Con người mắc bệnh vì lối sống không hợp tự nhiên, theo thời gian cơ thể dần bị suy nhược”.

Ông cũng chỉ ra nguyên nhân chính của bệnh là do con người lao tâm khổ tứ để đạt được các tiện nghi trong cuộc sống dẫn đến lo nghĩ, phiền não…: “Thêm vào lòng tham muốn chiếm đoạt, tranh đua để thỏa mãn dục vọng nhất thời, khiến cơ thể trở nên mất quân bình, phá hoại cơ quan thần kinh. Cơ quan này là đầu mối của mọi thứ bệnh nên theo thời gian, bệnh từ từ ngấm vào tạng phủ khiến con người càng ngày càng lệch lạc, sống nghịch với thiên nhiên, mất đi sự an lạc sẵn có, nói một cách khác, họ mất đi chính mình”.

Khi các nhà khoa học Anh thắc mắc rằng bệnh tật có nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều bệnh do vi trùng gây ra thì vị đạo sĩ trả lời: “Người sống theo thiên nhiên không thể có bệnh. Vi trùng thì chỗ nào chả có, nhưng đâu phải ai cũng mắc bệnh như nhau. Nếu vi trùng là nguyên nhân chính thì tại sao có kẻ mắc bệnh và có người lại không mắc bệnh? Ngay cả những lúc có bệnh thời khí khiến hàng trăm, hàng ngàn người lăn ra chết; nhưng vẫn có những kẻ sống sót đấy thôi. Tóm lại, thân thể khoẻ mạnh có thể chống mọi thứ bệnh”.

Vậy phương pháp trị bệnh của đạo sĩ Ram Gopal Mukundar có gì bí mật? Thật bất ngờ, nó lại rất đơn giản:

Người bệnh đến đạo viện chỉ được mang theo một bộ quần áo và tuyệt đối không được tiếp xúc với ai trong thời gian điều trị. Yếu tố này chính là trong quá trình điều trị, đòi hỏi bệnh nhân phải xả bỏ mọi công việc bên ngoài, không lo nghĩ phiền muộn. Yếu tố thứ hai là bệnh nhân tự chữa trị lấy cho mình. Yếu tố này đòi hỏi bệnh nhân phải làm chủ các cảm giác của mình để chữa bệnh. Như ăn chay nhằm tẩy uế các chất độc ra khỏi cơ thể và kiên trì Thiền định để lấy lại quân bình cho cơ quan thần kinh, trí não. Tại đạo viện, mỗi ngày mỗi người dành khoảng 1 giờ để tự trồng trọt, gặt hái thực phẩm.

Chẳng sử dụng thuốc men hay viện đến các phương pháp cầu khấn, những người bệnh theo thời gian từ từ bệnh đều thuyên giảm. Có người nhanh thì vài tháng nửa năm đã khỏi, người chậm thì vài năm, nhưng quan trọng là họ đã tự chữa bệnh cho mình, và bệnh được chữa khỏi một cách triệt để nhất.

Yếu tố thứ hai là bệnh nhân tự chữa trị lấy cho mình. Yếu tố này đòi hỏi bệnh nhân phải làm chủ các cảm giác của mình để chữa bệnh. Như ăn chay nhằm tẩy uế các chất độc ra khỏi cơ thể và kiên trì Thiền định để lấy lại quân bình cho cơ quan thần kinh, trí não.
Bệnh nhân tự chữa trị thông qua làm chủ các giác quan của bản thân như ăn chay nhằm tẩy uế các chất độc ra khỏi cơ thể và kiên trì Thiền định để lấy lại quân bình cho cơ quan thần kinh, trí não. (Ảnh: Shutterstock)

Một lần nữa, các nhà khoa học phương Tây vô cùng kinh ngạc trước phương pháp chữa bệnh có vẻ quá “tầm thường” và hoang đường của vị đạo sĩ, nhưng lạ thay lại có thể chữa lành được tất cả các loại bệnh nan y. Một lần nữa, vị đạo sĩ lại tiết lộ:

Cơ thể con người có khả năng hồi phục rất nhiệm mầu. Sở dĩ cơ thể suy yếu, bệnh hoạn, vì họ sống không tự nhiên. Sống tự nhiên không những giúp thể xác khang kiện, mà còn mục đích tối hậu là dẹp bỏ cái “phàm ngã” trở về cái “chân ngã” của mình. Khi từ bỏ được bản ngã thấp hèn thì ta ung dung, tự tại, thảnh thơi, tiêu diêu cùng trời đất, thiên nhiên, thì còn lo lắng chi nữa? Trên lý thuyết thì thật dễ dàng nhưng thực hành lại là cả một vấn đề.

Con người chìm đắm trong danh lợi, lo quanh, nghĩ quẩn, tích trữ tài sản mà quên sự vô thường ở đời. Họ chỉ thấy lợi nhỏ mà quên hại lớn. Lo làm giàu vật chất mà quên tu tâm dưỡng tinh thần, vì thế thân thể suy nhược, tâm trí điên đảo, thần trí bất nhất, lại thêm tửu sắc quá độ, hỉ nộ bất thường, dinh dưỡng coi thường và bệnh tật do đấy mà sinh ra.

Đạo sĩ Ram Gopal Mukundar có hơn ba ngàn môn đệ, tất cả đều là những người mắc bệnh nan y, đã bị các bệnh viện từ chối trả về. Nhưng họ vẫn sống khỏe mạnh nhiều năm tại đạo viện và có cả trăm người đến xin gia nhập đạo viện mỗi ngày. Sau này, tất cả họ đều trở thành các bậc tu hành.

Vì sao cách chữa bệnh "kỳ quái" ấy lại mang đến tác dụng tuyệt vời như vậy?

Tu luyện là cách dưỡng sinh tốt nhất

Văn hóa cổ truyền Đông phương chú trọng đến học thuyết rằng con người là một phần của tự nhiên, tâm và thân là tương hỗ với nhau. Người xưa chú trọng cách dưỡng sinh chủ động, tức là chăm sóc sức khỏe một cách nghiêm túc khi cơ thể vẫn đang khỏe mạnh. Họ cũng giảng dưỡng sinh không bằng dưỡng tính, chú trọng cải biến tâm tính theo hướng tích cực mới là mấu chốt.

Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức và làm việc tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt lên đỉnh cao nhất. Từ khía cạnh sức khỏe con người, khi tinh thần trầm tĩnh và thanh thản, lúc đó nội tạng sẽ hoạt động tốt. Điều này đã vượt qua y học hiện đại và đạt đến một tầng cấp mới, đó là Tu luyện.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực rằng năng lượng người tu luyện phát xuất ra cao gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần năng lượng người bình thường. Năm 1998, Lu Yanfang và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã triển khai nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc. Khí công chính là tu luyện và là một loại phương pháp tu hành cổ xưa, trong đó bao gồm cả luyện công.

Trong báo cáo nghiên cứu, Lu Yanfang đã phát hiện cơ thể của khí công sư có thể phát ra sóng hạ âm cường đại, mạnh gấp 100 đến 1.000 lần người bình thường.

Năm 1988, Học viện Y dược Bắc Kinh Trung Quốc cũng chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu tương tự rằng, khí mà khí công sư phát ra có sóng hạ âm cao cấp 100 lần người bình thường. Cả hai kết quả nghiên cứu đã được ghi chép chi tiết trong báo cáo của Viện nghiên cứu Vệ sinh Trung Quốc.

Năm 2002, “Công báo Đại học Harvard” đăng một bài báo miêu tả một thực nghiệm tiến hành trên các vị lạt-ma Tây Tạng. Trong một gian phòng có nhiệt độ âm 4 độ C, các lạt-ma chỉ mặc một chiếc áo mỏng, bên ngoài khoác thêm tấm ga bị nhúng nước lạnh rồi Thiền định.

Các nhà khoa học nhận định rằng, ở điều kiện như thế, nước lạnh khiến cơ thể người mất nhiệt rất nhanh và cơ thể sẽ tự bù nhiệt bằng hiện tượng run rẩy. Tuy nhiên, trong vòng 20-30 phút, nhiệt độ cơ thể người sẽ giảm xuống dưới 35 độ C, và một người bình thường sẽ không thể sống sót nếu thân nhiệt giảm xuống dưới ngưỡng 27 độ C.

Tuy nhiên thật kỳ lạ, các lạt-ma vẫn duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Hơn nữa, còn dùng nhiệt độ thân thể mình để “hong khô” tấm ga trải giường. Khi các nhà nghiên cứu thay thế bằng tấm ga ẩm ướt khác đắp lên cơ thể họ thì chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, mỗi vị lạt-ma đã “hong khô” thêm 3 tấm ga trải giường nữa.

Hành giả yogi Wim Hof có thể ngồi thiền trong băng 2 giờ mà thân nhiệt bên trong không hề thay đổi
Hành giả yogi Wim Hof có thể ngồi thiền trong băng 2 giờ mà thân nhiệt bên trong không hề thay đổi. (Ảnh: The Iceman (Wim Hof)/Facebook)

Herbert Benson, nhà nghiên cứu thiền định trong hơn 20 năm cho biết, các lạt-ma có thể khống chế sự trao đổi chất và các chức năng khác của cơ thể và nhiệt năng phát ra từ thân các lạt-ma chỉ là sản phẩm phụ của đả tọa: “Các tín đồ Phật giáo tin rằng loại cảnh giới này đạt được thông qua sự hy sinh vì người khác và đả tọa”.

Khoa học ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu từ tu luyện

Ngày nay, nghiên cứu y học quy kết nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh của con người là do đột biến gene của tế bào. Để cải chính lại những gene bị đột biến trong cơ thể người không phải là việc dễ dàng.

Mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng dùng các loại virus, kháng thể hoặc những cách thức khác để nhận diện các protein mục tiêu trong những tế bào đột biến để thay thế những gene đột biến bằng những gene khỏe mạnh, nhưng liệu pháp này vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ phức tạp.

Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Tiến sĩ Lili Feng thuộc Phòng Y tế của ĐH Y Baylor ở Houston (Mỹ) đã phát hiện ra nhiều sự khác biệt giữa những người tu luyện Pháp Luân Công và những người không luyện công trong biểu thức gene ở các bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính (neutrophils) là những tế bào máu màu trắng đóng vai trò chủ đạo trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Các nhà khoa học đã dùng công nghệ gene-chip để đối chiếu biểu thức của 12.000 gene trong các bạch cầu trung tính của những người luyện công và những người không luyện công. Họ đã tìm thấy các biểu thức khác biệt ở hơn 300 gene, trong đó sự chênh lệch gấp khoảng 10 lần hoặc hơn.

Đây là một hiện tượng hy hữu trong ngành nghiên cứu sinh học tế bào. Trong quá trình khảo sát, họ phát hiện ra rằng số lượng bạch cầu trung tính trong mẫu gene của người tu luyện Pháp Luân Công giảm xuống.

Ngoài ra, tuổi thọ của bạch cầu trung tính của người khỏe mạnh thường chỉ có từ 2-3 tiếng, nhưng ở người tu luyện Pháp Luân Công lại kéo dài 60 tiếng. Họ cũng quan sát thấy rằng, bạch cầu trung tính của người luyện công phân tách toàn diện hơn, trong khi bạch cầu trung tính của người bình thường bị triệt tiêu trước khi kết thúc quá trình phân tách.

Từ khám phá này, các nhà khoa học phỏng đoán rằng số lượng ít bạch cầu trung tính trong cơ thể của người tu luyện Pháp Luân Công có thể khởi tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn bởi vì chúng có tuổi thọ dài hơn.

Các nhà khoa học phỏng đoán rằng số lượng ít bạch cầu trung tính trong cơ thể của người tu luyện Pháp Luân Công có thể khởi tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn bởi vì chúng có tuổi thọ dài hơn.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng số lượng ít bạch cầu trung tính trong cơ thể của người tu luyện Pháp Luân Công có thể khởi tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn bởi vì chúng có tuổi thọ dài hơn. (Ảnh: Epoch Times)

Do cơ thể của người tu luyện Pháp Luân Công không cần nhiều bạch cầu trung tính, nên số lần kích hoạt và tái kích hoạt hệ điều tiết globulin miễn dịch có thể không nhiều bằng những người không luyện công. Nhờ đó, người tu luyện Pháp Luân Công sẽ không đối mặt với nguy cơ cao bị dị ứng, hen suyễn, bệnh tự miễn dịch, hoặc các chứng rối loạn miễn dịch qua trung gian khác.

Thực hành tu luyện thực sự là tu luyện tâm và thân, có thể khiến con người đạt được tuổi thọ và sức khỏe thực sự. Tu luyện đòi hỏi nhân tâm phải hướng thiện, sống chân thành và luôn nhẫn nại. Thực hành tốt những việc này chính là cách thức cơ bản nhất để trị tận gốc bệnh.

Đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, luyện công không phải chỉ để chữa bệnh, mà còn là tu luyện tâm tính đồng thời và thân thể tự nhiên sẽ sản sinh hiệu quả tự chữa lành bệnh. Nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch.

Khoa học phát triển, rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường cùng thực phẩm độc hại… là những hệ lụy góp phần khiến nhiều bệnh dịch bùng nổ, khiến cho hệ miễn dịch của con người không ngừng bị kích thích. Với virus biến thể nhanh hơn bao giờ hết và hệ vi khuẩn ngày càng kháng thuốc kháng sinh, cách duy nhất để con người thoát khỏi các loại bệnh tật là phải tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Xuân Trường

  • Nguồn tham khảo:
    1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2923708/.
    2. https://www.businessinsider.com/annual-food-poisoning-deaths-2015-12
    3. https://www.cancer.gov/about-cancer/understanding/statistics
    4. http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer
    5. http://necrometrics.com/all20c.htm
    6. www.worldwatch.org
    7. http://m.dmc.tv/dhamma/index.php?action=page&id=5781)
    8.https://www.businessinsider.com/alaska-gold-mining-plan-would-destroy-worlds-largest-salmon-fisheries-2014-1
    9. http://news.mit.edu/2017/mathematics-predicts-sixth-mass-extinction-0920
    10. https://www.ucg.org/the-good-news/the-end-of-the-world-what-does-the-bible-say
    11. https://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke+21:34-35&version=NASB
    12. https://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew+24:3&version=NIV
    13. https://www.raystedman.org/new-testament/matthew/when-the-dam-breaks
    14. https://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew+24:4-31&version=KJV
    15. https://www.cathol.lu/article4741
    16. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22816037
    17.https://www.umaryland.edu/news/archived-news/january-2020/newspressreleaseshottopics/experts-prep-for-potential-coronavirus-outbreak.php
    18.https://thehill.com/changing-america/well-being/prevention-cures/482406-why-developing-a-coronavirus-vaccine-is-so
    19. https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0197778
    20. http://ccare.stanford.edu/
    21. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324422
    22. https://www.matthieuricard.org/en/blog/posts/caring-mindfulness-at-the-service-of-others
    23. https://rachelfintzy.com/lessons-from-the-worlds-happiest-man/
    24. https://m.dmc.tv/dhamma/index.php?action=page&id=5781
    25. https://onbeing.org/programs/doris-taylor-stem-cells-untold-stories/
    26.https://www.vox.com/future-perfect/2018/10/18/17886974/science-technology-climate-change-existential-threats-martin-rees
    27. https://eocinstitute.org/meditation/meditation-increases-feelings-of-vitality-and-rejuvenation/
    28.https://www.reuters.com/article/us-aids-meditation/meditation-slows-aids-progression-study-idUSN2449373420080724
    29. https://www.statnews.com/2020/02/06/cepi-coronavirus-vaccine-development/



BÀI CHỌN LỌC

Ẩn đố khoa học: Điều huyền diệu không thể tin được từ năng lực "siêu nhiên" của con người