Nữ tiến sĩ luật: Chiến thắng bệnh tật, sự nghiệp thăng hoa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chị Dung kể: Một ngày sau khi nộp xong bài viết của chương trình đào tạo tiến sĩ, tôi lại đến Trung tâm Diện chẩn, nhưng thật bất ngờ, anh Nguyễn Văn San đã từ chối kiểm tra sức khỏe cũng như chữa bệnh cho tôi...

Chị Nguyễn Thị Mai Dung sinh năm 1974, hiện là tiến sĩ luật và là giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội. Chị ham thích học tập từ nhỏ nhưng những bệnh tật như viêm đa xoang, viêm amidan, viêm phế quản từ khi còn nhỏ hành hạ dai dẳng suốt nhiều năm, khiến chị nhiều lúc cảm thấy không còn sức lực để học tập, làm việc tiếp, và một cơ duyên đã khiến cuộc đời và sự nghiệp của chị lật sang trang mới.

Chị Dung sinh ra và lớn lên bên dòng sông Nhuệ, mẹ làm trong ngành dược, bố làm nghề kỹ thuật, anh trai du học ở Nga và có học hàm thạc sĩ, em gái học thạc sĩ tại Pháp, hiện là giảng viên một trường đại học ở Hà Nội. Ngay từ nhỏ đã rất thích học tập và nghiên cứu nhưng bệnh tật đầy thân, sức khỏe yếu khiến sự nghiệp học vấn của chị tưởng chừng phải dang dở. Nhớ lại những ngày gian nan vật lộn với bệnh tật, chị Dung kể lại như sau:

Chữa bệnh triền miên, bệnh cũ không khỏi, bệnh mới nảy sinh

Mẹ tôi làm trong ngành dược nên luôn tin tưởng vào Tây y, khi các con bị bệnh là đưa ngay đến bệnh viện để khám và chữa trị theo đúng phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù được chữa trị sớm và đúng thầy đúng thuốc, nhưng các bệnh từ nhỏ của tôi như viêm đa xoang, viêm amidan, phế quản vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí có lúc bị biến chứng thành hen phế quản. Những cơn sốt dai dẳng do viêm đa xoang, những trận ho, khó thở vì viêm phế quản kéo dài, hành hạ suốt nhiều năm trời làm cho tôi cảm giác như mình không còn sức để tiếp tục học tập, làm việc nữa.

Do bị viêm hô hấp trên, hô hấp dưới từ nhỏ nên tôi đã phải dùng khá nhiều thuốc Tây trong thời gian dài. Bệnh thì không khỏi mà lại lần lượt sinh ra những bệnh mới như: viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, viêm thực quản trào ngược. Bệnh viêm xoang mũi cũng dần nặng thêm, khiến tôi đau nhức quá không chịu nổi, phải đi bệnh viện rửa xoang với những chiếc kim tiêm dài mà mỗi lần nhớ lại còn thấy ghê sợ.

Thông thường người cao tuổi mới bị bệnh thoái hóa đốt sống lưng, nhưng thật bất ngờ là tôi lại bị thoái hóa đốt sống ở tuổi 35, độ tuổi mà lẽ ra là thời kỳ sung sức nhất của đời người. Những cơn đau lưng hành hạ kéo dài khiến tôi phải đến bệnh viện để điều trị bằng đủ các phương pháp như châm cứu, tiêm thuốc vào lưng, vào mông. Trong khi đó ở phòng khám toàn những bệnh nhân người cao tuổi khiến tôi rất xấu hổ. Sau này tôi mới hiểu, điều trị bệnh bằng thuốc Tây nhiều không chỉ ảnh hưởng và gây ra các bệnh dạ dày, gan, thận mà còn tiêu tán canxi trong cơ thể rất nhiều, gây ra bệnh thoái hóa đốt sống của tôi. Chức năng gan suy giảm làm mặt tôi nổi đầy mụn kéo dài khiến tôi phải đến Viện Da liễu Trung ương để điều trị. Thế là bệnh cũ không khỏi, lại lần lượt sinh ra đủ các bệnh tật mới, khiến tôi thống khổ vô cùng.

Hết kiên nhẫn với Tây y, đi tìm các phương pháp trị bệnh khác

Tôi cứ "chăm chỉ" đến các bệnh viện chữa đủ chứng bệnh như thế thì một bất hạnh ập xuống gia đình tôi. Cuối năm 2007 mẹ tôi đã ra đi mãi mãi do mắc bệnh hiểm nghèo trong khoảng thời gian chưa đầy 1 năm kể từ khi phát hiện ra bệnh, mặc dù đã được các bác sĩ giỏi ở Việt Nam tận tình cứu chữa. Gia đình tôi ai cũng bàng hoàng, mẹ tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình của Tây y, mà khi tuân thủ theo liệu trình chỉ định của Tây y quyết liệt, nghiêm khắc bao nhiêu thì dường như sự ra đi của mẹ tôi lại càng nhanh bấy nhiêu. Chúng tôi đã hiểu ra là Tây y không thể cứu được mạng sống của mẹ, khi bị bệnh hiểm nghèo cho dù có dùng nhiều tiền đến mấy để chữa chạy cũng không thể khỏi được.

Sau khi hiểu ra sự hạn chế của Tây y, tôi và anh trai mới bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các phương pháp chữa bệnh cổ xưa như Đông y, Yoga, khí công dưỡng sinh, và diện chẩn. Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu về Phật giáo, về Sức mạnh vô thức, về liệu pháp thực dưỡng của tiên sinh người Nhật Oshawa... Chúng tôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho những môn đó, chỉ có thể nói là có chút cải thiện chứ vẫn không giải quyết được triệt để bệnh tật, bệnh vẫn hoàn bệnh, lúc ốm vẫn ốm...

Cơ duyên bất ngờ đến, bệnh hết sự nghiệp thành

Sở thích của tôi là học hành và nghiên cứu nhưng học càng nhiều thì sức khỏe càng bị đuối và bệnh lại đến, lại phải chữa trị, nó cứ lặp đi lặp lại như một vòng luẩn quẩn, như một mê cung, mãi vẫn chưa tìm thấy lối thoát.

Sau mỗi lần học tập, nghiên cứu căng thẳng, tôi lại phải đi đến Trung tâm Diện chẩn của anh Nguyễn Văn San để chữa bệnh, giúp cho cơ thể phục hồi lại chút nào hay chút đó. Một ngày tháng 5 năm 2017, sau khi nộp xong bài viết ở cấp cơ sở của chương trình đào tạo tiến sĩ, tôi lại đến Trung tâm Diện chẩn của anh San như mọi lần, nhưng thật bất ngờ là anh San đã từ chối kiểm tra sức khỏe cũng như chữa bệnh và phục hồi cho tôi. Anh San nói rằng anh đã tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công, thế nên anh không dùng diện chẩn chữa bệnh cho mọi người nữa. Anh San đã nhiệt tình giới thiệu Pháp Luân Công với tôi, anh nói về những lợi ích về sức khỏe và tinh thần mà Pháp Luân Công đem đến cho anh và nhiều người tu luyện khác…

Tôi chợt nhớ ra, năm 2012, mình cũng đã được biết đến Đại Pháp từ 1 người bạn và còn được tặng một cuốn Chuyển Pháp Luân (sách phô tô). Tôi đã đọc được vài trang đầu của cuốn sách và đã nản do khi đó chưa chú tâm đọc, chỉ xem lướt nên chưa hiểu được nội hàm thâm sâu của sách. Sau này tôi đã vô cùng tiếc nuối vì mãi đến ngày 21 tháng 7 năm 2017 mới thực sự bước vào tu luyện qua lớp học 9 ngày tại nhà một học viên.

Tại lớp học 9 ngày, tôi được các học viên chia sẻ kỹ hơn về Pháp Luân Công, sau đó tôi mới thực sự bước vào chuyên tâm đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và các sách Đại Pháp khác. Sau khi đọc nhiều lượt các sách Đại Pháp, những câu hỏi và những nút thắt trong tôi dần được khai mở. Các câu hỏi, các vấn đề thắc mắc mà tôi đã từng vất vả bao năm trời để đi tìm lời giải mà chưa tìm được, thì thật không ngờ đều có lời giải đáp trong các sách Đại Pháp.

Chị Dung đang đọc sách Chuyển Pháp Luân. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Chị Dung đang đọc sách Chuyển Pháp Luân. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Sau khi học Pháp luyện công một thời gian ngắn, các bệnh tật tưởng chừng như tôi phải sống với nó trọn đời đã lần lượt rời khỏi cơ thể tôi lúc nào không hay, cảm giác thân thể nhẹ nhàng vô bệnh thật dễ chịu, một cảm giác mà từ nhỏ đến nay suốt mấy chục năm tôi chưa bao giờ có được. Hàng ngày tôi chuyên cần học Pháp luyện công, tôi nhận thấy ngoài việc sức khỏe tăng lên, hết mọi bệnh tật ra thì trí huệ, sự bền bỉ và dẻo dai của tôi trong việc giảng dạy cũng như trong nghiên cứu khoa học cũng được tăng lên rất nhiều, do đó tôi đã hoàn thành đề tài luận án tiến sĩ đúng hạn và bảo vệ thành công đề tài đầu năm 2018.

Cùng khóa học tiến sĩ với tôi, đã có không ít anh, chị, em không thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do yếu tố khách quan cũng như yếu tố chủ quan, mà trong đó phần nhiều là không đủ sức khỏe, không đủ sức bền để vượt qua những khó khăn, gian khổ trong việc nghiên cứu cũng như đi tiếp với đề tài cho đến kết quả cuối cùng.

Sau khi tôi tu luyện được 2 tháng thì chồng tôi cũng bước vào tu luyện, và sau khi chồng tôi tu luyện được 2 tháng thì con gái chúng tôi cũng bắt đầu bước vào tìm hiểu Đại Pháp và tu luyện cùng. Gia đình nhỏ của tôi có 3 thành viên, hàng ngày chúng tôi cùng nhau học Pháp luyện công, và cùng động viên nhau để tu luyện cho tốt, tu sửa tâm tính trở nên Chân thành hơn, Thiện lương hơn, và Nhẫn nại hơn, cái gì chưa tốt thì cần sửa cho tốt, làm tốt rồi còn cần phải làm tốt hơn nữa.

Nhận được nhiều lợi ích về cả sức khỏe, tinh thần cũng như trí tuệ từ Đại Pháp tôi liền giới thiệu Đại Pháp cho các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại, hàng xóm cùng các bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên và cả các bạn hữu duyên gần xa, với mong muốn mọi người cũng sẽ được những lợi ích như bản thân và gia đình tôi.

Chị Mai Dung cùng chồng và con gái.  (Ảnh do nhân vật cung cấp) 
Chị Mai Dung cùng chồng và con gái. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bài viết do cộng tác viên Lan Nguyễn viết theo lời chia sẻ của chị Nguyễn Thị Mai Dung, và được NTD Việt Nam biên tập.

Lan Nguyễn



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Nữ tiến sĩ luật: Chiến thắng bệnh tật, sự nghiệp thăng hoa