Pháp Luân Công ngồi kiết già thế nào? Hướng dẫn ngồi thiền Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Pháp Luân Công ngồi kiết già thế nào” là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bài ngồi thiền Pháp Luân Công là bài Công pháp số 5 của môn tập. Bài thiền định bao gồm các động tác rất đơn giản, nhẹ nhàng, ai cũng có thể thực hành được.

Vào đầu Xuân Quý Mão 2023, Sư phụ Lý Hồng Chí - nhà sáng lập Pháp Luân Công đã cho phép Đài truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty - NTD) công bố bài viết của ông với tiêu đề: “Vì sao có nhân loại”. Kính mời quý vị khán giả, độc giả của đài NTD tại Việt Nam đọc bài viết này tại đây.

1. Pháp Luân Công ngồi kiết già thế nào?

Có nhiều người muốn thực hành thiền định và chưa biết Pháp Luân Công ngồi kiết già thế nào.

Pháp Luân Công bao gồm 5 bài Công pháp; trong đó có 4 bài luyện công đứng (động công) và một bài thiền định (tĩnh công).

Bài thiền định là bài Công pháp số 5 có tên gọi là “Thần Thông Gia Trì Pháp". Ở bài này, người tập ngồi tĩnh tọa trong tư thế song bàn (kiết già).

Ngồi thiền Pháp Luân Công
Ngồi thiền Pháp Luân Công.

2. Pháp Luân Công ngồi kiết già có khó không?

Thời gian luyện bài Công pháp số 5 của Pháp Luân Công là 60 phút.

Khi luyện bài này, không bắt buộc người tập phải ngay lập tức ngồi ở tư thế song bàn (kiết già) trong toàn bộ 60 phút của bài tập. Nếu chưa thể ngồi song bàn ngay được, bạn có thể ngồi đơn bàn (bán già) và luyện tập dần dần.

Hoặc bạn có thể ngồi thiền trong thời gian lâu hơn 60 phút nếu muốn.

Các động tác của bài thiền định Pháp Luân Công rất đơn giản, nhẹ nhàng. Từ các cháu nhỏ, thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành, các cụ ông cụ bà đều có thể thực hành được.

thiền định bài 5 Pháp Luân Công
Học viên Pháp Luân Công lớn tuổi đang luyện bài Công pháp số 5.

3. Ngồi thiền Pháp Luân Công như thế nào?

Có nhiều người khi mới bước vào luyện Pháp Luân Công chưa thể ngồi song bàn (đặt cả hai chân lên) ngay được. Bạn có thể ngồi đơn bàn (gác một chân) và luyện tập dần dần.

Cách ngồi đơn bàn

Ngồi đơn bàn là cách ngồi đặt một chân lên đùi chân kia, lòng bàn chân hướng lên trên. Chân còn lại gập khoanh vào.

Nam đưa chân trái đặt trên đùi phải. Nữ cho chân phải đặt trên đùi trái.

Có nhiều người có chân quá cứng, việc ngồi đơn bàn có thể thấy khó và đau trong thời gian đầu. Nhưng khi luyện đều đặn hàng ngày, người tập có thể dần quen hơn, chịu đau tốt hơn, chân cũng mềm hơn; nhờ vậy có thể dần dần ngồi đơn bàn trong thời gian lâu hơn. Người tập cần cố gắng duy trì, cuối cùng có thể ngồi được song bàn.

Cách ngồi song bàn

Ngồi song bàn là tư thế thích hợp nhất và tốt nhất cho việc ngồi thiền Pháp Luân Công.

Từ tư thế đơn bàn, bạn kéo chân còn lại đặt lên chân kia. Hai chân đặt chéo nhau; lòng bàn chân hướng lên trên.

Lúc đầu, hai chân có thể chưa vắt chéo khít được; hoăc có chân bị tụt ra; hoặc mắt cá chân bị tỳ lên sẽ khiến người tập bị đau. Nhưng dần dần, khi đã quen hơn, sức chịu đựng tốt hơn, chân cũng mềm hơn, khả năng ngồi song bàn của bạn sẽ dần dần được cải thiện. Bạn có thể ngồi song bàn trong thời gian càng lâu càng tốt.

Về các động tác tay khi luyện bài Công pháp số 5, bạn có thể xem video Sư phụ Lý Hồng Chí - Người sáng lập Pháp Luân Công - hướng dẫn chi tiết tại website Vi.falundafa.org. Hoặc bạn có thể tìm tới điểm luyện công chung, những người học Pháp Luân Công khác sẽ hướng dẫn và giúp bạn chỉnh sửa động tác chính xác.

4. Pháp Luân Công ngồi kiết già khác biệt với các môn thiền khác như thế nào?

Bài Công pháp số 5 của Pháp Luân Công cũng giống như 4 bài luyện công còn lại, đều không yêu cầu điều tiết việc hít thở. Người tập hít thở bình thường.

Khi thiền định (ngồi kiết già), yêu cầu người tập cần thanh tỉnh; không rơi vào trạng thái mơ màng hay ngủ đi mất không biết gì nữa.

Người luyện bài 5 Pháp Luân Công có thể tiến vào trạng thái nhập tĩnh, nhập định thâm sâu nhưng phải biết rằng mình vẫn đang ở đó luyện công.

Ngồi thiền Pháp Luân Công không có yêu cầu bắt buộc về thời gian, phương hướng hay địa điểm luyện công. Bạn có thể tự luyện một mình ở nhà; hoặc tới điểm luyện công chung ở khu chung cư, công viên, quảng trường… cùng luyện với mọi người vào thời gian phù hợp với mình.

trẻ em ngồi thiền Pháp Luân Công
Trẻ em ngồi thiền Pháp Luân Công rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

5. Trải nghiệm khi ngồi thiền Pháp Luân Công

Người tập Pháp Luân Công thuộc đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề. Họ có trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau nên trải nghiệm của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.

Với bài thiền định, có người có thể ngồi song bàn (kiết già) được ngay; cũng có người mất nhiều thời gian hơn để ngồi song bàn. Có người chỉ bị tê chân một chút, có người lại bị đau.

Có người có thể nhanh chóng bước vào trạng thái nhập tĩnh, nhập định. Khi nhập định, có người cảm thấy toàn thân bất động, thân thể rất thoải mái, nhẹ nhàng; cơ thể trở nên ấm áp.

Khi tới điểm luyện công chung, người tập có thể trao đổi với mọi người và chia sẻ về trạng thái của mình.

Pháp Luân Công ngồi kiết già có khó không

Năm bài luyện công của Pháp Luân Công được hướng dẫn chi tiết nguyên lý và cách thức vận động trong cuốn sách Đại Viên Mãn Pháp. Bạn có thể tìm đọc miễn phí. Hoặc bạn có thể xem băng hình Sư phụ Lý Hồng Chí hướng dẫn các động tác cụ thể 5 bài Công pháp tại đây. Về nhạc tập, bạn cũng có thể tải về miễn phí và tự thực hành.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Pháp Luân Công ngồi kiết già thế nào”. Cùng với việc luyện công, người học Pháp Luân Công còn đọc sách “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) hàng ngày và thực hành các nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn trong cuộc sống.

Diệp Anh

Xem thêm:

Chuyên đề


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Pháp Luân Công ngồi kiết già thế nào? Hướng dẫn ngồi thiền Pháp Luân Công