Vì sao cảnh sát Hong Kong lại trở thành thế lực tàn bạo và man rợ? (Kỳ cuối)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lời dẫn: Ngày 1/1/2020, 44 nghị sĩ và chức sắc từ 18 quốc gia trên thế giới đã gửi tới bà Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong Carrie Lam một bức thư ngỏ yêu cầu ngăn chặn sự tàn bạo của cảnh sát Hong Kong... Phản ứng của cảnh sát Hong Kong đối với các cuộc biểu tình năm 2019-2020 hoàn toàn trái ngược với quá khứ. ĐCSTQ xuất hiện ở đâu, nơi đó trở nên hỗn loạn, bạo lực và chết chóc.

Xem lại: Phần mở đầu - Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3

Kỳ 4: Vì sao cảnh sát Hong Kong lại trở thành thế lực tàn bạo và man rợ?

Từng là một lực lượng được người dân Hong Kong coi trọng, tin tưởng và là hình mẫu được ngưỡng mộ nhất châu Á, cảnh sát Hong Kong đã tự biến mình thành một thế lực tàn bạo, man rợ và hắc ám nhất. Từ một lực lượng bảo vệ sự an toàn cho dân chúng, cảnh sát Hong Kong lại trở thành nỗi khiếp đảm, kinh hoàng của người dân xứ Cảng. Vì sao?

Dưới sự “cai trị” của Anh quốc, lực lượng chấp pháp này có tên chính thức là Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Hong Kong (RHKP), nhưng vào năm 1997, chữ “Hoàng gia” đã bị gỡ bỏ khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc Đại lục...

Từ một lực lượng VÌ DÂN dưới sự “cai trị” của tư bản Anh…

Dưới thời “cai trị” của Anh quốc, Hong Kong có một bề dày lịch sử về biểu tình và đây là một trong những cách để người dân xứ Cảng bày tỏ quan điểm của mình. Với sự gia tăng thường xuyên của các cuộc biểu tình của người dân ở đây, cảnh sát Hoàng gia Hong Kong đã trở thành “chuyên gia” trong cách quản lý đám đông. Bạo loạn trong những năm 1950 – 1960 đã khiến các quan chức cảnh sát Hong Kong đúc kết ra rằng, cần duy trì trật tự bằng các hành động kiềm chế, biết lắng nghe, đối thoại và tìm kiếm lời khuyên từ công chúng.

Bạo loạn trong những năm 1950 – 1960 đã khiến các quan chức cảnh sát Hồng Kông đúc kết ra rằng, cần duy trì trật tự bằng các hành động kiềm chế, biết lắng nghe, đối thoại và tìm kiếm lời khuyên từ công chúng.
Bạo loạn trong những năm 1950 – 1960 đã khiến các quan chức cảnh sát Hong Kong đúc kết ra rằng, cần duy trì trật tự bằng các hành động kiềm chế, biết lắng nghe, đối thoại và tìm kiếm lời khuyên từ công chúng. (manhhai - CC BY 2.0)

Cảnh sát Hong Kong đã áp dụng cách tiếp cận có phần khoan dung với đám đông. Theo đó, cảnh sát chống bạo động từng bước tiếp cận người biểu tình trong trang phục đội mũ mềm và tay không vũ khí, trong khi các sĩ quan chỉ huy của họ trực tiếp đối thoại với đám đông và cố gắng xoa dịu căng thẳng.

Với phong cách xử lý tình huống đầy tính nhân văn, cảnh sát Hong Kong nổi tiếng với việc quản lý các cuộc biểu tình lớn một cách tài tình và rất được lòng dân chúng. Trong nhiều thập kỷ, cuốn Cẩm nang Huấn luyện chống bạo động của cảnh sát Hong Kong đã được phân loại, sao chép, học hỏi bởi cảnh sát nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, trong đó có cả cảnh sát London và cảnh sát Canada.

Với phong cách xử lý tình huống đầy tính nhân văn, cảnh sát Hong Kong nổi tiếng với việc quản lý các cuộc biểu tình lớn một cách tài tình và rất được lòng dân chúng. (Ảnh chụp màn hình)
Với phong cách xử lý tình huống đầy tính nhân văn, cảnh sát Hong Kong nổi tiếng với việc quản lý các cuộc biểu tình lớn một cách tài tình và rất được lòng dân chúng. (Ảnh chụp màn hình)

Những điều trong cuốn Cẩm nang mà cảnh sát Hong Kong luôn khắc cốt ghi tâm chính là coi việc sử dụng bình xịt hơi cay như là thứ “vũ khí” cuối cùng để dẹp bạo loạn, nhưng cũng chỉ được phép coi đó là thứ “vũ khí” để phòng thủ chứ không phải tấn công, mục đích là để giải tán đám đông dọc theo các tuyến đường mà cảnh sát cố tình bỏ ngỏ.

Những điều trong cuốn Cẩm nang mà cảnh sát Hong Kong luôn khắc cốt ghi tâm chính là coi việc sử dụng bình xịt hơi cay như là thứ “vũ khí” cuối cùng để dẹp bạo loạn. (Ảnh chụp màn hình)
Những điều trong cuốn Cẩm nang mà cảnh sát Hong Kong luôn khắc cốt ghi tâm chính là coi việc sử dụng bình xịt hơi cay như là thứ “vũ khí” cuối cùng để dẹp bạo loạn. (Ảnh chụp màn hình)

Với hàng loạt các cuộc cải cách phúc lợi, giáo dục và pháp lý dựa trên nền tảng liên kết với cộng đồng và tin tưởng vào cảnh sát, Hong Kong trở thành một quốc đảo ổn định, hòa bình, thịnh vượng và trật tự. Với 30.000 nhân viên tận tụy, cảnh sát Hong Kong trở thành lực lượng bảo vệ người dân đáng tin cậy và thân thiện, góp phần giúp Hong Kong trở thành một trong những nhà nước pháp quyền, nhân quyền và tự do nhất thế giới.

Người Hong Kong đã quen với tinh thần thượng tôn luật pháp thay vì luật pháp của người cai trị chiếm ưu thế. Và người Hong Kong đã “chiến đấu” hết mình trong nhiều thập kỷ để gây dựng nên một trong những chính phủ trung thực và minh bạch nhất thế giới.

Cảnh sát Hong Kong từng bước trở thành lực lượng bảo vệ đáng tin cậy và thân thiện, góp phần giúp Hong Kong trở thành một trong những nhà nước pháp quyền, nhân quyền và tự do nhất thế giới. (Wikipedia)
Cảnh sát Hong Kong từng bước trở thành lực lượng bảo vệ đáng tin cậy và thân thiện, góp phần giúp Hong Kong trở thành một trong những nhà nước pháp quyền, nhân quyền và tự do nhất thế giới. (Wikipedia)

… trở thành thế lực ĐÀN ÁP DÂN dưới sự cai trị của ĐCSTQ

Nhưng tất cả đã thay đổi chóng mặt từ năm 2014, khi cảnh sát Hong Kong tiếp cận người dân một cách cứng rắn trong việc xử lý cuộc Biểu tình Ô dù. Dưới áp lực của ĐCSTQ muốn chấm dứt nhiều tuần biểu tình ôn hòa, Ủy viên cảnh sát lúc đó, Tăng Vĩ Hùng (Andy Tsang Wai-hung), và người phó của ông ta là Alan Lau, đã ra lệnh bắn 87 loạt hơi cay vào người biểu tình.

Người Hong Kong hoàn toàn bị sốc. Một thế hệ được tôn trọng bởi cảnh sát đã không thể tin nổi rằng lực lượng bảo vệ họ giờ lại đang sử dụng các chiến thuật đàn áp để chống lại họ. Từ hàng chục ngàn người bùng nổ thành cuộc tuần hành của hàng trăm ngàn người, đã chiếm giữ đường cao tốc trong suốt 79 ngày, cùng lúc hô vang quyền dân chủ và đòi “giải mã” sự thay đổi của cảnh sát.

Năm 2014 ấy, người biểu tình Hong Kong và các phóng viên đã chứng kiến một sự chuyển mình chóng mặt: Những tên côn đồ bỗng xuất hiện đánh đập người biểu tình công khai, và cảnh sát Hong Kong dường như bị bỏ “bùa mê thuốc lú” chực chờ đám côn đồ đánh người xong liền dẫn giải đi và… giải thoát cho chúng.

Người Hong Kong hoàn toàn bị sốc. Một thế hệ được tôn trọng bởi cảnh sát đã không thể tin nổi rằng lực lượng bảo vệ họ giờ lại đang sử dụng các chiến thuật đàn áp để chống lại họ. (Getty)
Người Hong Kong hoàn toàn bị sốc. Một thế hệ được tôn trọng bởi cảnh sát đã không thể tin nổi rằng lực lượng bảo vệ họ giờ lại đang sử dụng các chiến thuật đàn áp để chống lại họ. (Getty)

Năm năm sau, trong mùa hè bão lửa 2019, người biểu tình Hong Kong không thể lường trước được quốc đảo thân yêu của họ có ngày bị bao phủ bởi những “đám mây” hóa học do cảnh sát mang tới. Cảnh sát sử dụng hơi cay một cách bừa bãi cùng lúc bắn đạn cao su, đạn thật… ở cự ly gần.

Cảnh sát sử dụng hơi cay một cách bừa bãi cùng lúc bắn đạn cao su, đạn thật… ở cự ly gần. (Getty)
Cảnh sát sử dụng hơi cay một cách bừa bãi cùng lúc bắn đạn cao su, đạn thật… ở cự ly gần. (Getty)

“Những chiến thuật này không phải là chiến thuật mà cảnh sát Hong Kong từng được biết đến trong lịch sử”, một người Hong Kong nói. Năm 2019, cảnh sát ngay từ đầu đã sử dụng các biện pháp thù địch như bắn hơi cay thay vì đối thoại làm giảm căng thẳng. Không những thế, cảnh sát đã bắn hơi cay trong khi cố tình chặn các tuyến đường phân tán người biểu tình. Họ cũng bắn hơi cay trong không gian kín hoặc chật hẹp (ga tàu điện ngầm, trường học…) mà không hề cảnh báo. Về cơ bản, đây không khác gì một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học trong một khu vực hạn chế.

Thay vì đối thoại làm giảm căng thẳng, bình xịt cay - từ một thứ "vũ khí" chỉ mang tính phòng thủ của cảnh sát Hong Kong, nay đã trở thành thứ "vũ khí" để áp chế và tấn công người biểu tình. (Getty)
Thay vì đối thoại làm giảm căng thẳng, bình xịt cay - từ một thứ "vũ khí" chỉ mang tính phòng thủ của cảnh sát Hong Kong, nay đã trở thành thứ "vũ khí" để áp chế và tấn công người biểu tình. (Getty)

Cảnh sát cũng bắn đạn cao su ở cự ly gần và luôn giơ dùi cui lên cao khi đi vào đám đông. Trong cả ba sự cố bắn đạn thật, cảnh sát đã không bắn đạn thật lên không trung để cảnh cáo mà bắn thẳng trực diện ở cự ly gần vào người biểu tình trong tình huống không hề bị uy hiếp. Hình ảnh hắc cảnh Hong Kong giờ điên cuồng bắn hơi cay, đạn cao su, vung dùi cui, bắn súng vào đồng bào được người dân ví von không khác gì thú đi săn tiêu khiển ở Vịnh Đông La.

Trong cả ba sự cố bắn đạn thật, cảnh sát đã không bắn đạn thật lên không trung để cảnh cáo mà bắn thẳng trực diện ở cự ly gần vào người biểu tình trong tình huống không hề bị uy hiếp. (Getty)
Trong cả ba sự cố bắn đạn thật, cảnh sát đã không bắn đạn thật lên không trung để cảnh cáo mà bắn thẳng trực diện ở cự ly gần vào người biểu tình trong tình huống không hề bị uy hiếp. (Getty)
Từ vị thế hình mẫu cho toàn bộ châu Á, cảnh sát Hong Kong đã trở nên biến chất, thừa hưởng thứ văn hóa bạo lực từ ĐCSTQ. (Getty)
Từ vị thế hình mẫu cho toàn bộ châu Á, cảnh sát Hong Kong đã trở nên biến chất, thừa hưởng thứ văn hóa bạo lực từ ĐCSTQ. (Getty)
Hình ảnh hắc cảnh Hong Kong giờ điên cuồng bắn hơi cay, đạn cao su, vung dùi cui, bắn súng vào đồng bào được người dân ví von không khác gì thú đi săn tiêu khiển ở Vịnh Đông La. (Getty)
Hình ảnh hắc cảnh Hong Kong giờ điên cuồng bắn hơi cay, đạn cao su, vung dùi cui, bắn súng vào đồng bào được người dân ví von không khác gì thú đi săn tiêu khiển ở Vịnh Đông La. (Getty)

Vì sao cảnh sát lại trở thành Hắc cảnh Hong Kong?

Theo foreigpolicy.com, sự khác biệt giữa cảnh sát Hong Kong thời trước và hiện tại là do cảnh sát Hong Kong được đào tạo từ các cơ sở cảnh sát tại Trung Quốc Đại Lục. Có thông tin cho rằng, một trong các cơ sở đào tạo đó nằm tại Tân Cương.

Lực lượng cảnh sát Hong Kong dường như cũng đang được đào tạo và được cung cấp các trang thiết bị từ lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân và các lực lượng bán quân sự của Trung Quốc. Các lực lượng này thường xuyên trấn áp, bắt giữ những người biểu tình, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương.

Vậy nên không có gì nghi ngờ khi các hành động tấn công điên cuồng người biểu tình của cảnh sát Hong Kong đã được áp dụng từ chính “kỹ thuật” bạo lực tàn bạo từ “đồng nghiệp” bên Trung Quốc Đại lục.

Một đơn vị đặc biệt của Hong Kong – biệt đội Raptor – đã được chỉ định bí mật nhắm vào các nhà hoạt động “quan trọng”, các sinh viên nòng cốt trong số những người biểu tình, giam giữ họ tại một trung tâm giam giữ đặc biệt ở San Uk Ling, gần biên giới Đại lục. Và chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra với họ? Bức cung, tra tấn, thủ tiêu hay mất tích tại Trung Quốc Đại Lục?

Biệt đội Raptor – đã được chỉ định bí mật nhắm vào các nhà hoạt động “quan trọng”, các sinh viên nòng cốt trong số những người biểu tình, giam giữ họ tại một trung tâm giam giữ đặc biệt ở San Uk Ling.
Biệt đội Raptor – được chỉ định bí mật nhắm vào các nhà hoạt động “quan trọng”, sinh viên nòng cốt trong nhóm biểu tình, giam giữ họ tại một trung tâm giam giữ đặc biệt ở San Uk Ling. (Getty)

Nhiều cáo buộc cho thấy cảnh sát Hong Kong đã tra tấn tàn bạo người biểu tình cũng như hãm hiếp các sinh viên nữ khi bị giam giữ tại San Uk Ling. Chính phủ Hong Kong tuyên bố đóng cửa Trung tâm giam giữ này nhằm xua tan những nghi ngờ về tra tấn và ngược đãi. Nhưng có thông tin tiết lộ rằng, chính quyền Hong Kong có kế hoạch xây dựng cơ sở đào tạo cảnh sát chống khủng bố quy mô lớn nằm ngay sát bên San Uk Ling.

Có điều, thời gian đệ trình kế hoạch xây dựng này trùng hợp với thời điểm ngày 8/7/2016 khi Cục Quản lý Nhà tù Quân đoàn Tân Cương đến thăm Lực lượng Cảnh sát Hong Kong. Và cuối năm 2018, ông Khu Chí Quang – Cục phó Cục An ninh Hong Kong cũng dẫn đầu một phái đoàn đến Tân Cương để khảo sát “cơ sở chống khủng bố”.

Tân Cương là nơi đào tạo chống khủng bố như truyền thông ĐCSTQ rêu rao, nhưng cũng là nơi mà ĐCSTQ bưng bít sự hiện diện của hàng loạt những trại giam bí mật khổng lồ, nơi giam giữ các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm với vô vàn phương thức tra tấn tàn bạo và man rợ do ĐCSTQ nghĩ ra.

Tân Cương là nơi đào tạo chống khủng bố như truyền thông ĐCSTQ rêu rao, nhưng cũng là nơi mà ĐCSTQ bưng bít sự hiện diện của hàng loạt những trại giam bí mật khổng lồ.
Tân Cương là nơi đào tạo chống khủng bố như truyền thông ĐCSTQ rêu rao, nhưng cũng là nơi mà ĐCSTQ bưng bít sự hiện diện của hàng loạt những trại giam bí mật khổng lồ. (Getty)

Tra tấn nhằm hủy diệt ý chí của tù nhân

Hàng triệu tù nhân người Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc thiểu số, các tù nhân bất đồng chính kiến và đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng tất cả các thủ đoạn tra tấn tàn bạo. Những người sống sót đã mô tả lại hơn 100 thủ đoạn tra tấn của cảnh sát Trung Quốc Đại lục.

Cảnh sát, cai tù trực tiếp đánh đập các học viên Pháp Luân Công cũng như xúi giục các tù nhân khác đánh đập họ. Nhiều người đã bị điếc do bị đánh đập, tai bị rách rời, nhãn cầu bị vỡ, răng gãy, và xương sọ, xương sống, xương sườn, xương quai sanh, xương chậu dập gẫy. Một số kẻ tra tấn đã tàn nhẫn bóp nát tinh hoàn của các học viên nam và đá vào cơ quan sinh dục của các học viên nữ.

Nếu nạn nhân vẫn không chịu khuất phục, những kẻ tra tấn sẽ tiếp tục đánh đập cho đến khi toàn thân bị rách da hở thịt. Cơ thể nhiều người đã bị hoàn toàn biến dạng, lở loét, nhưng cai ngục tiếp tục đổ nước muối lên người họ và dùng dùi cui điện để tra tấn mỗi khi họ tỉnh lại.

Giật điện là một thủ đoạn tra tấn khác thường được dùng ở các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Cảnh sát dùng dùi cui điện để cho điện giật các vùng nhạy cảm trên thân thể, bao gồm miệng, đỉnh đầu, ngực, cơ quan sinh dục, mông, đùi, gan bàn chân, ngực của các học viên nữ, và cơ quan sinh dục của các học viên nam.

Hàng triệu tù nhân người Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc thiểu số, các tù nhân bất đồng chính kiến và đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng tất cả các thủ đoạn tra tấn tàn bạo.
Hàng triệu tù nhân người Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc thiểu số, các tù nhân bất đồng chính kiến và đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng tất cả các thủ đoạn tra tấn tàn bạo. (Tổng hợp)

Các thanh sắt được chế tạo đặc biệt, nung nóng trong lò điện được dùng để đốt cháy chân của họ. Cảnh sát cũng dùng than nóng đỏ để đốt cháy mặt, đốt cháy đến chết nạn nhân sau khi phải chịu vô số ngón đòn tra tấn tàn khốc khác. Khi nạn nhân chết, cảnh sát thông báo là “tự thiêu”.

Ghi nhận tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia bởi những nhân chứng còn sống sót cho thấy, cảnh sát đánh các tù nhân nữ vào ngực và khu vực cơ quan sinh dục, rồi thay nhau hãm hiếp. Chúng cũng thường xuyên đưa họ vào xà lim nam, khuyến khích các tù nhân nam hãm hiếp họ, dẫn đến một số người bị tàn tật, rối loạn tinh thần và thậm chí tử vong. Nếu tù nhân nữ có thai thì bị buộc phá thai, bị ép vào bệnh viện tâm thần và tiêm các loại thuốc hủy diệt hệ thần kinh.

Nhiều học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng cách không được ngủ trong mấy ngày liền, hay thậm chí nửa tháng. Khi họ buồn ngủ, cai tù sẽ dùng kim đâm vào người. Nhiều tù nhân bị bức thực qua lỗ mũi với nước trộn bột ớt hoặc nước muối đậm đặc, thậm chí nước phân.

Nhiều tù nhân bị bức thực qua lỗ mũi với nước trộn bột ớt hoặc nước muối đậm đặc, thậm chí nước phân. 
Nhiều tù nhân bị bức thực qua lỗ mũi với nước trộn bột ớt hoặc nước muối đậm đặc, thậm chí nước phân.

Những tên cai tù còn đổ nước lạnh lên người tù nhân vào mùa đông, buộc họ đứng ngoài trời bất động dưới bão tuyết hoặc nắng cháy… Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều thủ đoạn tra tấn mà các tù nhân lương tâm, tù nhân bất đồng chính kiến cũng như các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng trong các trại giam giữ tại Trung Quốc.

Nhằm hủy hoại ý chí của nạn nhân

Theo các nhà hoạt động nhân quyền, mặc dù việc tra tấn đã chính thức bị cấm ở Trung Quốc, nhưng nó vẫn đang được sử dụng rộng rãi và có hệ thống trong hàng loạt các nhà tù trên khắp đất nước này.

Tháng 11/2019, tờ New York Times đã đăng toàn bộ 403 trang tài liệu bằng tiếng Hoa trên website, trong đó có nhiều bản báo cáo theo dõi, kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ, cũng như nhiều bài diễn văn chưa từng được công bố của ông Tập Cận Bình.

Trong số đó, có khoảng gần 200 trang về các bài phát biểu nội bộ của ông Tập và các nhà lãnh đạo khác, và hơn 150 trang chỉ thị, báo cáo về việc theo dõi và kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo về kế hoạch mở rộng sự kiểm soát đối với các khu vực khác ở Trung Quốc.

Năm 2014, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi “đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai” bằng cách sử dụng “những biện pháp độc tài” và “không thương tiếc”.
Năm 2014, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi “đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai” bằng cách sử dụng “những biện pháp độc tài” và “không thương tiếc”. (Getty)

Đặc biệt, trong một bài diễn văn ghi năm 2014, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi “đấu tranh chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai” bằng cách sử dụng “những biện pháp độc tài”“không thương tiếc”. Ngoài ra, trong tập tài liệu còn có một tập chỉ thị của chính quyền hướng dẫn sinh viên Duy Ngô Nhĩ bị “mất tích” hoặc bị đưa vào trại tập trung, trả lời những câu hỏi của gia đình khi về nhà.

Ngày 20/11/2019, cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hong Kong là Simon Cheng đã cáo buộc cảnh sát chìm của ĐCSTQ bắt cóc, bức cung và tra tấn, rồi buộc anh phải thú nhận rằng anh và Chính phủ Anh đã đóng một vai trò mắt xích trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Simon Cheng bị bắt cóc khi đang trên đường trở về Hong Kong sau một chuyến đi công tác tại thành phố Thâm Quyến và bị biệt giam từ đó. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, anh kể rằng đã bị tra tấn trong nhiều ngày và phải trải qua các cuộc thẩm vấn kéo dài trong những căn phòng không có cửa sổ. Cheng nói rằng, những kẻ thẩm vấn gọi anh là kẻ thù của nhà nước, là điệp viên người Anh và đe dọa anh với tội danh lật đổ và gián điệp.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, Simon Cheng kể rằng đã bị tra tấn trong nhiều ngày và phải trải qua các cuộc thẩm vấn kéo dài trong những căn phòng không có cửa sổ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, Simon Cheng kể rằng đã bị tra tấn trong nhiều ngày và phải trải qua các cuộc thẩm vấn kéo dài trong những căn phòng không có cửa sổ. (Getty)

Cheng bị tra tấn trên ghế cọp, bị còng tay, xiềng xích, bịt mắt, và bị cấm đeo kính, khiến anh cảm thấy ngột ngạt và buồn nôn. Cảnh sát giật ngược tóc để buộc Cheng mở khóa điện thoại bằng cách nhận diện khuôn mặt. Sau đó, anh được đưa đến một địa điểm không xác định, nơi anh chịu các màn tra tấn như treo trên không trung, bịt mắt và đội mũ trùm đầu.

Những kẻ bắt giữ buộc Cheng phải ngồi xổm ở tư thế cố định trong nhiều giờ. Khi Cheng không duy trì được tư thế ấy, những kẻ thẩm vấn đã dùng dùi cui đánh vào khớp gối của anh. Cheng nói bản thân bị buộc phải đứng tấn trong nhiều giờ liền và nếu cử động sẽ bị đánh: “Họ sẽ đánh vào những phần xương, ví dụ như mắt cá…. hoặc bất cứ bộ phận nhạy cảm nào”. Ngoài ra, Cheng cho biết anh cũng bị thiếu ngủ và nếu ngủ thiếp đi, họ buộc anh phải thức dậy để hát quốc ca Trung Quốc…

Simon Cheng khẳng định anh không phải người Hong Kong duy nhất bị đối xử kiểu này. “Tôi thấy một nhóm người Hong Kong bị bắt và thẩm vấn. Tôi nghe ai đó nói bằng tiếng Quảng Đông: Giơ tay lên! Mày đã giương cờ trong cuộc biểu tình phải không?“. Những lời kể này của Simon Cheng đã dẫn đến nhiều nghi vấn về việc những người biểu tình Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ đã bị bí mật dẫn độ về Trung Quốc ngay cả khi Dự luật Dẫn độ đã bị hủy bỏ.

Lời kể của Simon Cheng đã dẫn đến nghi vấn về việc những người biểu tình Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ đã bị bí mật dẫn độ về Trung Quốc ngay cả khi Dự luật Dẫn độ đã bị hủy bỏ. (Getty)
Lời kể của Simon Cheng đã dẫn đến nghi vấn về việc những người biểu tình Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ đã bị bí mật dẫn độ về Trung Quốc ngay cả khi Dự luật Dẫn độ đã bị hủy bỏ. (Getty)

Một đoạn clip vào ngày 18/11/2019 cho thấy một đoàn SV trường Polytechnic University (PolyU) bị còng tay áp giải lên một đoàn tàu lửa riêng mà theo nghi vấn thì đích đến là Trung Quốc Đại lục. Nếu đó là sự thực thì số phận của những người trẻ Hong Kong lành ít dữ nhiều.

Sự tàn bạo của cảnh sát Hong Kong đối với người biểu tình trong suốt hơn 1 năm qua, chính là hình ảnh thu nhỏ của các màn tập dợt học theo cảnh sát tà ác Trung Quốc, bao gồm từ việc tấn công, trấn áp, tra tấn, hãm hiếp, thủ tiêu và dựng hiện trường giả…

Giờ đây, khi Luật An ninh Quốc gia mới (còn được gọi là Luật Chống Biểu tình) do ĐCSTQ áp đặt có hiệu lực, nhắm một cách “mơ hồ” vào các tội danh ly khai, lật đổ và khủng bố với những hình phạt lên đến tù chung thân, càng làm gia tăng nguy cơ công dân Hong Kong bị cảnh sát bắt giữ.

Có thể nói, Hong Kong đang phải trải qua những ngày tháng TANG THƯƠNG nhất trong lịch sử quốc đảo này.

Xuân Trường



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao cảnh sát Hong Kong lại trở thành thế lực tàn bạo và man rợ? (Kỳ cuối)