Ảo tưởng về khí vô trùng: Tăng sự thiếu hiểu biết về hệ miễn dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hơn hai mươi tháng sau đại dịch, rõ ràng các chiến lược hạn chế bắt buộc đã không ngăn chặn được sự lây lan đáng kể của virus, thậm chí chúng ta còn phải trả những cái giá rất đắt. Giãn cách xã hội không những không ngăn được sự lây lan của virus trên khắp thế giới mà còn kéo theo những thiệt hại khổng lồ đi kèm. Không có bằng chứng nhất quán nào về lợi ích của việc đeo khẩu trang, bất chấp tình trạng chính trị hóa chưa từng có và tiềm ẩn sự thiên vị trong các nghiên cứu khoa học.

Hơn hai mươi tháng sau đại dịch, rõ ràng các chiến lược hạn chế bắt buộc đã không ngăn chặn được sự lây lan đáng kể của virus, thậm chí chúng ta còn phải trả những cái giá rất đắt. Giãn cách xã hội không những không ngăn được sự lây lan của virus trên khắp thế giới mà còn kéo theo những thiệt hại khổng lồ đi kèm. Không có bằng chứng nhất quán nào về lợi ích của việc đeo khẩu trang, bất chấp tình trạng chính trị hóa chưa từng có và tiềm ẩn sự thiên vị trong các nghiên cứu khoa học.

Việc đóng cửa trường học và học tập trực tuyến rất có hại và không mang lại hiệu quả. Vì trẻ em vẫn có nguy cơ nhiễm virus và trường học không phải là nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Vaccine có thể hạn chế các ca bệnh nặng ( điều này rất quan trọng đối với những người dễ bị tổn thương), nhưng lại kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Mặc dù thiếu bằng chứng thuyết phục, song các nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục yêu cầu các hạn chế chưa được chứng minhkhông cần thiết đối với một nhóm dân số đã quá mệt mỏi vì COVID.

Tuy nhiên, giữa những thất bại này, nổi bật lên là một chiến lược giảm thiểu COVID-19 hiệu quả - cải thiện hệ thống thông gió trong nhà. Người ta đã sớm nhận thức được rằng, việc lây nhiễm SARS-CoV-2 ngoài trời là rất hiếm, chủ yếu là lây nhiễm trong nhà thường là những không gian đông đúc và kém thông gió (cho dù điều này cũng không ngăn được các nhà lãnh đạo hủy bỏ các sự kiện ngoài trờiquy định hạn chế các hoạt động ngoài trời). Các chiến lược tăng cường thông gió đã trụ vững được sau 20 tháng thất bại từ những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự phát triển và tiện ích của chúng.

Thông gió: NPI có hiệu quả đối với virus trong không khí

*NPI biện pháp can thiệp phi dược phẩm

Trong máy bay thương mại, nơi có không gian trong nhà được thông gió thường xuyên, thì khả năng lây nhiễm virus rất thấp bất chấp điều kiện đông đúc. Điều này được cho là do hành khách bắt buộc đeo khẩu trang (bao gồm cả trẻ em khuyết tật). Tuy nhiên, cabin máy bay điều áp phải qua 20-30 lần lọc không khí mỗi giờ (ACH), có nghĩa là toàn bộ không khí trong cabin sẽ được lọc và thay thế sau mỗi 2-3 phút. Với mức độ thông gió này, khả năng một người tiếp xúc với một cá nhân lây nhiễm virus ngay ở ghế bên cạnh là rất hạn chế. Một ví dụ điển hình về đợt bùng phát máy bay thương mại là vào năm 1977, một hành khách bị cúm đã lây nhiễm cho 72% hành khách khác trên chuyến bay. Sự kiện bất thường này là do hệ thống thông gió bị hỏng hoàn toàn và đường băng bị hoãn ba giờ. Nếu hệ thống thông gió hoạt động tốt, dịch bệnh sẽ không bao giờ xảy ra.

Tăng cường thông gió trong nhà là một chiến lược hiệu quả vì lây nhiễm trong không khí là con đường chủ yếu của SARS-CoV-2, trong khi lây nhiễm trên bề mặt thì không. (Ảnh Getty)

Để đưa ra giải thích về cách thông gió làm tăng thời gian các ca lây nhiễm so với việc che chắn bằng vải (thông thường), dưới đây là bảng "thời gian của thụ thể đến liều lây nhiễm", sử dụng các tính toán mô hình do Tiến sĩ Lisa Brosseau, một chuyên gia với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và lọc hạt:

Epoch Times Photo

Mặc dù bảng này minh họa tiềm năng của mặt nạ phòng độc chất lượng cao trong việc giảm thời gian lây nhiễm (đối với công nhân trong các tình huống có nguy cơ cao), ta có thể thấy những lợi thế của việc tăng cường thông gió. Khi ACH tăng, thời gian đến liều lây nhiễm tăng đáng kể so với việc đeo khẩu trang. Sự khác biệt có thể được tính bằng giờ đối với thông gió và phút đối với đeo khẩu trang.

Tăng cường thông gió trong nhà là một chiến lược hiệu quả vì lây nhiễm trong không khí là con đường chủ yếu của SARS-CoV-2, trong khi lây nhiễm trên bề mặt thì không. Virus trong không khí có thể lơ lửng trong các hạt khí nhỏ nhiều giờ liền, khiến cho việc đeo khẩu trang không hiệu quả (và việc đeo mặt nạ phòng độc loại N95 rất phi thực tế). Quy tắc giãn cách xã hội tối thiểu 2m, dựa trên các ước tính ban đầu về bề mặt của các giọt bắn, cũng ngày càng trở nên tùy hứng và dễ lây nhiễm trong không khí. Những chi tiết này giúp cho việc điều chỉnh hệ thống thông gió trong nhà trở thành một chiến lược hấp dẫn đối với các kỹ sư xây dựng đang tìm cách giảm nguy cơ lây nhiễm virus trong không khí.

Chiến lược này có thể thay đổi diện mạo của rất nhiều toà nhà, đồng thời các tiện nghi sinh hoạt được hỗ trợ. Các bệnh viện đã kết hợp các chiến lược này và đã đạt được hiệu quả đáng kể. Ở bất cứ nơi nào tập trung đông người đều có thể xem xét các chiến lược thông gió để giảm thiểu sự lây lan của virus qua đường hô hấp.

Giấc mơ bộ lọc khí vô trùng

Tuy nhiên, cũng như với mọi chiến lược giảm thiểu khác, những gì có thể làm được cũng có thể trở nên quá trớn (đây là một phương châm không chính thức trong ứng phó với đại dịch của Hoa Kỳ). Vào tháng 9, tờ Atlantic đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Kế hoạch ngăn chặn mọi loại virus qua đường hô hấp cùng một lúc“.

Bài báo phác thảo những đóng góp lịch sử của hệ thống vệ sinh và lọc nước trong việc chấm dứt các đợt bùng phát dịch tả và sốt rét. Tác giả so sánh những nỗ lực này với việc thiếu quan tâm đến hệ thống thông gió trong tòa nhà, một vấn đề được nhấn mạnh bởi đại dịch COVID-19 và mức độ lây nhiễm cao trong những không gian đông đúc, kém thông gió với cùng một logic: “Chúng ta không uống nước bị ô nhiễm, vậy thì tại sao chúng ta lại chịu thở không khí bị ô nhiễm?"

“Đây không chỉ nói về COVID-19. Các nhà khoa học đã sớm nhận ra mối đe dọa của coronavirus trong không khí với các bệnh đường hô hấp như cúm và cảm lạnh. Chúng có thể lây lan qua không khí. Từ lâu, chúng ta chấp nhận rằng cảm lạnh và bệnh cúm là không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng liệu điều này có đúng hay không? Tại sao chúng ta không thiết kế lại luồng không khí trong các tòa nhà?".

Các kỹ sư xây dựng tin rằng, các biện pháp được sử dụng trong đại dịch hiện tại là không đủ: “Đại dịch đã khiến ở một số trường học và nơi làm việc áp dụng những biện pháp hạn chế đặc biệt đối với không khí trong nhà: bộ lọc HEPA di động, khử trùng đèn UV và thậm chí chỉ cần mở cửa sổ”. Nhưng trong mắt họ, đây không phải là những giải pháp lâu dài. “Các tòa nhà hiện đại có hệ thống thông gió tinh vi để kiểm soát nhiệt độ và mùi của chúng dễ chịu — tại sao không sử dụng các hệ thống này để giữ cho không khí trong nhà tiệt trùng?”

Trước sự tín nhiệm của bà, tác giả đưa ra lời cảnh báo này: “Không một ai cho rằng trường học hoặc tòa nhà văn phòng phải được kiểm soát chặt chẽ giống như một cơ sở kiểm soát sinh học, nếu không thì chúng ta cần một bộ tiêu chuẩn tối thiểu mới và khác”. Cô ấy cũng cho thấy mức độ đe dọa tương đối của các mầm bệnh đường ruột với các mầm bệnh mà cô ấy đã sử dụng trước đó là như nhau — và COVID-19: “Số ca tử vong vì COVID-19 không cao bằng bệnh dịch tả ở thế kỷ 19. Nhưng nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 600.000 người ở Mỹ. Ngay cả một mùa cúm điển hình cũng giết chết 12.000 đến 61.000 người mỗi năm. Đây có phải là những trường hợp khẩn cấp hay không? Nếu vậy, chúng ta sẽ mất đi những gì?”

Có một số rào cản rõ ràng trong việc thiết kế mọi tòa nhà có hệ thống thông gió tiệt trùng: “Đại dịch đã cho thấy người Mỹ không sẵn lòng trong việc ngăn chặn coronavirus. Nếu chúng ta không thể khiến mọi người chấp nhận vaccine và đeo khẩu trang trong một trận đại dịch, thì làm sao chúng ta có tiền và ý chí để cải tạo lại tất cả các hệ thống thông gió của mình? ”

Tăng cường hệ thống thông gió với khả năng lọc sạch tất cả các virus hô hấp trong không khí có thể mang lại lợi ích to lớn. (Ảnh Getty)

Vấn đề thực sự là tiền bạc và sự không sẵn lòng của người khác trong việc xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Nhưng, như nhiều chiến lược đã được hợp lý hóa trong hai năm qua, nếu nó có thể cứu sống, tại sao lại không làm? “Những thay đổi có thể mất quá nhiều thời gian đối với đại dịch hiện tại này, nhưng có những loại virus khác lây lan trong không khí, và sẽ có nhiều trận đại dịch hơn”.

Tôi đồng ý với các kỹ sư xây dựng và các nhà khoa học môi trường trong nhà rằng, có thể thiết kế hệ thống thông gió với khả năng lọc sạch tất cả các virus hô hấp trong không khí. Tôi cũng đồng ý rằng điều này có thể mang lại lợi ích có thể đo lường được ở khía cạnh sức khỏe con người, vì gánh nặng bệnh tật do virus đường hô hấp gây ra là rất lớn.

Tuy nhiên, như ông Martin Kulldorff và những cộng sự đã cố gắng cảnh báo toàn thế giới, sức khỏe cộng đồng không chỉ là ngăn ngừa một bệnh truyền nhiễm bằng mọi giá, mà còn là một cái giá tiềm ẩn đối với không khí chưa được tiệt trùng: Điều gì sẽ xảy ra nếu việc nhiễm trùng định kỳ bởi virus hô hấp là cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể của con người? Phải chăng những điều kỳ diệu của nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện chỉ mang lại những lợi ích rõ ràng mà không tốn kém?

Ví dụ về bệnh bại liệt

Ngoài bệnh cúm và bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt cũng được coi là một tác nhân gây bệnh do virus chính của thế kỷ 20. Tuy nhiên, trước thời điểm đó, nó không được cho là một mối đe dọa lớn. Không có bùng phát nghiêm trọng. Nó không giống như thể virus không tồn tại. Con người đã bị nhiễm bệnh bại liệt hàng ngàn năm. Nhưng với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp, mối quan hệ của chúng ta với virus đã thay đổi, và căn bệnh mà nó gây ra cũng vậy.

Bệnh bại liệt là một loại virus rất dễ lây lan, gây ra bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng (nhưng vẫn có thể lây truyền) hoặc rất nhẹ ở 90% dân số. Virus lây nhiễm qua đường tiêu hóa của con người, mặc dù trong một số trường hợp, virus lây lan đến hệ thần kinh, và có thể dẫn đến tê liệt hoặc tử vong. Cũng có rất nhiều người không có triệu chứng nên virus có thể lây nhiễm sang những người khác trước khi bị phát hiện, gây khó khăn cho việc ngăn chặn. Virus lây truyền theo đường phân - miệng, qua nước và các chất bị ô nhiễm phân khác.

african man with a disability caused by polio playing basketball, champion athlete having disability in a wheelchair, concept of determination and mental toughness - polio stock pictures, royalty-free photos & images
Cũng giống như bệnh đậu mùa, khả năng miễn dịch cộng đồng là chìa khoá duy nhất chấm dứt các đợt tái bùng phát bệnh bại liệt. (Ảnh Getty)

Trong phần lớn lịch sử loài người, con người không thể tránh khỏi việc bị nhiễm virus bại liệt. Hầu hết đều bị nhiễm trong thời kỳ sơ sinh. Chính vì hầu hết tất cả mọi người đều bị nhiễm bệnh nên họ đều có kháng thể, bao gồm cả những bà mẹ mới sinh đang truyền những kháng thể đó cho con mình thông qua nhau thai và qua việc cho con bú. Tình trạng liệt ở trẻ sơ sinh là tương đối hiếm.

Nhưng sau đó điều kiện vệ sinh được cải thiện. Hệ thống ống nước trong nhà, xử lý nước uống và nước thải trở nên phổ biến hơn. Các gia đình bắt đầu sống trong điều kiện sạch sẽ hơn, ít đông đúc hơn. Chúng ta không còn mắc bệnh bại liệt khi còn nhỏ. Khi trẻ lớn ở lứa tuổi thanh niên dễ mắc bệnh bại liệt và sự phá hủy và tê liệt hệ thần kinh thường xuyên hơn. Một số trường hợp nghiêm trọng đến mức các cá nhân bị tê liệt cơ hoành và cơ liên sườn, những cơ cần thiết để thở. Họ phải hô hấp nhân tạo bằng mặt nạ Drinker hay còn gọi là Phổi Sắt cho đến khi hồi phục. Số còn lại sống với tình trạng tê liệt một phần trong suốt phần đời còn lại của họ.

Virus bại liệt không còn là một loại virus đặc hữu, và đã không đồng thời tồn tại cùng với con người theo cách mà nó đã tiến hóa trong hàng nghìn năm. Ở nơi nó mất đi tình trạng đặc hữu, nó có tiềm năng dịch bệnh. Và những vụ dịch này đã xảy ra với những người giàu có, vì điều kiện sạch sẽ là dấu hiệu của sự giàu có, và do đó những người giàu ít có khả năng miễn dịch với bệnh bại liệt từ khi còn nhỏ.

Vì rất khó đoán được bệnh bại liệt có thể tấn công ở đâu và ai sẽ là nạn nhân, nên các biện pháp nghiêm ngặt đã được thực hiện để tránh tiếp xúc với bệnh bại liệt. Các hồ bơi và bãi biển đã bị đóng cửa vào đầu mùa hè những năm 1950, vào thời điểm cao điểm của dịch bệnh bại liệt tồi tệ nhất ở Hoa Kỳ. Trẻ em phải tránh xa đám đông và thường bị cấm đến những nơi công cộng. Có những tin đồn điên rồ rằng nước ngọt hoặc sự thay đổi của nhiệt độ hoặc thời tiết đã làm lây lan dịch bệnh. Mọi người từ chối bắt tay nhau. Tuy nhiên, mọi người không cần phải nghe những câu chuyện kinh dị để điều khiển hành vi của họ. Bởi họ chính là nhân chứng đã chứng kiến người hàng xóm mất một đứa trẻ do bại liệt. Tất cả những bằng chứng đều nhằm khuyến khích hành vi thận trọng.

Cũng giống như bệnh đậu mùa, khả năng miễn dịch cộng đồng là chìa khoá duy nhất chấm dứt các đợt tái bùng phát bệnh bại liệt. Các biện pháp hạn chế kém hiệu quả hơn nhiều, và chỉ trì hoãn các đợt bùng phát không thể tránh khỏi. Như với bệnh đậu mùa, khả năng miễn dịch cộng đồng đã được tăng lên thông qua việc tiêm chủng hàng loạt. Kể từ khi vaccine bại liệt mang lại khả năng miễn dịch lâu dài, bệnh bại liệt không còn là vấn đề ở các nước phát triển. Tuy nhiên, bệnh này vẫn chưa được trừ dứt hẳn.

Hậu quả của việc làm sạch không khí trong nhà: Tăng sự thiếu hiểu biết về hệ miễn dịch

Sự gia tăng của dịch bệnh bại liệt trong điều kiện vệ sinh được cải thiện cho thấy rằng, những tiến bộ về sức khỏe cộng đồng mang lại lợi ích tức thì và rõ ràng không có nghĩa là sẽ không có chi phí nào.

protecting children from the virus. funny cartoon character - immune stock illustrations

Điều này cũng đúng với môi trường trong nhà - môi trường trong nhà mà trẻ em tiếp xúc càng “sạch” thì càng có nhiều khả năng mắc các bệnh viêm mãn tính về sau. Điều này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu so sánh các quần thể giống nhau về mặt địa lý và di truyền với các môi trường gia đình khác nhau.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn dường như có hệ thống miễn dịch được “giáo dục” để dung nạp những vi khuẩn đó và các vi hạt sinh học khác, trong khi những đứa trẻ trong môi trường “sạch sẽ” có hệ thống miễn dịch có thể được mô tả là “không biết gì” và do đó có nhiều khả năng phản ứng quá mức.

Có thể nhiễm virus đường hô hấp cũng có một số lợi ích cho sự phát triển, nhưng lĩnh vực này đang ở giai đoạn sơ khai. Mọi sinh vật đều cùng tiến hóa với virus (con người thường bị nhiễm virus mà không hề hay biết), và do đó không có gì khó tin rằng việc ngăn ngừa tất cả các bệnh nhiễm virus đường hô hấp cũng có thể có một cái giá tiềm ẩn.

Một cái giá tiềm ẩn là mất trí nhớ miễn dịch đối với virus đường hô hấp. Việc sống trong không khí vô trùng sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch kháng virus, đồng thời có thể gây suy giảm miễn dịch dị hợp hoặc chéo. Miễn dịch dị hợp được định nghĩa là phản ứng miễn dịch đối với mầm bệnh/ kháng nguyên không liên quan khi tiếp xúc với mầm bệnh/ kháng nguyên khác.

Nhiều bậc cha mẹ có kinh nghiệm về khả năng miễn dịch dị hợp, và đôi khi thiếu khả năng miễn dịch này mà thường không nhận ra. Khi một đứa trẻ đầu lòng đi nhà trẻ, vài tuần đến vài tháng tuổi, tất cả địa ngục vi sinh vật đều tan rã (hoặc ít nhất là có vẻ như vậy). Bé bị ốm liên tục, bố mẹ cũng vậy. Tình trạng này có thể diễn ra trong nhiều tháng, và đặc biệt tồi tệ trong mùa lạnh và cúm.

Tuy nhiên, năm sau, bé trở nên tốt hơn. Và với đứa con thứ hai, tất cả mọi người đều không mắc bệnh như vậy, và đó không chỉ là tưởng tượng của cha mẹ. Đó là bởi vì cha mẹ và anh chị em lớn hơn đã có được trí nhớ miễn dịch để bảo vệ chống lại cùng một loại virus cảm lạnh và cúm, đồng thời cũng cung cấp một mức độ bảo vệ chéo chống lại các virus khác có đặc tính tương tự. Em bé thứ hai cũng không bị ốm như vậy, vì em được bảo vệ khỏi các kháng thể của mẹ và ít bị nhiễm trùng hơn từ chính gia đình được tăng cường miễn dịch của mình.

Đại dịch đã đưa ra khái niệm miễn dịch dị hợp cho nhiều nhà không phải là nhà miễn dịch học. Tế bào bạch huyết được phân lập từ các cá thể trước đại dịch vẫn được phát hiện là có phản ứng chéo với các phần của protein SARS-CoV-2. Mặc dù chưa xác định được các vi khuẩn ban đầu kích hoạt các tế bào phản ứng chéo này, nhưng chúng có thể là các coronavirus tuần hoàn khác. Khả năng miễn dịch dị loại cũng có khả năng bảo vệ một số người trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 —có thể được bảo vệ sau khi phục hồi từ một chủng ít gây chết hơn trước đó và những người lớn tuổi có thể đã được bảo vệ bằng khả năng miễn dịch lâu dài khỏi các dịch cúm trước đó.

Điều này đặt ra một số câu hỏi quan trọng về những mặt trái của việc đại tu hoàn toàn thiết kế tòa nhà hiện tại để loại bỏ các bệnh nhiễm virus đường hô hấp phổ biến. Ngay cả khi việc áp dụng rộng rãi các kế hoạch này là khả thi, việc đánh mất khả năng miễn dịch chéo ở những người khỏe mạnh có đáng không? Giống như các biện pháp can thiệp không dùng thuốc chỉ làm chậm sự lây lan của virus trong đại dịch hiện nay (nếu chúng có bất kỳ tác dụng nào), các biện pháp này chẳng phải chỉ trì hoãn điều không thể tránh khỏi sao?

Ngay cả khi nhiều tòa nhà có không khí sạch, không có virus, sẽ luôn có những nơi không có, chủ yếu là ở các tòa nhà cũ, tập trung ở các khu vực cũ với tỷ lệ nghèo cao hơn. Giống như với bệnh bại liệt, điều này thực sự có thể làm gia tăng dịch bệnh ở những người giàu có khi một số loại virus đường hô hấp phát triển vượt trội.

Các loại vaccine mới có thể góp phần vào khả năng miễn dịch và miễn dịch chéo, giống như với bệnh bại liệt, nhưng những vaccine này ít hiệu quả hơn đối với virus đường hô hấp. Và như tác giả của bài báo trên Atlantic đã đề cập, chúng ta không thể thống nhất về khẩu trang và vaccine, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Không có nhiều người sẵn sàng tiêm vắc-xin chống lại mọi loại virus cảm lạnh và cúm mùa thông thường nếu họ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp. Tương tự đối với các nhà thiết kế xây dựng, thiết kế tất cả các tòa nhà mới phải không có virus cũng như tiết kiệm năng lượng. Trong trường hợp này, ý chí hành động có thể không cần thiết, ngay cả khi không tính đến những mặt trái tiềm ẩn.

Trong phản ứng đại dịch dựa trên văn hóa an toàn hiện tại của chúng ta, bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào đều được coi là không thể chấp nhận được và những người nêu bật chi phí tiềm ẩn của các biện pháp giảm thiểu đều bị coi là vô trách nhiệm và nguy hiểm. Tuy nhiên, sự tôn sùng an toàn và các kỹ sư xây dựng có thể đè bẹp những suy nghĩ thông thường lỗi thời, nhưng họ không thể ghi đè sinh học của chúng ta. Câu ngạn ngữ cũ vẫn tồn tại bất chấp những nỗ lực hết mình của chúng ta; trong trường hợp nhiễm virus cúm và cảm lạnh theo mùa, những gì không giết chết bạn vẫn khiến bạn mạnh mẽ hơn.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả Steve Templeton và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Tác giả Steve Templeton là phó giáo sư vi sinh vật học và miễn dịch học tại Trường Y Đại học Indiana — Terre Haute. Trước kia là CDC / NIOSH. Miễn dịch học về bệnh truyền nhiễm

Theo The Epoch Times


Ảo tưởng về khí vô trùng: Tăng sự thiếu hiểu biết về hệ miễn dịch