Bí quyết đánh bại COVID-19 của hai người phụ nữ hơn trăm tuổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu năm 2021, truyền thông nhiều nước xôn xao về thông tin hai người phụ nữ hơn trăm tuổi khỏi bệnh một cách thần kỳ, dù trước đó họ đều được chẩn đoán nhiễm COVID-19. Họ đã đánh bại COVID-19 như thế nào?

Đại dịch COVID-19 đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của mọi lứa tuổi (ngoại trừ trẻ em, chúng dường như là nhóm ít chịu ảnh hưởng nhất).

Không hiếm người trẻ tuổi dù sở hữu thân hình cường tráng và tưởng như có sức khỏe tốt, nhưng vẫn bị virus corona đánh bại dễ dàng.

Người trẻ đã như vậy, đối với người già mà xét, nếu không may mắc COVID-19 thì có thể nói là rất nguy hiểm, chưa kể nếu đó là một người hơn trăm tuổi thì tình hình còn đáng lo ngại hơn.

Tuy nhiên, đầu năm 2021, truyền thông nhiều nước xôn xao về thông tin hai người phụ nữ hơn trăm tuổi khỏi bệnh một cách thần kỳ, dù trước đó họ đều được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Một câu hỏi khá tò mò là: cả hai người phụ nữ đã đánh bại COVID-19 như thế nào?

Trước hết, hãy cùng nhau xem lại câu chuyện của họ.

Câu chuyện 1: Sư cô 117 tuổi không sợ virus

Sư cô 117 tuổi không sợ virus
"Nếu có bí mật nào đối với bà ấy, đó là bà có một niềm tin mãnh liệt rằng khi cuộc đời bà kết thúc, bà sẽ được gặp lại Đấng Tạo Hóa. Chính là niềm tin mãnh liệt trong lòng khiến bà ấy có thể kiên trì." (Getty Images)

Sơ André sống trong một viện dưỡng lão ở Pháp, là người phụ nữ lớn tuổi thứ hai thế giới còn sống. Bà hiện đang bị mù và phải ngồi xe lăn.

Vào tháng Giêng năm ngoái, dịch bệnh đã bùng phát và lây lan trong viện dưỡng lão. Sơ André nằm trong số những trường hợp dương tính được xác nhận.

Trong thời gian cách ly, mặc dù nữ tu cảm thấy hơi mệt mỏi và ngủ lâu hơn bình thường, nhưng bà vẫn luôn kiên trì cầu nguyện. Kỳ lạ thay, ngoài đó ra, bà không có triệu chứng gì đáng kể.

Điều thú vị là, sau khi bị cách ly, nữ tu thường hỏi nhiều lần khi nào bà có thể gặp lại mọi người, và tại sao những người khác không được phép gặp bà sau khi bị cách ly.

Bà luôn tự nhủ bản thân cảm thấy ổn và tại sao mọi người lại nói về coronavirus mỗi ngày?

Người phát ngôn của viện dưỡng lão David Tavella cho biết, Sơ André liên tục nói với ông rằng bà không sợ virus hay cái chết, mà chỉ lo lắng rằng mình có thể lây nhiễm cho người khác, và rằng bà muốn nhường vaccine của mình cho những người khác thực sự cần chúng.

Sau vài tuần bị cách ly, Sơ Andrew đã hồi phục suôn sẻ. Trải qua đợt bùng phát này, đã có 11 trong tổng số 80 trường hợp dương tính với COVID-19 tử vong.

Nói về điều kỳ diệu đối với sức khỏe và tuổi thọ của nữ tu, ông Tavella cho biết:

"Nếu có bí mật nào đối với bà ấy, đó là bà có một niềm tin mãnh liệt rằng khi cuộc đời bà kết thúc, bà sẽ được gặp lại Đấng Tạo Hóa. Chính là niềm tin mãnh liệt trong lòng khiến bà ấy có thể kiên trì."

Câu chuyện 2: "Iron Lady" 105 tuổi sống sót nhờ cầu nguyện

Bà Lucia DeClerck là người phụ nữ lớn tuổi nhất của một viện dưỡng lão ở New Jersey, Hoa Kỳ. Vào dịp sinh nhật lần thứ 105, bà được chẩn đoán dương tính với COVID-19 nhưng hầu như không có triệu chứng gì.

Sau hai tuần cách ly, bà vẫn ổn. Tuy nhiên cùng lúc đó, trong số những người mắc COVID-19 được xác nhận tại viện, đã có 4 người tử vong.

Khi biết tin về tình trạng bệnh của bà DeClerck, gia đình bà đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, con trai út của bà nói rằng mọi người đều lo lắng, “nhưng tôi không ngờ mẹ lại ngoan cường như vậy”, “bà luôn mang theo chuỗi tràng hạt trên người".

DeClerck là một tín đồ Công giáo sùng đạo, trong viện dưỡng lão, hàng tuần bà đều là người chủ trì hướng dẫn mọi người cầu nguyện. Trước khi dịch bệnh bùng phát, bà thường xuyên tham dự thánh lễ hàng tuần của nhà thờ.

Khi được hỏi làm thế nào để sống đến tuổi 105, bà nhanh chóng trả lời: "Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện"; "Làm từng bước một và không ăn đồ ăn vặt".

Nói về mẹ mình, con trai cả của bà DeClerck nói: "Mẹ tôi cởi mở với mọi thứ trong cuộc sống, bà ấy không bao giờ do dự để làm những gì mình muốn, và tôi nghĩ rằng điều đó thực sự có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bà".

Một người con dâu cho biết bà DeClerck là một người giàu lòng nhân ái và rất hiền lành.

Sau khi trở về, gia đình của DeClerck đã đặt cho bà một biệt danh mới: "Quý bà sắt 105 tuổi, người đã thổi bay COVID-19".

Nghiên cứu: 'Thái độ sống' ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của bạn

Hai cụ bà cao tuổi rõ ràng có một điểm chung là đều rất sùng đạo và tự tin vào cuộc sống của chính mình, đó có thể là yếu tố quan trọng giúp họ có thể sống sót qua cơn nguy hiểm.

Những người có niềm tin vững chắc thường có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, có mục tiêu rõ ràng và hay đối xử tốt với người khác.

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, những người với tinh thần luôn tích cực như vậy thường có hệ thống miễn dịch tương đối khỏe mạnh để chống lại virus.

1. Người theo chủ nghĩa "hoàn thiện" có khả năng miễn dịch cao hơn người theo chủ nghĩa "khoái lạc"

Nhiều người biết rằng những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, sợ hãi đều có hại cho sức khỏe, vậy việc theo đuổi hạnh phúc có tốt cho sức khỏe không?

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và phát hiện rằng, các hình thức "hạnh phúc" khác nhau cũng có những tác động khác nhau rất lớn đến hệ thống miễn dịch của con người.

Các học giả phương Tây chia tâm lý theo đuổi hạnh phúc của con người thành hai loại:

  • Một loại được gọi là "khoái lạc" (hedonic), nhấn mạnh đến việc tìm kiếm niềm vui và tránh đau đớn, thỏa mãn ham muốn của bản thân;
  • Loại còn lại được gọi là "hoàn thiện” (eudaimonic), hướng đến một cảnh giới cao hơn của cuộc sống và theo đuổi ý nghĩa cuối cùng của sinh mệnh.

Một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) vào năm 2013 cho thấy, những người theo chủ nghĩa hoàn thiện có biểu hiện gen tế bào miễn dịch rất khỏe mạnh, cơ thể ít bị viêm hơn, đồng thời có nhiều interferon và kháng thể kháng virus.

Ngược lại, những người chạy theo xu hướng khoái lạc dễ bị viêm nhiễm hơn, đồng thời khả năng sản xuất các interferon và kháng thể kháng virus cũng kém hơn.

Điều đó có nghĩa là, một người với xu hướng hoàn thiện mình có khả năng chống lại virus toàn diện mạnh mẽ hơn, và có khả năng tạo ra nhiều kháng thể bảo vệ hơn sau khi được tiêm chủng.

2. Những người "trân trọng giá trị cuộc sống" có tế bào tiêu diệt tự nhiên mạnh hơn

Chuyên gia Julienne E. Bower, một nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles, đã phát hiện rằng phụ nữ càng coi trọng các mối quan hệ, sự phát triển cá nhân và tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống, thì hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên càng mạnh.

Tế bào tiêu diệt tự nhiên là tế bào miễn dịch quan trọng trong cơ thể người, có thể tiêu diệt tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư. Vậy nói cách khác, những người càng coi trọng giá trị cuộc sống thì khả năng chống lại sự lây nhiễm của virus càng mạnh.

Các chuyên gia nói rằng, một người coi trọng giá trị cuộc sống có thể tăng khả năng của hệ thần kinh tự chủ hoặc hệ thống nội tiết thần kinh để thích ứng với căng thẳng, do đó làm cho hệ thống miễn dịch được liên kết mạnh mẽ hơn.

Có thể thấy, thái độ hay giá trị của chúng ta trong cuộc sống không chỉ là vấn đề quan niệm mà nó còn ảnh hưởng đến tế bào và gen, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của chúng ta.

Chuyên gia virus học: Khả năng miễn dịch của con người mạnh hơn vaccine, trí lực là chìa khóa

Trong thời kỳ đại dịch, nhiều người đặt tất cả hy vọng vào vaccine mà bỏ qua việc trau dồi khả năng miễn dịch của bản thân.

Tiến sĩ Dong Yuhong, một chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, chỉ ra rằng trên thực tế, vai trò của hệ thống miễn dịch con người quan trọng hơn vai trò của vaccine.

Phương pháp mà vaccine dùng để chống lại virus dựa một phần vào hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Hơn nữa, vaccine chỉ dùng một lần và các kháng thể mà nó tạo ra có giới hạn thời gian; trong khi hệ thống miễn dịch của chúng ta rất linh hoạt và năng động với nguồn cung cấp vô tận các khả năng kháng virus.

Khi chức năng miễn dịch đủ khỏe mạnh, thì kể cả virus đột biến, cơ thể vẫn có khả năng tiêu diệt được nó.

Bà Dong Yuhong nói:

"Trong đại dịch COVID-19 này, có một số thanh niên trẻ tuổi đã bị lây nhiễm và tử vong ngay sau đó.

Một số trường hợp tưởng như không mắc bệnh gì khác, nhưng thực chất hệ miễn dịch của bản thân có vấn đề, chỉ là nó vẫn chưa xuất hiện rõ ràng. Và sự bùng phát của coronavirus mới đã thực sự khơi dậy những nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể”.

Nữ tiến sĩ nói thêm, do đó, cải thiện khả năng miễn dịch là "chìa khóa trong số các chìa khóa”.

Ngoài chế độ ăn uống cân bằng, ít uống rượu, ngủ thường xuyên và tập thể dục điều độ, "duy trì một tâm lý chân thành, khoan dung và tử tế có thể giúp chúng ta tăng cường và bồi bổ rào cản miễn dịch này".

Hai người phụ nữ hơn trăm tuổi nói trên đều là những người có tấm lòng nhân hậu, vị tha và cởi mở, những người như vậy thường không dễ ốm đau.

Một nhà miễn dịch học từ Đại học Y khoa Baylor ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu khả năng miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công tin vào “Chân - Thiện - Nhẫn”, và so sánh bạch cầu trung tính của họ với bạch cầu của người thường.

Họ phát hiện rằng, hoạt động của một loạt gen liên quan đến miễn dịch trong bạch cầu trung tính của các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả interferon-gamma, cao hơn đáng kể so với người bình thường.

Interferon là một chất quan trọng mà cơ thể chống lại virus.

Một phát hiện quan trọng khác là các tế bào miễn dịch của những người này có một "cơ chế điều hòa hai chiều" độc đáo.

Bạch cầu trung tính của họ sống lâu hơn người bình thường ở trạng thái bình thường (không bị viêm nhiễm), sức thực bào của chúng cũng mạnh hơn nên có lợi hơn trong việc bảo vệ cơ thể; nhưng ở trạng thái bị viêm, sau khi bạch cầu trung tính tiêu diệt mầm bệnh, chúng sẽ nhanh chóng bị chết rụng, tạo điều kiện cho quá trình giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm và tránh xảy ra “cơn bão cytokine” (phản ứng quá mức miễn dịch).

Tại sao suy nghĩ hoặc niềm tin của chúng ta lại có tác động lớn đến các tế bào miễn dịch của chúng ta?

Bà Dong Yuhong giải thích rằng bởi vì cấu trúc của cơ thể con người chúng ta không chỉ là cấp độ cấu trúc phân tử, ngoài phân tử còn có nguyên tử và điện tử; ngoài cơ thể còn có nhiều thứ cực nhỏ, chẳng hạn như cấp độ tâm linh.

"Bệnh tật không chỉ do cấu trúc phân tử đơn thuần gây ra, mà còn do các yếu tố ở nhiều cấp độ gây ra. Suy nghĩ của chúng ta không nhất thiết bị giới hạn bởi một loại thuốc hay phân tử".

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung


Bí quyết đánh bại COVID-19 của hai người phụ nữ hơn trăm tuổi