Các chuyên gia y tế thừa nhận việc đeo khẩu trang ngoài trời không hiệu quả

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau một năm đưa ra những yêu cầu bắt buộc về việc đeo khẩu trang, có nơi cực đoan tới mức ép người dân phải đeo ngay cả khi tắm biển; ngày càng có nhiều ý kiến công khai thừa nhận rằng cách làm này có phần không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng ở một mức độ nào đó.

Trong một bài báo ngày 22 tháng 4 năm 2021 trên tờ The New York Times, Tara Parker-Pope trích dẫn ý kiến của một số bác sĩ và nhà virus học khuyên rằng, chúng ta không nên đeo khẩu trang phổ thông ở ngoài trời.

Các chuyên gia sức khỏe cân nhắc về việc đeo khẩu trang ngoài trời

Trong số họ có Linsey Marr, giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Virginia Tech, lưu ý rằng những cuộc gặp gỡ ngoài trời ngắn ngủi, chẳng hạn như đi bộ qua ai đó trên vỉa hè, có “rủi ro lây nhiễm rất thấp”.

Bà Marr chia sẻ với Parker-Pope:

“Ở ngoài trời, các hạt virus nhanh chóng bị phân tán trong không khí, và nguy cơ hít phải virus dạng khí dung từ người chạy bộ hoặc người qua đường là không đáng kể. Ngay cả khi một người ho hoặc hắt hơi khi cô đi ngang qua, khả năng dính một lượng virus đủ lớn để khiến cô bị nhiễm bệnh vẫn thấp”.

Tương tự, Tiến sĩ Muge Cevic, một giảng viên lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và virus học y tế tại Trường Y khoa Đại học St. Andrews ở Scotland, nói:

“Tôi nghĩ hơi quá khi yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài đi dạo hoặc chạy bộ, đạp xe. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn khác của đại dịch. Tôi nghĩ rằng không nên bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời. Hoàn cảnh ngoài trời không phải là nơi lây nhiễm và lây truyền xảy ra".

Parker-Pope cũng trích lời Tiến sĩ Nahid Bhadelia, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và giám đốc y tế của đơn vị mầm bệnh đặc biệt tại Trung tâm Y tế Boston:

“Hãy để tôi chạy bộ tiếp mà không cần đeo khẩu trang… Với việc tôi bảo vệ ý kiến của mình cả năm nay, điều này chỉ để cho quý vị thấy nguy cơ nói chung là thấp như thế nào đối với việc lây truyền virus ngoài trời khi tiếp xúc trong thời gian ngắn…”

Nghiên cứu bất ngờ của các nhà nghiên cứu

Parker-Pope tiếp tục trích dẫn nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2021 trên tạp chí Nghiên cứu Môi trường:

Để hiểu nguy cơ lây truyền ngoài trời thấp đến mức nào, các nhà nghiên cứu ở Ý đã sử dụng các mô hình toán học để tính toán khoảng thời gian cần thiết để một người bị nhiễm bệnh ngoài trời ở Milan.

Họ đã tưởng tượng ra một viễn cảnh nghiệt ngã, trong đó 10% dân số bị nhiễm coronavirus. Tính toán của họ cho thấy, nếu một người không tiếp xúc với đám đông, trung bình sẽ cần 31.5 ngày tiếp xúc ngoài trời liên tục để hít phải một lượng virus đủ để nhiễm bệnh.

Daniele Contini, tác giả cấp cao của nghiên cứu và là nhà khoa học về khí dung tại Viện Khoa học Khí quyển và Khí hậu ở Lecce (Ý), cho biết:

“Kết quả này cho thấy nếu chúng ta tránh được đám đông và tiếp xúc trực tiếp với mọi người, thì nguy cơ nhiễm bệnh khi ở trong không khí ngoài trời là không đáng kể".

Các chuyên gia virus cũng cho biết, ngay cả khi các biến thể virus có khả năng lây nhiễm cao hơn so với hiện nay, thì tính chất vật lý của việc lây lan ở ngoài trời vẫn không thay đổi, và rủi ro nhiễm bệnh ở ngoài trời vẫn thấp”.

Nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ lây truyền Covid-19 trong nhà cao hơn 18.7 lần so với môi trường ngoài trời.

Một số cuộc điều tra xem xét nồng độ RNA SARS-CoV-2 trong không khí cũng không cho thấy khả năng lây nhiễm virus ở điều kiện ngoài trời sẽ cao hơn; bao gồm cả việc lấy mẫu không khí được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau như Vũ Hán (Trung Quốc), Venice ở miền bắc nước Ý và Lecce ở miền nam nước Ý.

Những vấn đề mà chúng ta bỏ qua khi bắt buộc người dân đeo khẩu trang

Bên cạnh các nghiên cứu chứng minh việc đeo khẩu trang là một chiến lược không hiệu quả, và phần lớn là vô nghĩa trong việc chống lại virus đường hô hấp - còn có vấn đề về các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Yếu tố này đã bị bỏ qua ngay từ đầu, và chúng bao gồm những điều sau:

- Đeo khẩu trang làm tăng sức cản của hô hấp, vì nó khiến cả việc hít vào và thở ra trở nên khó khăn hơn, những người có bệnh từ trước có thể gặp nguy cơ cấp cứu nếu đeo khẩu trang.

Điều này bao gồm những người bị khó thở, bệnh phổi, cơn hoảng loạn, đau ngực khi gắng sức, bệnh tim mạch, ngất xỉu, chứng sợ nghẹt thở, viêm phế quản mãn tính, các vấn đề về tim, hen suyễn, dị ứng, tiểu đường, co giật, huyết áp cao và những người sử dụng máy tạo nhịp tim. Tác động của việc đeo khẩu trang khi mang thai cũng hoàn toàn chưa được biết rõ.

- Khẩu trang có thể làm giảm lượng oxy, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, có thể nguy hiểm.

- Chúng cũng gây ra sự tích tụ nhanh chóng của carbon dioxide có hại, có thể gây ra các tác động đáng kể về nhận thức và thể chất.

- Các nhà nghiên cứu ở Đức đã ghi lại ảnh hưởng của việc đeo khẩu trang đối với trẻ em, xác định được 24 vấn đề sức khỏe thể chất, tâm lý và hành vi liên quan đến việc đeo khẩu trang. Các triệu chứng được ghi nhận bao gồm:

“… Cáu gắt (60%), đau đầu (53%), khó tập trung (50%), kém hạnh phúc (49%), ngại đi học (44%), khó chịu (42%), học kém (38 %) và buồn ngủ hoặc mệt mỏi (37%)”.

Trong số 25.930 trẻ em được đưa vào danh sách, 29.7% cho biết cảm thấy khó thở, 26.4% chóng mặt và 17.9% không muốn di chuyển hoặc chơi.

Hàng trăm trẻ khác đã trải qua tình trạng “hít thở gấp, tức ngực, suy nhược và suy giảm ý thức trong thời gian ngắn”.

- Đeo khẩu trang làm tăng nhiệt độ cơ thể và căng thẳng về thể chất, có thể dẫn đến kết quả đo nhiệt độ tăng cao mà không liên quan đến nhiễm virus, từ đó đánh giá sai tình trạng bệnh.

- Tất cả các loại khẩu trang có thể gây nhiễm trùng vi khuẩn và nấm cho người sử dụng. Do không khí ẩm và ấm tích tụ bên trong khẩu trang, đây là nơi sinh sản hoàn hảo của các mầm bệnh.

Đó cũng là lý do tại sao khẩu trang y tế dùng một lần chỉ được thiết kế để sử dụng trong thời gian ngắn, cho các công việc cụ thể, sau đó chúng phải bị loại bỏ.

Các bác sĩ đã cảnh báo rằng bệnh viêm phổi do vi khuẩn, phát ban, nhiễm nấm trên mặt, các triệu chứng bao gồm hôi miệng, sâu răng và viêm nướu và nhiễm trùng miệng do nấm candida đều đang gia tăng.

- Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Discovery số tháng 2 năm 2021 cũng cho thấy, sự hiện diện của vi khuẩn trong phổi có thể làm trầm trọng thêm cơ chế bệnh sinh ung thư, và có thể góp phần gây ra ung thư phổi giai đoạn cuối.

- Các loại vi khuẩn tương tự, chủ yếu là vi khuẩn Veillonella, Prevotella và Streptococcus, cũng có thể được nuôi dưỡng thông qua việc đeo khẩu trang trong thời gian dài.

- Với thời gian sử dụng lâu dài, khẩu trang y tế sẽ bắt đầu bị hỏng và giải phóng các hóa chất, sau đó được mũi hít vào. Các sợi siêu nhỏ cũng được giải phóng, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khi hít phải.

Mối nguy này đã được nêu rõ trong một nghiên cứu về hiệu suất được xuất bản trên tạp chí Journal of Hazardous Materials số tháng 6 năm 2021.

- Yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang cũng cho thấy cho một sự xói mòn tự do cá nhân khác, và bình thường hóa một quan niệm sai lầm rằng mọi người đều bị bệnh trừ khi họ được chứng minh là khỏe mạnh. Khi đó, họ buộc phải che mặt chỉ để sinh hoạt và làm việc, ngay cả khi họ đang ở ngoài trời.

Loại khẩu trang duy nhất an toàn và hiệu quả

Để thực sự mang lại lợi ích, người dùng phải được trang bị đúng loại và kích cỡ khẩu trang phòng độc, đồng thời phải trải qua quá trình kiểm tra độ vừa vặn.

Tuy nhiên, khẩu trang phòng độc N95, ngay cả khi được trang bị phù hợp, sẽ không hoàn toàn bảo vệ chúng ta khỏi sự phơi nhiễm virus, cho dù nó có thể hạn chế các hạt khí dung có kích thước lớn hơn.

Khẩu trang phẫu thuật không thể bịt kín khuôn mặt. Chúng được thiết kế để ngăn vi khuẩn từ miệng, mũi và mặt của bác sĩ xâm nhập vào bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng khẩu trang phẫu thuật một khi bị ô nhiễm sẽ thực sự gây ra nguy cơ nhiễm trùng. Chỉ sau hai giờ, lượng vi khuẩn trên khẩu trang đã tăng lên đáng kể.

Khẩu trang vải phi y tế không chỉ không hiệu quả mà còn đặc biệt nguy hiểm, vì chúng không được thiết kế để loại bỏ khí carbon dioxide, khiến chúng hoàn toàn không phù hợp để sử dụng.

Loại khẩu trang duy nhất thực sự an toàn và hiệu quả để đeo là loại khẩu trang phòng độc. Chính là thứ mà chúng ta sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi bụi sơn, hơi hữu cơ, khói độc và bụi bặm.

Những khẩu trang phòng độc này được chế tạo để lọc không khí bạn hít vào, loại bỏ carbon dioxide và độ ẩm từ không khí bạn thở ra, do đó đảm bảo không có sự tích tụ carbon dioxide nguy hiểm hoặc giảm oxy bên trong khẩu trang.

Nhưng loại khẩu trang phòng độc này đắt tiền, và việc yêu cầu tất cả mọi người đeo là bất hợp lý.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times


Các chuyên gia y tế thừa nhận việc đeo khẩu trang ngoài trời không hiệu quả