Nghiên cứu Úc: Quy định bịt mặt làm gia tăng rác thải khẩu trang toàn cầu lên hơn 8.000%

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chính sách đeo khẩu trang để phòng dịch bệnh COVID-19 do chính phủ áp đặt đã góp phần làm gia tăng hơn 8.000% rác thải khẩu trang toàn cầu. 

Vào ngày 9/12, tạp chí khoa học Nature Sustainability đã công bố kết quả của một nghiên cứu đào sâu vào mối tương quan giữa mức độ rác thải từ trang bị bảo hộ cá nhân PPE, và khung thời gian áp đặt chính sách từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như 11 chính phủ quốc gia — Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Các nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách xem xét lại các chính sách khuyến khích các sản phẩm trang bị bảo hộ cá nhân (personal protective equipment - PPE) có thể tái sử dụng trong tương lai.

Các nhà khoa học đã kiểm tra 2 triệu bản ghi dữ liệu từ Litterati - một trang web chuyên theo dõi, chụp ảnh và gắn thẻ vị trí của rác thải. Họ phát hiện ra rằng, tỷ lệ khẩu trang xuất hiện trong lượng rác thải nói chung đã tăng theo cấp số nhân, kể từ khi WHO lần đầu tiên công bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu vào tháng 3/2020, cho đến tháng 10/2020.

Điều này dẫn đến lượng rác thải từ khẩu trang tăng 84 lần (8.400%) so với năm trước, từ dưới mức 0,01% lượng rác thải toàn cầu lên đến hơn 0,8%.

Anh em nhà Eisawy chia sẻ số lượng khẩu trang bị bỏ đi mà các cậu bé tìm thấy mỗi ngày để nâng cao nhận thức về vấn đề xả rác PPE. (Được phép của Charlotte Raveney)
Anh em nhà Eisawy chia sẻ số lượng khẩu trang bị bỏ đi mà các cậu bé tìm thấy mỗi ngày để nâng cao nhận thức về vấn đề xả rác PPE. (Được phép của Charlotte Raveney)

Các tác giả của nghiên cứu cho biết: “Việc áp dụng các chính sách đeo khẩu trang đã có tác động rõ ràng đến động lực xả rác của PPE. Khẩu trang vốn mang đến [lượng rác thải] tốt nhất với mức trung bình ~ 0,01% trước khi có quy định này, nhưng đã tăng lên sau đó”.

Bài nghiên cứu tiếp tục: “Khi [số lượng] quốc gia áp dụng quy định đeo khẩu trang tăng lên, tỷ lệ phần trăm của khẩu trang cũng tăng lên trong lượng rác thải theo thời gian. Việc bắt buộc sử dụng khẩu trang có tác động đáng kể đến lượng rác vệ sinh, trong khi [rác thải] găng tay cho thấy sự giảm sút, cho thấy các yếu tố khác liên quan đến việc xả rác từ găng tay”.

Trong suốt quá trình đại dịch hoành hành, các chuyên gia ghi nhận sự tăng giảm khác nhau của rác thải từ găng tay và khăn lau tay ướt. Họ cho biết: “Sự xuất hiện của rác thải từ khẩu trang, găng tay và khăn lau đã bị ảnh hưởng bởi sự thúc đẩy từ luật mới yêu cầu sử dụng khẩu trang và nhu cầu làm sạch bề mặt và bàn tay”.

Trong số 9 quốc gia được nghiên cứu, Vương quốc Anh đóng góp tỷ lệ rác thải từ khẩu trang, găng tay và khăn lau cao nhất, chiếm hơn 5% từ tháng Tám đến tháng Mười năm 2020. Các quốc gia khác, như Thụy Điển, đã có nhiều tháng không có ghi nhận nào về lượng rác thải liên quan đến COVID-19. Trùng hợp thay, quốc gia Bắc Âu này đã tránh triển khai các biện pháp giới nghiêm vì y tế cộng đồng lớn đối với phần lớn thời gian diễn ra đại dịch.

Thành viên nghiên cứu Keiron Roberts tại Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh, cho biết, nước Úc không ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong việc xả rác, vì nước này chủ yếu dựa vào các lệnh phong tỏa và hạn chế di chuyển nghiêm ngặt - dẫn đến việc hạn chế nhu cầu đeo khẩu trang. Trao đổi với trang tin Australian Broadcasting Corporation, ông Roberts nói: “Khi các bạn tiến hành giới nghiêm, các bạn thật sự thực hiện việc giới nghiêm”.

Theo Epoch Times tiếng Anh


Nghiên cứu Úc: Quy định bịt mặt làm gia tăng rác thải khẩu trang toàn cầu lên hơn 8.000%