Nghiên cứu mới ước tính rằng: ⅔ số người mang virus đến từ Trung Quốc không được các quốc gia khác phát hiện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu mới vừa ước tính ra rằng: ⅔ số ca nhiễm COVID-19 đã xuất cảnh khỏi Trung Quốc đại lục vẫn chưa được phát hiện trên toàn thế giới...

Trong vòng chưa đầy hai tháng, chủng virus Corona mới này đã lan sang 29 quốc gia và khu vực ngoài Trung Quốc đại lục, với tổng số hơn 1.000 trường hợp nhiễm virus được xác nhận.

Tuy nhiên vào ngày 21 tháng 2, một nghiên cứu (pdf) của các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo mô hình bệnh truyền nhiễm, đã phân tích dữ liệu chuyến bay từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - tâm điểm của dịch virus, và nhận thấy rằng: Một số quốc gia đã phát hiện ra số ca nhiễm COVID-19 ít hơn đáng kể so với dự đoán khi tính toán theo khối lượng hành khách của các chuyến bay đến từ Vũ Hán.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những quốc gia như Singapore, Phần Lan, Nepal, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ, Sri Lanka và Canada hoạt động hiệu quả hơn trong nỗ lực phát hiện virus.

Các nhà nghiên cứu cho biết sau khi xem xét hoạt động giao thông hàng không từ Trung Quốc của những quốc gia này, họ dường như đã phát hiện thêm khá nhiều trường hợp người Trung Quốc đại lục mang theo virus.

Chẳng hạn lấy Singapore làm chuẩn, các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 426 trường hợp người mang virus xuất cảnh khỏi Trung Quốc đại lục - so sánh với số trường hợp lây nhiễm từ người sang người ở địa phương - khiến họ kết luận rằng các chương trình giám sát không thể phát hiện được ⅔ số trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới xuất cảnh từ Trung Quốc đại lục, Christl Donnelly - đồng tác giả của nghiên cứu nói trong một thông cáo báo chí.

Trên toàn thế giới hiện nay, tổng số trường hợp nhiễm virus xuất cảnh từ Trung Quốc đại lục được xác nhận là 156.

Điều này có khả năng khiến các nguồn lây nhiễm truyền từ người sang người trên khắp thế giới không được kiểm soát, nghiên cứu kết luận.

Tiến sĩ Natsuko Imai của ĐH Hoàng gia London- đồng tác giả của nghiên cứu- nói: “Chúng tôi bắt đầu thấy có thêm nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 mà không có lịch sử du lịch hoặc liên hệ đến thành phố Vũ Hán được báo cáo từ các quốc gia và khu vực bên ngoài Trung Quốc đại lục. Phân tích của chúng tôi đã chứng minh tầm quan trọng của giám sát và phát hiện ra các trường hợp nhiễm virus trong việc các quốc gia ngăn chặn thành công dịch bệnh".

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23 tháng 1, thời điểm mà nhiều chuyên gia cho rằng đã quá muộn để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trước đó, có 5 triệu cư dân đã rời khỏi Vũ Hán (vào dịp tết Nguyên Đán), trở thành những người mang virus "tiềm năng" cho các thành phố khác và các quốc gia trên toàn thế giới.

Cũng kể từ đó, hàng chục quốc gia đã ban hành các biện pháp hạn chế đi lại cũng như các biện pháp sàng lọc căn bệnh này đối với những hành khách đến từ Trung Quốc đại lục.

Lấy mốc thời gian là 23/1, Hoa Kỳ đã cấm những công dân nước ngoài từng đến thăm Trung Quốc trong 14 ngày trước đó nhập cảnh. Các biện pháp sàng lọc và kiểm dịch được áp dụng cho công dân Hoa Kỳ, cư dân và thành viên gia đình từng ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó.

Bên cạnh Trung Quốc, Hàn Quốc là nước có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất được xác nhận cho tới nay, với 204 trường hợp. Tại Hoa Kỳ, 34 bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính với chủng virus này.

Thiên Hoa


Nghiên cứu mới ước tính rằng: ⅔ số người mang virus đến từ Trung Quốc không được các quốc gia khác phát hiện