Nghiên cứu: Những người được miễn dịch tự nhiên ít có nguy cơ tái nhiễm, mắc bệnh nặng do COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nghiên cứu được công bố trong tuần này, những người đã khỏi bệnh COVID-19 ít có nguy cơ mắc bệnh trở lại.

Các nhà nghiên cứu ở Qatar đã kiểm tra một nhóm thuần tập gồm hơn 353.000 người, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia của Mỹ chứa thông tin về những bệnh nhân bị nhiễm bệnh được xác nhận bởi phản ứng chuỗi polymerase.

Dân số được nghiên cứu đã mắc bệnh COVID-19 do virus Corona Vũ Hán gây ra, từ ngày 28/2/2020 đến ngày 28/4/2021. Tái nhiễm được tính nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính ít nhất 90 ngày sau lần nhiễm bệnh đầu tiên của họ.

Sau khi loại trừ khoảng 87.500 người có hồ sơ tiêm chủng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có khả năng miễn dịch do đã khỏi bệnh COVID-19 có ít nguy cơ tái nhiễm và biểu hiện lại các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Chỉ có 1.304 trường hợp tái nhiễm được xác định. Như vậy, số người tái nhiễm COVID-19 lần hai chiếm khoảng 0,4% những người có khả năng miễn dịch tự nhiên và không có hồ sơ tiêm chủng. Tỷ lệ mắc bệnh nặng là 0,1% so với tỷ lệ nhiễm bệnh nguyên phát, theo nghiên cứu. Chỉ có 4 trường hợp như vậy được phát hiện. Không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận trong số những người bị nhiễm bệnh lần thứ hai.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England (New England Journal of Medicine). Cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi tổ chức Weill Cornell Medicine – Qatar, Bộ Y tế Công cộng Qatar, Hamad Medical Corporation và Sidra Medicine.

Các nhà nghiên cứu bao gồm ông Laith Abu-Raddad làm việc tại Weill Cornell Medicine – Qatar và Tiến sĩ Robert Berollini làm việc tại Bộ Y tế Công cộng Qatar. Trước đây họ đã đánh giá, hiệu quả của khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại nguy cơ tái nhiễm COVID-19 là 85% hoặc cao hơn. Họ cho biết: “Theo đó, đối với một người đã bị nhiễm bệnh sơ cấp, nguy cơ bị tái nhiễm nặng chỉ xấp xỉ 1% so với nguy cơ của một người chưa bị nhiễm trước đó bị nhiễm trùng sơ cấp nặng”.

Các nhà nghiên cứu giải thích: “Cần phải xác định xem liệu khả năng bảo vệ chống lại [nguy cơ] bệnh nặng khi tái nhiễm có kéo dài trong thời gian dài hơn hay không, tương tự như khả năng miễn dịch phát triển chống lại các loại virus corona 'cảm lạnh thông thường' theo mùa khác, tạo ra khả năng miễn dịch ngắn hạn chống lại sự tái nhiễm nhẹ nhưng miễn dịch lâu dài hơn chống lại bệnh nặng hơn với [trường hợp] tái nhiễm. Nếu đây là trường hợp của SARS-CoV-2, chủng virus (hoặc ít nhất là các biến thể được nghiên cứu cho đến nay) có thể áp dụng một hình thức lây nhiễm lành tính hơn khi nó trở thành bệnh dịch”.

SARS-CoV-2 là tên khoa học của virus Corona Vũ Hán.

Tiến sĩ Monica Gandhi là một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco. Trong bài đăng trên Twitter, Tiến sĩ Gandhi viết: “Nghiên cứu quan trọng chỉ ra mức độ tái nhiễm hiếm gặp và bệnh trầm trọng COVID sau khi [bệnh nhân] COVID được phục hồi”.

Nghiên cứu này bổ sung vào khối lượng nghiên cứu ngày càng tăng chỉ ra rằng, những người đã hồi phục sau COVID-19 được hưởng mức độ miễn dịch cao chống lại sự tái nhiễm và thậm chí khả năng bảo vệ cao hơn chống lại bệnh tật nghiêm trọng và tử vong, nữ tiến sĩ nói thêm.

Theo Epoch Times tiếng Anh


Nghiên cứu: Những người được miễn dịch tự nhiên ít có nguy cơ tái nhiễm, mắc bệnh nặng do COVID-19