Làm thế nào để phân biệt triệu chứng của sốt phát ban và Covid-19 ở trẻ em?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, nhiều phụ huynh lo lắng khi trẻ em xuất hiện các triệu chứng sốt bất thường. Nhiều bậc cha mẹ thường nghe bác sĩ nói rằng bé sốt là do nhiễm siêu vi khiến họ lo lắng. Nhưng có rất nhiều loại virus mà trẻ sơ sinh mắc phải, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sốt ban đỏ thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng của ban đỏ, còn được gọi là phát ban cấp tính ở trẻ sơ sinh - Cách nhận diện

Phát ban cấp tính ở trẻ sơ sinh, còn được gọi là ban đỏ, là một bệnh sốt và phát ban cấp tính thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Nó có thể xuất hiện do các loại virus khác nhau, phổ biến nhất là virus herpes ở người loại 6 và 7 (tức là loại virus có thể lây nhiễm sang người). Triệu chứng khởi phát cho thấy bệnh nhân bị sốt cao, có thể lên tới hoặc cao hơn 40ºC, sau 3 đến 5 ngày thân nhiệt sẽ giảm đột ngột và trở lại bình thường.

Sau đó, trẻ bắt đầu nổi các nốt ban đỏ từ cổ rồi lan ra mặt, thân mình và tay chân. Màu sắc tươi sáng và rõ ràng giống như hoa hồng nên được gọi là ban đỏ. Loại phát ban này thường không gây đau đớn hay ngứa. Sau khoảng 1 đến 2 ngày, phát ban sẽ dần dần biến mất và hoàn toàn chữa lành. Nhanh hơn sẽ giảm dần sau 2 đến 4 giờ.

Một số trẻ có các biểu hiện như ho, sổ mũi, tiêu chảy, nôn trớ, viêm kết mạc (vệt máu đỏ ở phần lòng trắng của mắt), sưng mi mắt, viêm tai giữa, viêm họng. Cũng có trẻ bị sưng hạch sau gáy hoặc tai.

Có thể thấy, đặc điểm điển hình của ban đỏ là sau khi sốt cao sẽ nổi mẩn đỏ, sau khi ban đỏ xuất hiện thì cơn sốt cao sẽ giảm dần. Vì khi sốt cao, nhiều trẻ sẽ quấy khóc hoặc ủ rũ vì sốt cao. Mặc dù nó thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, 10% trường hợp cũng xảy ra ở trẻ có độ tuổi lớn hơn.

Ban đỏ không có tính theo mùa, nó có thể xuất hiện bất cứ khi nào, nhưng phần lớn nó xảy ra vào cuối mùa hè và mùa thu. Nó rất phổ biến, và hầu như tất cả trẻ em chưa đi học mẫu giáo đều sẽ bị một lần. Ngoài ra, ban đỏ thường do hai loại virus gây ra nên có thể bị tái nhiễm.

Thời gian ủ bệnh của ban đỏ khoảng 9 đến 10 ngày, do đó, sau khoảng thời gian phơi nhiễm, bé sẽ bắt đầu xuất hiện sốt cùng phát ban. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị ban đỏ hoàn toàn không có mầm bệnh, và hầu hết các bệnh nhân đột ngột phát bệnh mà không tiếp xúc với bất kỳ người bệnh nào.

Thời gian ủ bệnh của ban đỏ khoảng 9 đến 10 ngày, do đó, sau khoảng thời gian phơi nhiễm, bé sẽ bắt đầu xuất hiện sốt cùng phát ban.
Thời gian ủ bệnh của ban đỏ khoảng 9 đến 10 ngày, do đó, sau khoảng thời gian phơi nhiễm, bé sẽ bắt đầu xuất hiện sốt cùng phát ban. (Wikimedia Commons)

Làm thế nào để đối phó với ban đỏ?

Mặc dù được gọi là “phát ban cấp tính”, nhưng bệnh này có khả năng tự khỏi rất cao. Nói chung, bệnh sẽ lành từ từ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, do các triệu chứng sốt cao ở thời điểm khởi phát tương tự như các triệu chứng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn khác nên không dễ để đưa ra các chẩn đoán chính xác trước khi phát ban xuất hiện. Do đó, nếu cha mẹ phát hiện trẻ sốt cao và tinh thần mệt mỏi trong thời gian đại dịch đang hoành hành, thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm loại trừ khả năng bị viêm nhiễm khác, đồng thời hạn chế rủi ro không mong muốn.

Nếu các chứng viêm khác đã được loại trừ, việc điều trị chung cho nốt ban chỉ là làm cho em bé dễ chịu. Để hạ nhiệt cho bé khi bị sốt cao, cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt như ibuprofen hoặc acetaminophen với liều lượng và thời gian do bác sĩ chỉ định. Sử dụng các phương pháp bên ngoài khác để hạ nhiệt cơ thể, chẳng hạn như miếng dán hạ sốt hoặc khăn lạnh. Để em bé được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nếu trẻ biếng ăn cũng đừng quá lo lắng, điều quan trọng là đảm bảo cho trẻ luôn trong trạng thái có đủ và không bị mất nước, chỉ cần đi tiểu 4 đến 5 lần một ngày là đủ. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho bé ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu và dễ nuốt như cháo gạo, nước hoa quả, axit lactic.

Sốt ban đỏ cũng có thể gây ra một số biến chứng, chẳng hạn như động kinh, viêm màng não, tiểu cầu trong máu thấp và ứ máu trên da, nhưng nó không phổ biến. Nếu xuất hiện các biến chứng trên, cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Làm thế nào cha mẹ có thể ngăn ngừa trẻ sơ sinh khỏi bị sốt ban đỏ? Vì đây là bệnh do virus gây ra nên việc rửa tay thường xuyên, ít đến những nơi công cộng hơn và khử trùng các vật dụng thường dùng cho trẻ sơ sinh có thể đơn giản là ngăn chặn sự lây lan của virus.

Tác giả: Tiến sĩ Huang Yanpi

Huang Yanpi là Tiến sĩ Y khoa Nhi khoa, Giáo sư lâm sàng của Bệnh viện Downtown Cornell và Bệnh viện Lutheran Đại học New York, Bác sĩ Nhi khoa, Trưởng Phòng khám Nhi khoa New York Fortune. Tốt nghiệp Trường Y Harvard và Đại học McGill ở Canada.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung


Làm thế nào để phân biệt triệu chứng của sốt phát ban và Covid-19 ở trẻ em?