Probiotics (men vi sinh) cải thiện các triệu chứng COVID kéo dài (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Probiotics hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Dữ liệu cho thấy chúng ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể, đồng thời cải thiện các triệu chứng kéo dài do COVID-19 gây ra.

Xem lại - Probiotics (men vi sinh) cải thiện các triệu chứng COVID kéo dài (Phần 1)

Ruột ảnh hưởng đến sức khỏe của não và khả năng miễn dịch

Sức khỏe đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Một phần rất lớn hệ thống miễn dịch của con người nằm trong hệ vi sinh đường ruột và đường tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, khoảng 80% tế bào miễn dịch có thể được tìm thấy trong ruột.

Sự tương tác phức tạp giữa hệ vi sinh đường ruột, mầm bệnh và hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng.

Một nghiên cứu đánh giá được công bố vào năm 2021 đã xác định tầm quan trọng của dinh dưỡng trong cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra còn có những kết nối sâu sắc tồn tại giữa ruột và não của chúng ta.

Harvard Health giải thích rằng, hai cấu trúc này được liên kết với nhau thông qua tín hiệu sinh hóa. Kết nối chính là dây thần kinh phế vị, là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể.

Ví dụ, khi phản ứng chiến đấu hoặc bay được kích hoạt, các tín hiệu cảnh báo sẽ được gửi đến ruột. Đây là lý do tại sao các vấn đề tiêu hóa có thể được một sự kiện căng thăng kích hoạt.

Mặt khác, các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hoặc táo bón mãn tính có thể gây ra lo lắng hoặc trầm cảm.

Bệnh Alzheimer tiếp tục là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người chết vì bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ - nhiều hơn cả số người chết do ung thư vú và tuyến tiền liệt cộng lại.

Một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Ý đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của các mảng amyloid trong não, có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Trong một nghiên cứu trước đó, nhóm đã phát hiện hệ vi sinh đường ruột ở người bị Alzheimer khác với những người không mắc bệnh; sự đa dạng vi sinh bị giảm trong khi một số vi khuẩn nhất định có sự hiện diện quá mức.

Ở nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 89 người từ 65 đến 85 tuổi. Trong nhóm này, một số được chẩn đoán mắc Alzheimer hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh khác, còn lại là những người khỏe mạnh không có vấn đề về trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh PET để đo lượng amyloid lắng đọng trong não, đồng thời đo các dấu hiệu huyết thanh của tình trạng viêm và protein do vi khuẩn đường ruột tạo ra.

Moira Marizzoni, một tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Fatebenefratelli ở Brescia (Ý), giải thích:

“Kết quả là không thể chối cãi: Có một số vi khuẩn nhất định trong hệ vi sinh đường ruột có tương quan với số lượng mảng amyloid trong não”.

Ảnh hưởng của chất ngọt nhân tạo, giấc ngủ và ánh nắng mặt trời

Vẫn còn một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của chúng ta. Trong đó, chất làm ngọt nhân tạo trong nhiều loại thực phẩm chế biến thực sự gây tác động nghiêm trọng.

Ngay từ năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, sucralose làm giảm số lượng vi khuẩn đường ruột của bạn từ 47.4% đến 79.7%, và làm tăng mức độ pH trong đường ruột.

Gần đây hơn, các nhà khoa học phát hiện ba trong số các chất làm ngọt nhân tạo phổ biến nhất - sucralose (có trong Splenda), aspartame (có trong NutraSweet, Equal và Sugar Twin) và saccharin (có trong Sweet'n Low, Necta Sweet and Sweet Twin) - có thể gây bệnh đối với hai loại vi khuẩn đường ruột.

Dữ liệu từ phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng, các sản phẩm này có thể kích hoạt vi khuẩn có lợi trở thành mầm bệnh, và có khả năng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh hai loại vi khuẩn có lợi có thể bị bệnh và xâm nhập vào thành ruột. Các vi khuẩn được nghiên cứu là Escherichia coli (E. coli) và Enterococcus faecalis (E. faecalis).

Kết quả này hỗ trợ bằng chứng cho nghiên cứu trong quá khứ, cho thấy chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo gây ra “sự thay đổi thành phần và chức năng” trong hệ vi sinh đường ruột.

Dữ liệu cũng chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng tính thấm của hàng rào biểu mô ruột, từ đó dẫn đến các bệnh viêm nhiễm toàn thân.

Trong phòng thí nghiệm, nồng độ cao của aspartame và saccharin gây chết tế bào; và ở nồng độ thấp, nó làm tăng tính thấm của biểu mô.

Hai yếu tố khác cũng đóng một vai trò trong hệ vi sinh đường ruột của bạn là giấc ngủ và tiếp xúc với ánh nắng.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều kỳ lạ giữa sức khỏe đường ruột và giấc ngủ. Một nghiên cứu được công bố trên Frontiers of Psychiatry ghi nhận:

“Có bằng chứng đáng kể cho thấy hệ vi sinh đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, trao đổi chất và miễn dịch của vật chủ, mà còn điều chỉnh giấc ngủ và trạng thái tinh thần của vật chủ thông qua trục vi sinh - ruột - não.

Bằng chứng sơ bộ chỉ ra rằng, vi sinh và gen sinh học có thể tương tác với nhau. Các đặc điểm của hệ vi sinh đường tiêu hóa và quá trình trao đổi chất có liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học của vật chủ”.

Như đã lưu ý trong nghiên cứu Frontiers in Psychiatry, nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh đường ruột giúp điều chỉnh không chỉ tâm trạng mà còn cả chu kỳ giấc ngủ thông qua trục được gọi là trục não ruột.

Trong những tháng đại dịch vừa qua, ngày càng thấy rõ rằng việc duy trì mức vitamin D tối ưu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học British Columbia cũng quan tâm đến việc tiếp xúc với ánh sáng UVB có thể ảnh hưởng như thế nào đến hệ vi sinh đường ruột của con người.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy vitamin D có thể thay đổi hệ vi sinh đường ruột, và vì có rất ít thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D, nên phần lớn nhu cầu của cơ thể thường phải đáp ứng thông qua việc cho da tiếp xúc với tia UVB.

Các nhà nghiên cứu từ British Columbia lưu ý, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ánh sáng mặt trời có tác động tích cực đến những người bị bệnh viêm ruột và đa xơ cứng, cả hai đều trầm trọng hơn do viêm.

Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng này, các nhà nghiên cứu nhận thấy hệ vi sinh trong phân có những thay đổi tích cực sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột của bạn

Những lựa chọn của chúng ta hàng ngày đều có tác động đến hệ vi sinh đường ruột. Do đó, tối ưu hóa hệ vi khuẩn đường ruột và mức vitamin D là rất quan trọng để có sức khỏe tốt.

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm lên men và nuôi cấy truyền thống là cách dễ nhất, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất để tạo ra tác động đáng kể đến hệ vi sinh đường ruột của con người.

Các lựa chọn lành mạnh bao gồm lassi (một loại sữa chua uống của Ấn Độ), các sản phẩm sữa hữu cơ được nuôi trồng từ cỏ như kefir và sữa chua, natto (đậu nành lên men) và các loại rau lên men.

Nói chung, phần lớn chất dinh dưỡng của bạn cần đến từ thực phẩm. Tuy nhiên, men vi sinh bổ sung là một ngoại lệ nếu bạn không ăn thực phẩm lên men thường xuyên.

Ngoài việc ngủ đủ giấc và duy trì lượng vitamin D ở mức tối ưu, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi khuẩn có lợi để chúng phát triển cũng rất quan trọng.

Trong khi vi khuẩn có hại phát triển nhờ đường và carbohydrate thì vi khuẩn có lợi lại phát triển nhờ chất xơ.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí The Lancet, những người ăn 25 - 29 gram chất xơ mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc một loạt các bệnh nghiêm trọng; chẳng hạn như đột quỵ, bệnh tim mạch vành, tiểu đường loại 2 và tử vong do mọi nguyên nhân.

Tuy nhiên, họ nhận thấy ăn 29 gram mỗi ngày là đủ, viết:

“Đường cong phản ứng liều lượng cho thấy, rằng lượng chất xơ hấp thụ cao hơn có thể mang lại lợi ích lớn hơn nữa để bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2, cũng như ung thư đại trực tràng và ung thư vú”.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times


Probiotics (men vi sinh) cải thiện các triệu chứng COVID kéo dài (Phần 2)