Tinh thần - Một biện pháp chống dịch hiệu quả bị bỏ quên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta đang ngăn chặn đại dịch từ những yếu tố có thể nhìn thấy, chạm vào; nhưng ở góc độ tâm linh, con người dường như đã bỏ quên và tin rằng: COVID-19 chỉ chấm dứt khi mức độ bao phủ vaccine đủ lớn và cách ly hết những người mắc bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là giải quyết phần ngọn…

Biến thể Omicron lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới. Bất chấp các biện pháp như cách ly, phong tỏa, vaccine và thuốc; nhưng sự lây lan của đại dịch vẫn chưa thể dừng lại.

Cho đến nay đã có sáu đợt đại dịch trên toàn cầu, số trường hợp dương tính được xác nhận trong đợt gần nhất vượt xa so với năm đợt trước đó, trong khi số ca tử vong hàng ngày không cho thấy dấu hiệu suy giảm đáng kể.

Nhiều người không ngừng suy nghĩ, làm thế nào chúng ta có thể chấm dứt hoàn toàn đại dịch này?

Khoa học hiện đại dựa trên cơ sở lý thuyết của thế giới vật chất tồn tại chân thực trước mắt, có thể sờ thấy, chạm vào.

Tuy nhiên, một số thứ vô hình, không thể quan sát bằng mắt nhưng chúng vẫn luôn tồn tại và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, chẳng hạn như yếu tố tâm linh, cũng có thể là mấu chốt của xu hướng dịch bệnh và đáng được chúng ta quan tâm.

Các yếu tố vô hình có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch

Phương trình khối lượng - năng lượng của nhà vật lý Einstein cho chúng ta biết rằng, mọi vật chất có khối lượng trong vũ trụ đều có năng lượng.

Mặc dù mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy năng lượng, tinh thần hay suy nghĩ, âm thanh, sóng âm… nhưng chúng vẫn biểu hiện dưới dạng vật chất, và cũng có thể ảnh hưởng đến thế giới chúng ta đang sống.

Tinh thần và suy nghĩ của con người là vô hình, và chúng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của con người.

Ví dụ, một người trung thực và tốt bụng, luôn biết cách tha thứ cho người khác thường có phản ứng cortisol trong cơ thể thấp, cùng với khả năng miễn dịch tương đối cao. Đây là bằng chứng cho thấy tinh thần được thể hiện ở mức độ vật chất.

Năm 2003, tại Đại học California (Los Angeles, Mỹ), nhà tâm thần học, Tiến sĩ Juliene E. Bower đã công bố một báo cáo nghiên cứu thú vị trên tạp chí y khoa Annals of Behavioral Medicine, ông chia 43 phụ nữ thành hai nhóm:

  • Một nhóm gồm những người coi trọng tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và suy nghĩ về giá trị của cuộc sống,
  • Nhóm thứ hai thì lại ít xem trọng điều này hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ coi trọng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống có nhiều tế bào tiêu diệt tự nhiên trong cơ thể, vốn sở hữu khả năng kháng virus rất mạnh.

Qua đó thấy rằng, việc nâng cao khả năng miễn dịch không chỉ dựa vào thuốc và vaccine, mà thay đổi trạng thái tinh thần của bản thân cũng có thể đạt được hiệu quả tương tự.

Tinh thần và năng lượng có quan hệ mật thiết với nhau, trầm cảm và lo lắng làm giảm khả năng miễn dịch

Tinh thần của con người không chỉ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, mà còn có năng lượng.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa sức khỏe là "trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội".

Ngày nay, nhiều người hiểu sai về phòng chống dịch bệnh: họ chú trọng đến sức khỏe thể chất, mà thường bỏ qua các khía cạnh tâm lý và tinh thần của một con người hoàn chỉnh.

Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ David R. Hawkins đã tiến hành một nghiên cứu trong hơn mười năm, ông đã phỏng vấn những người khác nhau trên thế giới, sử dụng phương pháp đo năng lượng đã được các nhà khoa học chấp thuận, để nghiên cứu mức năng lượng của cảm xúc và trạng thái tâm lý khác nhau.

Ông phát hiện rằng những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như tuyệt vọng, bi quan và lo lắng, có thể dẫn đến trạng thái năng lượng thấp.

Ngược lại, những suy nghĩ tích cực, chẳng hạn như có thể tin tưởng người khác, dũng cảm, ôn hòa và quan tâm đến người khác, sẽ dẫn đến mức năng lượng cao hơn. Chức năng tế bào miễn dịch của họ cũng sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, chúng ta phải trải qua một thời gian dài bị phong tỏa và cô lập. Nhiều người đã tích tụ không ít căng thẳng vì họ không thể gặp gỡ và tiếp xúc với gia đình và bạn bè, một số người thậm chí còn bị trầm cảm và lo lắng.

Theo kết quả khảo sát của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2020, trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020, khoảng 1/3 người Mỹ trưởng thành bị lo lắng hoặc trầm cảm. So với năm 2019, xác suất mắc bệnh tăng gấp 2 lần.

Một số lượng lớn các nghiên cứu tâm thần học đã chỉ ra rằng, khi con người ở trong trạng thái tinh thần tiêu cực, trạng thái chức năng của hệ thống miễn dịch cũng sẽ suy giảm.

Ví dụ, một bài báo đăng trên tạp chí y khoa Brain, Behavior, Immunity, tổng kết dữ liệu nghiên cứu 20 năm về bệnh trầm cảm cho thấy, ở những người trầm cảm, sự tăng sinh và phản ứng của các tế bào lympho trong cơ thể giảm, khả năng miễn dịch của tế bào T đối với virus bị suy yếu, và hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên cũng giảm.

Nói một cách khái quát, đó là sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến chúng dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn.

Vì vậy, những kết quả nghiên cứu này mang lại cho chúng ta một suy ngẫm, đó là tác động của việc đóng cửa lâu dài và cách ly xã hội đối với khả năng miễn dịch của con người có thể có những tác động tiêu cực.

Những suy nghĩ tích cực vô hình có thể giúp bạn thoát khỏi nạn dịch

Vào năm 2021, Tiến sĩ George M Slavich từ Trung tâm Psychoneuroimmunology, Đại học California (Los Angeles, Mỹ), và Giáo sư Jamil Zaki từ Khoa Tâm lý, Đại học Stanford, trên tạp chí Anxiety Stress and Coping đã đề xuất 3 chiến lược chống dịch bên cạnh việc phong tỏa và cách ly:

  • Trau dồi cảm giác thân thuộc trong xã hội.
  • Thực hành lòng từ bi, bao dung.
  • Làm việc thiện.

Dựa trên các bằng chứng y học thực nghiệm, các nhà tâm lý học và khoa học xã hội đề xuất ba điểm này để có thể giúp con người giảm căng thẳng và trầm cảm, đồng thời giúp chúng ta thoát khỏi đại dịch nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu và ví dụ thú vị.

Nhà tâm lý học Harvard Dave đã thực hiện một nghiên cứu, trong đó chiếu bộ phim 'Mẹ Teresa' để giúp đỡ những người nghèo khó và sắp chết ở Calcutta. Thật kỳ lạ, chức năng miễn dịch của người xem tăng lên và duy trì ở mức cao sau một giờ.

Hiệu ứng này thậm chí còn xảy ra với những người không thích Mẹ Teresa, tiềm thức trong bộ não của họ cộng hưởng với sức mạnh nhân hậu, đầy yêu thương của bà.

Còn có một bài báo viết rằng, Helen Schmidt (Nevada, Mỹ) đã đến xem buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun) vào ngày 28 tháng Hai năm ngoái.

Vốn dĩ, cô phải vừa xem vừa thở bình oxy, nhưng sau khi xem xong, cô đã khiến mọi người xung quanh sửng sốt khi tháo bình oxy ra và nói chuyện bình thường với những người khác.

Các buổi biểu diễn của Shen Yun chủ yếu dựa trên các câu chuyện truyền thống của Trung Hoa xưa, và nội dung của các câu chuyện chủ yếu là truyền tải sự lạc quan và lòng nhân ái, rất tốt cho việc nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Đó là lý do tại sao Schmidt đã có một sự thay đổi lớn như vậy.

Trường hợp này có thể mang lại một số “khải thị” cho các nhà khoa học và công chúng: mặc dù hiện tượng tâm linh không thể nhìn thấy, nhưng nó có sức mạnh to lớn.

Vì vậy, các biện pháp phòng chống dịch không thể chỉ giới hạn trong không gian vật chất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, suy nghĩ và trạng thái tinh thần của chính con người cũng quan trọng như nhau.

Trước tình hình dịch bệnh vẫn chưa được giải quyết như hiện nay, chúng ta cần phá bỏ bức tường tư duy hạn chế bởi vaccine và các biện pháp phong tỏa, huy động toàn bộ sức người sức của để thoát khỏi đại dịch này như sớm nhất có thể.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung


Tinh thần - Một biện pháp chống dịch hiệu quả bị bỏ quên