Triệu chứng bệnh Covid-19 mới nhất, khác với cảm cúm, cảm lạnh thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người bệnh Covid-19 có thể không có triệu chứng hoặc có những biểu hiện gần giống với cảm cúm, cảm lạnh như sốt, ho, đau đầu,...

Vậy cách phân biệt thế nào? Triệu chứng bệnh Covid-19 mới nhất ra sao?

Hiện nay, Việt Nam đang trải qua đợt dịch Covid-19 thứ 4 với số mắc tăng cao, lan nhanh nhiều tỉnh thành trong thời gian ngắn.

Thống kê của Worldometer cho thấy, thế giới đã có hơn 162 triệu ca nhiễm Covid-19 với hơn 3 triệu người tử vong.

Đặc biệt, nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm sàng khiến các bệnh viện dễ để "lọt" ca bệnh. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh cũng gần giống nhau.

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng

Triệu chứng Covid-19 Cảm lạnh thông thường Cảm cúm Dị ứng
Sốt Phổ biến Hiếm Không Đôi khi
Ho khan Phổ biến Vừa phải Phổ biến Đôi khi
Khó thở Phổ biến Không Phổ biến Phổ biến
Đau đầu Đôi khi Hiếm Phổ biến Không
Đau nhức cơ thể Đôi khi Phổ biến Phổ biến Không
Đau họng Đôi khi Phổ biến Phổ biến Không
Mệt mỏi Đôi khi Đôi khi Phổ biến Đôi khi
Tiêu chảy Hiếm Không Đôi khi Không
Sổ mũi Hiếm Phổ biến Đôi khi Phổ biến
Hắt hơi Hiếm Phổ biến Không Phổ biến

Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn phân biệt Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh:

Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng Covid-19 khác với cảm cúm, cảm lạnh thế nào?

Ngoài triệu chứng thân nhiệt tăng cao bất thường, virus COVID-19 tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây viêm phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khó thở rõ rệt. Đây là dấu hiệu đặc trưng mà cảm lạnh, cảm cúm thông thường không có.

Nếu như cảm lạnh, cảm cúm thông thường không gây ra những nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể bạn sẽ dần hồi phục khi được điều trị bằng thuốc tại nhà. Thậm chí, nhiều trường hợp không cần dùng thuốc, chỉ nghỉ ngơi và uống đủ nước, bệnh cảm lạnh, cúm mùa sẽ thuyên giảm trong vòng 3 – 7 ngày.

Nhưng với người mắc Covid-19 thì uống thuốc trị cúm thông thường sẽ không làm bệnh thuyên giảm.

Khi nào nên báo với cơ quan y tế về triệu chứng mắc Covid-19?

Các triệu chứng Covid-19 được liệt kê dưới đây (theo CDC) được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Đau đầu
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy
Những triệu chứng covid là gì? Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19? (Ảnh: Bệnh viện Mount Elizabeth_
Những triệu chứng covid là gì? Cần làm gì khi bị nhiễm Covid-19? (Ảnh: Bệnh viện Mount Elizabeth_

Triệu chứng bệnh Covid-19 ở trẻ em

Các phụ huynh cũng nên lưu ý các triệu chứng sau đây của trẻ em dưới 14 tuổi. Nếu có thì cần đưa trẻ em đến ngay cơ quan y tế gần nhất.

  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Môi và mặt xanh, tím tái
  • Lồng ngực o ép theo từng nhịp thở
  • Đau ngực
  • Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại)
  • Mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)
  • Co giật
  • Sốt trên 40° C
  • Sốt hoặc ho, mặc dù có cải thiện nhưng sau đó sốt trở lại
  • Tình trạng bệnh lý mạn tính trở nên tồi tệ hơn

Ngoài những triệu chứng bệnh kể trên thì những người từng tiếp xúc, đi lại hoặc sinh sống trong khu vực có người nhiễm bệnh (mặc dù không có triệu chứng bệnh) cũng cần được theo dõi y tế sát sao.

Các triệu chứng mới nhất của Covid-19 cần lưu ý

Khó thở vẫn là một trong những triệu chứng ban đầu của người mắc bệnh và đây là triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân trong làn sóng mới của dịch bệnh Covid-19 tại Ấn Độ.

Mặc dù mức độ khó thở khác nhau ở từng người nhưng triệu chứng này khiến hầu hết các bệnh nhân cảm thấy tức ngực, dẫn đến khó thở liên tục vài giây một lần, theo Times of India.

Bên cạnh đó, các triệu chứng cần lưu ý của Covid-19 còn bao gồm:

  • Viêm đường tiêu hóa: Đường tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan quan trọng, gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Bất kỳ sự viêm nhiễm nào trong đường tiêu hóa đều có thể làm giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung. Các triệu chứng viêm đường tiêu hóa được cho là có liên quan đến Covid-19 gồm: mất cảm giác đói, nôn mửa, đau bụng và phân lỏng.
  • Mất khả năng thính giác: Mất khả năng thính giác là một trong những triệu chứng trong làn sóng Covid-19 mới nhất. Triệu chứng này có thể xảy ra từ nhẹ đến trung bình và nặng, dẫn đến đột ngột mất thính giác, khiếm thính hoặc ù tai. Đây là triệu chứng xuất hiện trong tuần đầu tiên mắc bệnh và kéo dài trong một khoảng thời gian.
  • Ngủ lịm và trở nên yếu hơn: Trở nên yếu hơn hoặc ngủ lịm đi là một trong những triệu chứng ban đầu của người mắc Covid-19 và được ghi nhận ở nhiều trường hợp trong làn sóng Covid-19 thứ hai. Khi cơ thể nhiễm virus SARS-CoV-2, hệ miễn dịch sẽ phản ứng để chống lại virus và điều này khiến người mắc bệnh cảm thấy mệt mỏi và yếu đi.
  • Mắt đỏ hoặc viêm màng kết: Mắt đỏ là khi mắt bị viêm, dẫn đến lớp màng kết bên ngoài mí mắt và mãng cầu bị sưng lên.
    Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ được biết tới có thể gây viêm màng kết. Không giống như tình trạng viêm màng kết thông thường, vốn ảnh hưởng tới cả 2 mắt, viêm màng kết ở bệnh nhân Covid-19 chủ yếu xảy ra ở 1 mắt. Hiện tượng này cũng đi kèm với triệu chứng ngứa mắt và nhạy cảm trước ánh sáng.
  • Khô miệng: Nước bọt là chất sản sinh ra trong miệng giúp tiêu hóa, giữ cho răng miệng đủ độ ẩm và khỏe mạnh. Khi tuyến nước bọt không sản sinh ra đủ lượng nước bọt sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, gây nên các bệnh về răng lợi và khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Khô miệng hiện cũng là một triệu chứng ban đầu phổ biến của người mắc Covid-19.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân Covid-19 trong làn sóng thứ hai. Các báo cáo ghi nhận những bệnh nhân mắc Covid-19 cho biết họ bị tiêu chảy liên tục từ 1 - 14 ngày, và trung bình và kéo dài trong 5 ngày.
  • Đau đầu: Những cơn đau đầu bất chợt có thể là triệu chứng của người mắc Covid-19. Triệu chứng đau đầu diễn ra trong một khoảng thời gian dài và sẽ chưa thuyên giảm giảm ngay nếu dùng thuốc giảm đau được ghi nhận là một trong những triệu chứng mới của làn sóng Covid-19 thứ hai.
  • Phát ban da: Những nghiên cứu gần đây cho thấy phát ban da là một trong những triệu chứng mới của dịch Covid-19. Các bệnh nhân cho biết họ bị phát ban da ở tay và chân.

Ngoài ra, nếu bạn bị khó thở, tức ngực, đau ngực, da xanh hay đột nhiên mất giọng hoặc một triệu chứng bất thường nào đó, hãy liên hệ với các cơ quan y tế ngay lập tức để xác định bản thân có mắc Covid-19 hay không.

5 triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 cần cấp cứu y tế

Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức:

  1. Khó thở
  2. Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  3. Trạng thái lẫn lộn mới
  4. Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
  5. Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.

8 biện pháp tự bảo vệ tránh bệnh Covid-19 mới nhất

Bạn nên làm gì để tự bảo vệ bản thân mình trong đại dịch này? Những cách sau đây sẽ giúp bạn ngăn chặn khỏi sự xâm nhập của virus corona:

1. Ít đến chỗ đông người

Nếu không cần thiết, đừng đến những nơi đông người hoặc những nơi ngột ngạt. Không khí trong không gian bí sẽ chứa lượng virus cao hơn, do đó dễ bị lây nhiễm hơn. Và những nơi đông người sẽ tăng cơ hội tiếp xúc giữa người với người và cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm.

Nếu có điều kiện, bạn nên tự đi xe của mình để đi làm thay vì sử dụng tàu điện ngầm, xe buýt và các phương tiện giao thông khác.

Những người thích sự sôi động, mua sắm và đi du lịch có thể tạm thời chịu khó ngừng lại trong thời kỳ dịch bệnh, tìm các phương thức giải trí khác. Đặc biệt, tuyệt đối không đi du lịch đến những nơi có dịch bệnh nghiêm trọng.

Nếu không có lý do đặc biệt, không nên lui tới bệnh viện. Tại bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân ra vào, và có nhiều khả năng gây truyền nhiễm lẫn nhau. Các thiết bị liên lạc hiện đại giờ khá tiện lợi, và bạn có thể sử dụng điện thoại di động để gọi video để thăm hỏi người ốm tại bệnh viện.

2. Đeo khẩu trang và găng tay khi ra ngoài, hạn chế sờ gãi

Khi đi ra ngoài, ngoài việc đeo khẩu trang, tốt nhất bạn nên đeo găng tay. Bởi vì tay tiếp xúc với nắm cửa, vịn cầu thang hoặc ấn nút thang máy… là những chỗ có nhiều người chạm vào. Đeo găng tay có thể ngăn không cho tay tiếp xúc trực tiếp vào những chỗ này và gây nhiễm virus. Bạn cũng có thể dùng khuỷu tay để đẩy cửa hoặc nhấn nút thang máy.

Xếp hàng lấy gạo miễn phí
Cư dân đeo khẩu trang thực hành cách ly xã hội, xếp hàng chờ lấy gạo miễn phí tại Hà Nội vào ngày 11/4/2020. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA / AFP qua Getty Images)

Nhiều người có thói quen dụi mắt và mũi bằng tay. Virus có thể được truyền qua niêm mạc. Do đó, tránh chạm vào miệng, mũi, mắt hoặc bất kỳ bộ phận nào trên khuôn mặt trước khi rửa tay để tránh sự xâm nhập của virus.

Sau khi bỏ găng tay, cần rửa tay sạch bằng xà phòng, rồi mới vuốt tóc và sờ vào mặt, mũi. Khi về nhà, rửa sạch găng tay bằng bột giặt.

3. Tránh bắt tay và ôm hôn, giữ khoảng cách khi trò chuyện

Khi nói chuyện với người khác, nên giữ khoảng cách hơn 1 mét và cố gắng tránh các tiếp xúc như bắt tay, ôm, v.v. Bạn có thể nói một cách lịch sự với đối phương rằng, trong thời giai dịch bệnh gia tăng, vì sự an toàn cho gia đình hai bên, cần chú ý hơn đến vấn đề virus truyền nhiễm.

4. Thay quần áo và tắm sau khi về nhà

Mỗi ngày khi về nhà, trên quần áo của bạn có thể bị bẩn, dính nước bọt mang theo virus. Vì sự an toàn của bản thân và gia đình, bạn nên thay quần áo và tắm. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm sự mệt mỏi và căng thẳng trong ngày, giúp cơ thể và tâm trí được thư giãn cũng như giúp ngăn ngừa virus.

Thay quần áo bẩn ngay lập tức và giặt chúng. Tất nhiên, cố gắng không giặt quần áo bẩn bằng tay. Sử dụng giỏ đựng đồ giặt để tránh cầm trực tiếp.

5. Trong nhà nên mở cửa sổ để cho không khí lưu thông

Thông thường ở nhà nên mở cửa sổ để không khí lưu thông. Hiện là mùa đông, nếu thời tiết lạnh, bạn nên mở cửa sổ khoảng 15-20 phút để tránh bị cảm lạnh. Trong lớp học và văn phòng, cũng nên có thói quen mở cửa sổ để thông gió.

Phun khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19 ở một khu chợ của thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 4/4/2021. (Ảnh: TANG CHHIN SOTHY/AFP via Getty Images)
Phun khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19 ở một khu chợ của thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 4/4/2021. (Ảnh: TANG CHHIN SOTHY/AFP via Getty Images)

6. Thường xuyên dọn sạch phòng

Giữ cho nhà của bạn sạch sẽ và gọn gàng sẽ khiến virus và vi khuẩn khó tồn tại. Ngoài việc quét dọn thông thường, bạn cũng có thể thường xuyên lau rửa tay nắm cửa, bề mặt đồ nội thất, điện thoại di động và bàn phím máy tính, tất cả đều là những chỗ tay và nước dễ dàng tiếp xúc tới.

Nếu trong nhà có người bị nhiễm bệnh, phải thường xuyên khử trùng trong nhà bằng thuốc tẩy hoặc cồn nồng độ 75%.

7. Không ăn thịt sống và trứng sống, không tiếp xúc động vật hoang dã

Hiện tại, nguồn gốc của virus corona vẫn chưa được xác nhận. Các chuyên gia suy đoán rằng nó có thể có nguồn gốc từ động vật hoang dã như dơi hoặc chuột tre. Để an toàn, không ăn thịt và trứng chưa nấu chín, và tránh tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc xác động vật. Đặc biệt tránh giết mổ động vật để ngăn ngừa nhiễm trùng.

8. Rửa tay như một thói quen

Rửa tay thường xuyên, trước khi vào nhà, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi bế trẻ, sau khi chạm vào tay nắm cửa hoặc tay cầm thang cuốn, sau khi hỉ mũi, sau khi ho hoặc hắt hơi, che miệng và mũi bằng tay, v.v. Tóm lại, giữ cho bàn tay của bạn sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.

Rửa tay thường xuyên là cách phòng ngừa Covid-19 (Ảnh: Shutterstock)
Rửa tay thường xuyên là cách phòng ngừa Covid-19 (Ảnh: Shutterstock)

Nếu ở nơi có nước và xà phòng, hãy rửa tay bằng xà phòng. Khi điều kiện không thuận tiện, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch rửa tay có cồn. Cồn có thể phá hủy kết cấu protein "màng bọc" của virus, do đó nó có thể được khử trùng.

Khi rửa tay, nên chú ý chà nước rửa tay vào toàn bộ các góc của bàn tay, và cẩn thận kỳ cọ lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay và đầu ngón tay, rửa tay tối thiểu từ 20-30 giây.

Xem thêm:


Triệu chứng bệnh Covid-19 mới nhất, khác với cảm cúm, cảm lạnh thế nào?