Úc: một quốc gia bị chia rẽ và không thể phục hồi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc áp đặt các lệnh tiêm chủng bắt buộc đã chia rẽ nước Úc thành hai thái cực: ủng hộ và phản đối. Và hệ quả tất yếu là người dân Úc đã phải nếm trải tất cả các biện pháp áp bức: các chính sách đóng cửa biên giới, phong toả, vô số lệnh khẩn cấp, và không ngừng gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng dân. Chừng nào chính phủ chấp nhận sống chung với COVID và mở cửa Tây Úc, thì chừng đó người dân Úc mới được tự do đi lại trên chính mảnh đất quê hương mình.

Vào ngày 5/2, một cuộc biểu tình chống tiêm chủng đã dậy sóng bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Cũ ở Canberra. Cuộc biểu tình nhằm ủng hộ "Phái đoàn tới Ottawa", một phong trào phản đối các chính sách tiêm chủng bắt buộc ở Canada kể từ ngày 29/1.

Những chính sách bắt buộc tiêm vaccine, đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới tinh hoa chính trị lưỡng đảng. Đồng thời các cơ sở y tế đã cướp đi quyền tự do ra quyết định của người dân đối với phúc lợi của chính họ. Các chính sách bắt buộc tiêm vaccine là một phần trong một loạt các biện pháp khẩn cấp rời rạc được áp đặt lên người dân và được thực thi một cách hống hách.

Những người chưa được tiêm chủng phải chịu sự phân biệt đối xử và bị cấm đến hầu hết các địa điểm công cộng, bao gồm cả các tòa án, gây khó khăn cho việc thách thức pháp lý đối với những chính sách này.

Sự chia rẽ đáng tiếc này được đặc trưng bởi những lập trường khác nhau gần đây của Giám đốc điều hành của Qantas, Alan Joyce và Thủ tướng Scott Morrison.

Tây Úc đang đi con đường của Bắc Triều Tiên

Ông Joyce đã có một tuyên bố gây tranh cãi rằng Tây Úc (WA) đang bắt đầu giống Bắc Triều Tiên. Tuyên bố này của ông là để đáp lại việc tiếp tục đóng cửa biên giới của bang, điều này gây ra hậu quả tai hại cho ngành du lịch và khách sạn.

Ông Joyce phàn nàn về một thực tế rằng, mọi người có thể đi du lịch đến London, nhưng họ thậm chí “không thể du lịch vòng quanh đất nước của chính mình”. Điều đó chỉ ra rằng, liên bang của chúng ta phải có điều gì đó không ổn.

Ông Joyce thừa nhận rằng, biên giới sẽ bị đóng cửa vô thời hạn vào giai đoạn này "trừ khi chúng ta có kế hoạch sống chung với COVID và mở cửa phần còn lại của đất nước".

Ảnh của Epoch Times
Giám đốc điều hành Tập đoàn Qantas, Alan Joyce, trong bữa ăn sáng của Hội đồng Doanh nghiệp Australia tại Hội trường Bức tranh tường tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, Australia vào ngày 17/3/2021. (Ảnh Getty Images)

Việc ông Joyce so sánh Tây Úc với Triều Tiên quả là một sự tưởng tượng không được phù hợp cho lắm với trí tuệ của ông ấy. Đồng thời cũng là một ví dụ về sự phóng đại có thể sờ thấy được, nhưng đó là một dấu hiệu đáng thất vọng và không thể phủ nhận.

Mở cửa biên giới Tây Úc là vô trách nhiệm

Trong một động thái khác, Thủ hiến của Tây Úc, ông Mark McGowan, đã đưa ra cam kết sẽ mở cửa biên giới vào ngày 5/2.

Tuy nhiên, khi từ chối lời hứa trên của mình, ông chỉ ra rằng việc mở cửa biên giới vào ngày đó là 'vô trách nhiệm' vì biến chủng Omicron đã bao phủ khắp Đông Úc và rất dễ lấn át năng lực của các cơ sở y tế trên toàn bang.

Một lời giải thích về quyết định trì hoãn việc mở cửa biên giới lúc này được cho là phù hợp về mặt chính trị hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, rõ ràng bộ mặt của thủ tướng đã phản ánh xấu toàn bộ hệ thống liên bang của chúng ta.

Tuyên bố của ông Joyce được cho là trái ngược với những tuyên bố của Thủ tướng Scott Morrison. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh 6PR, ông tự tin khẳng định rằng, ông McGowan đã đúng khi trì hoãn việc mở cửa biên giới và ông ủng hộ quyết định này.

Cụ thể, khi phóng viên Gareth Parker hỏi, liệu Thủ hiến có đúng đắn khi trì hoãn việc mở cửa biên giới theo kế hoạch hay không, Thủ tướng đã trả lời "Vâng, tôi nghĩ là ông ấy đã đúng" và đó là "lời kêu gọi của thủ tướng ... ông ấy phải ra quyết định khi năng lực của hệ thống y tế của mình đã sẵn sàng".

Phóng viên Parker: Theo ông, ông Mark McGowan có đúng đắn khi trì hoãn việc mở cửa biên giới theo kế hoạch hay không?

Thủ tướng Morrison: Vâng, tôi nghĩ là ông ấy đã đúng... như Thủ hiến Mark đã nói trong giai đoạn mà biến chủng Omicron đang hoành hành, thì các bài học từ Bờ Đông sẽ được áp dụng ở Tây Úc. Và khi hệ thống y tế của ông sẵn sàng thì tôi chắc chắn ông ấy sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

Quan điểm của ông Joyce và Morrison thể hiện những cơ điểm lợi ích khác nhau và loại trừ lẫn nhau.

Ông Joyce rõ ràng là lo ngại về mặt kinh tế, về những tác động không nhỏ của việc tiếp tục đóng cửa biên giới đối với ngành du lịch và Qantas mong muốn mở lại đường bay đến Tây Úc.

Ngược lại, thủ tướng lại mong đợi hưởng lợi về mặt chính trị khi tuyên bố ủng hộ ông McGowan và quyết định đóng cửa biên giới của ông ấy.

Ảnh của Epoch Times
Thủ tướng Scott Morrison phát biểu về chính sách quản lý đại dịch tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Canberra, Australia, vào ngày 1/2/2022. (Ảnh Getty Images)

Cử tri Tây Úc, trong một cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 3/2021, đã xóa sổ Đảng Tự do và thủ tướng có lẽ hy vọng rằng cử tri sẽ hoan nghênh ý kiến ​​của ông và sự tán thành của ông đối với các quyết định của thủ tướng sẽ được chuyển thành ủng hộ đảng Tự do trong liên bang sắp tới. Cuộc bầu cử có khả năng được tổ chức vào tháng 5/2022.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của thủ tướng cho thấy một quan điểm chính trị lệch lạc và ra quyết định theo nguyên tắc cứng nhắc - trừ khi ông thực sự tin tưởng vào tác động của việc đóng cửa biên giới

Điều này là do chính phủ liên bang chịu trách nhiệm về các quyết định 'triệt hạ lẫn nhau' đã được khởi xướng bởi thủ tướng của các bang trong cuộc chiến chống lại COVID-19 của họ.

Tại sao không sử dụng Hiến pháp để ra quyết định trên phạm vi toàn bang?

Thực tế là Khối thịnh vượng chung có quyền tuân theo hiến pháp và áp đặt một cách tiếp cận thống nhất, mang tính quốc gia đối với tất cả các bang và vùng lãnh thổ của Úc, tránh ảnh hưởng của các biện pháp khẩn cấp không nhất quán và hà khắc cấp bang.

Một phương pháp tiếp cận trên phạm vi quốc gia sẽ dỡ bỏ các chính sách đóng cửa biên giới và hạn chế các chính sách phong toả tiềm ẩn, đồng thời tránh được những hậu quả đắt đỏ và đau đớn cho các ngành du lịch và khách sạn, cùng những ngành khác.

Ảnh của Epoch Times
Sự hiện diện của cảnh sát dày đặc khi những người biểu tình tập trung tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, Úc, vào ngày 8/2/2022. (Ảnh Getty Images)

Cách tiếp cận quốc gia thống nhất này có thể dễ dàng được hỗ trợ bởi sức mạnh đối ngoại của Hiến pháp Khối thịnh vượng chung. Thật vậy, mục 51 của Hiến pháp cho phép quốc hội liên bang đưa ra luật liên quan đến “các vấn đề đối ngoại”, một khái niệm đã được Tòa án Tối cao giải thích một cách rõ ràng.

Nó cho phép quốc hội ban hành luật liên quan đến bất kỳ vấn đề nào của một công ước hoặc hiệp ước quốc tế mà Úc đã phê chuẩn hoặc có liên quan.

Khối thịnh vượng chung đã phê chuẩn, ký kết vô số công ước và công cụ quốc tế. Những công cụ này sẽ hỗ trợ tính hợp hiến của các biện pháp cấp quốc gia trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, mục 51 cũng trao quyền lập pháp cho nghị viện Khối thịnh vượng chung để ban hành luật liên quan đến “cách ly”; 'sức mạnh' này đã không được Khối thịnh vượng chung sử dụng trong thời kỳ đại dịch.

Việc thủ tướng thành lập Nội các quốc gia cũng cho thấy sự miễn cưỡng của chính phủ Úc trong việc ra quyết định một cách khó khăn. Nội các không được đề cập trong Hiến pháp.

Trong việc trao quyền lực cho các bang, chính phủ trên thực tế đang từ bỏ vai trò lập pháp và chuyển giao quyền quyết định cho các đối thủ chính trị của mình.

Một hệ quả tất yếu là, người dân Úc đã phải nếm trải tất cả các biện pháp áp bức. Điều này không khác gì tái diễn lại những cảnh tượng tồi tệ nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: các chính sách đóng cửa biên giới, phong toả, vô số lệnh khẩn cấp, và không ngừng gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng dân.

Nỗi sợ hãi này được nuôi dưỡng bởi tuyên truyền tẩy não của các phương tiện truyền thông về những nguy hiểm được cho là liên quan đến virus và những ca tử vong do virus. Các phương pháp điều trị thay thế không bao giờ được các quan chức chính trị và giới y tế thực sự xem xét và chấp nhận.

Các chính sách về hộ chiếu vaccine và nhóm áp dụng các biện pháp khẩn cấp liên quan đã chia rẽ nước Úc làm hai và rất khó phục hồi. Việc không thể tự do đi lại trên chính đất nước của mình là một ví dụ điển hình cho sự phân chia này.

Đã đến lúc mở cửa biên giới Tây Úc, phần còn lại của đất nước.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Ông Gabriël A. Moens là giáo sư luật danh dự tại Đại học Queensland, và từng là phó hiệu trưởng và trưởng khoa tại Đại học Murdoch. Năm 2003, ông Moens được thủ tướng trao tặng Huân chương Thế kỷ Úc cho những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ông đã giảng dạy rộng rãi trên khắp Úc, Á Châu, Âu Châu, và Hoa Kỳ. Ông Moens gần đây đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết “A Twisted Choice” (“Sự Lựa Chọn Xấu Xa”) (NXB Boolarong Press, 2020) và “The Coincidence” (“Sự Trùng Hợp Ngẫu Nhiên”) (NXB Connor Court Publishing, 2021).

Huyền Anh

Theo The Epoch Times


Úc: một quốc gia bị chia rẽ và không thể phục hồi