10 đứa trẻ Ấn Độ tay không đi tới biên giới đòi ‘dạy cho Trung Quốc bài học'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đụng độ giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Thung lũng Galwan ở Ladakh vào ngày 15/6 mới đây đã khiến 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng. Đây được xem là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong 500 năm trở lại đây.

Hai nước lần đầu tiên xảy ra xung đột vào năm 1967 ở Nathu La, khi đó Ấn Độ đã mất 80 binh lính và 300 lính Trung Quốc đã bị chết.

Hôm 15/6 vừa qua, tuy hai bên không dùng súng mà chỉ dùng gậy và đá, nhưng cuộc tranh chấp cũng gây ra thiệt hại về người. Các tướng lĩnh của Ấn Độ và Trung Quốc sau đó đã có cuộc trò chuyện và quyết định chấm dứt tình trạng bất ổn này vào thứ Tư.

Tuy nhiên, trận chiến đó đã làm dấy lên làn sóng bài Trung trong lòng người dân Ấn Độ, từ việc tẩy chay các sản phẩm “made in China” đến việc xóa các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc như Tik Tok.

Làn sóng tẩy chay bắt đầu khi nhà cải cách giáo dục Ấn Độ nổi tiếng Sonam Wangchuk đã phát đi lời kêu gọi tẩy chay Trung Quốc với những khẩu hiệu như “Tẩy chay Trung Quốc”, “Tẩy chay Sản xuất tại Trung Quốc” và “Bất cứ nơi đâu trừ Trung Quốc”.

Cậu bé Bhansali đang là học sinh và cũng là lập trình viên nói rằng: các ứng dụng Trung Quốc có vấn đề về an ninh và cậu cũng muốn hưởng ứng lời kêu gọi của ông Wangchuk.

Cùng với nhiều ứng dụng trực tuyến khác, nền tảng được gọi là “Swadeshi Tech” của Bhansali lập danh sách các ứng dụng và các sản phẩm của Ấn Độ để thay thế cho các sản phẩm của Trung Quốc như máy tính xách tay, tivi, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, máy ảnh và điều hòa nhiệt độ.

Chưa dừng lại ở đó, người Ấn Độ còn thể hiện lòng yêu nước qua một cách rất đặc biệt.

10 cậu bé ở Uttar Pradesh tay không vũ khí, dũng cảm đi đến biên giới Trung - Ấn để báo thù cho những binh lính đã hi sinh. Khi được hỏi vì sao chúng lại đến đây, bọn trẻ trả lời rằng chúng muốn dạy cho Trung Quốc một bài học vì đã giết chết binh lính của Ấn Độ.

Video ghi lại cảnh tượng này sau đó đã lan tỏa trên mạng xã hội.

Trong video, một cậu bé tên là Karan khi được hỏi các em đã đi đâu và tại sao lại tới đây, em trả lời: “Chúng cháu đến biên giới Trung Quốc để báo thù cho những binh lính đã chết”. 10 đứa trẻ trong đoàn có độ tuổi từ 7-11; ăn mặc rất giản đơn và gương mặt có phần ngô nghê.

Viên cảnh sát tiếp tục hỏi liệu các em có chiến đấu với người Trung Quốc không, những đứa trẻ rất tự tin trả lời là “có”, dù trong tay không có một vũ khí nào.

Trước đó, cảnh sát nhìn thấy các em chạy trên đường, vì thế đã giữ chúng lại. Khi nghe câu trả lời của các em, họ rất ngạc nhiên. Dù rất cảm động trước tấm lòng của lũ trẻ, nhưng viên cảnh sát động viên rằng: cái chết của binh lính sẽ được báo thù, yêu cầu các em về nhà và tập trung vào việc học tập.

Cư dân mạng không ngớt lời khen ngợi sự can đảm của lũ trẻ. Họ thán phục các em bởi lòng yêu nước trong sáng không toan tính. Không ai ngờ rằng chúng lại có hành động đáng ngưỡng mộ như vậy. Video sau đó nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Có thể nói, cuộc đụng độ tại biên giới Trung Ấn đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân Ấn Độ về bản chất của Trung Quốc.

Thiên An



BÀI CHỌN LỌC

10 đứa trẻ Ấn Độ tay không đi tới biên giới đòi ‘dạy cho Trung Quốc bài học'