11 năm sau trận động đất và sóng thần Nhật Bản, những người sơ tán vẫn chưa ‘dám’ trở về

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thứ Sáu ngày 11/3 đánh dấu kỷ niệm 11 năm trận động đất và sóng thần Tōhoku Nhật Bản khiến hơn 22.000 người chết hoặc mất tích.

Tại các khu vực bị ảnh hưởng ở vùng Tohoku và Kanto, người dân cầu nguyện cho các thành viên trong gia đình cùng những người thân yêu đã thiệt mạng trong thảm họa.

Ngay cả bây giờ, khoảng 38.139 người, chủ yếu từ tỉnh Fukushima, vẫn chưa trở về nhà của họ. Lệnh sơ tán dự kiến ​​sẽ được dỡ bỏ một phần vào mùa xuân này tại các khu vực được chỉ định là “khó quay trở lại”. Nhưng không rõ có bao nhiêu cư dân cũ sẽ quay lại nơi ở trước đây của mình.

Người dân mang theo đồ đạc từ những ngôi nhà bị sóng thần tàn phá ở Natori, tỉnh Miyagi, sau trận động đất và sóng thần 9 độ richter tấn công khu vực này, Nhật Bản ngày 14/3/2011. (Ảnh: AFP)
Người dân mang theo đồ đạc từ những ngôi nhà bị sóng thần tàn phá ở Natori, tỉnh Miyagi, sau trận động đất và sóng thần 9 độ richter tấn công khu vực này, Nhật Bản ngày 14/3/2011. (Ảnh: AFP)

Các khu vực bị ảnh hưởng đang ‘đau đầu’ với vấn đề làm thế nào để duy trì các cộng đồng tương ứng

Dân số tiếp tục giảm ở các khu vực bị sóng thần tấn công, ngay cả sau khi các khu nhà ở và tường chắn sóng được xây dựng. Các khu vực bị ảnh hưởng đang phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để duy trì các cộng đồng tương ứng.

Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và các nguồn tin khác, trận động đất và sóng thần đã khiến 18.423 người chết hoặc mất tích. 3.786 người khác đã chết do các nguyên nhân liên quan, chẳng hạn như bị ốm khi sống như những người di tản.

Các cảnh sát tìm kiếm hài cốt của những người mất tích sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 ở Namie, Nhật Bản. (Ảnh: Yuichi Yamazaki/ Getty Images)
Các cảnh sát tìm kiếm hài cốt của những người mất tích sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 ở Namie, Nhật Bản. (Ảnh: Yuichi Yamazaki/ Getty Images)

Các đơn vị nhà ở tạm thời - được xây dựng chủ yếu ở các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima - đã giảm số lượng xuống còn khoảng 750 từ mức cao nhất khoảng 120.000.

Lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ ở 70% khu vực ở 11 thành phố sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

Sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011. Lò phản ứng 1 đến 4 từ phải sang trái. (Ảnh: wikimedia)
Sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011. Lò phản ứng 1 đến 4 từ phải sang trái. (Ảnh: wikimedia)

Trong 30% còn lại của các khu vực khó quay trở lại, chính quyền trung ương có kế hoạch thiết lập các cơ sở tái thiết để ưu tiên công tác khử nhiễm để chuẩn bị cho cư dân trở lại trước khi lệnh được dỡ bỏ vào mùa xuân này.

Tuy nhiên, nhiều người đã xây nhà mới hoặc tìm việc làm ở những nơi khác sau thảm họa.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm ngoái bởi Cơ quan Tái thiết và những nguồn khác, trung bình chỉ 30% cư dân cũ của các thành phố tự trị đã “quay trở lại” hoặc “muốn quay lại” các khu vực này.

Chính quyền trung ương có kế hoạch xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 vào đại dương sớm nhất là vào mùa xuân năm sau.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I trước khi xảy ra sự cố động đất và sóng thần năm 2011. (Ảnh: wikimedia)
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I trước khi xảy ra sự cố động đất và sóng thần năm 2011. (Ảnh: wikimedia)

Bách Diệp

Theo Japan News



BÀI CHỌN LỌC

11 năm sau trận động đất và sóng thần Nhật Bản, những người sơ tán vẫn chưa ‘dám’ trở về