2 điều kỳ lạ xảy ra trước khi nhà Thanh sụp đổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong quá trình lịch sử, thảm họa và dị tượng sẽ xảy ra vào cuối mỗi triều đại.

Người xưa có câu: “quốc quân vô đạo, chính khí bất thân, thiên tượng hữu dị”, ngụ ý rằng: kẻ thống trị không có đạo đức, chính nghĩa không còn, thiên tượng ắt có dị tượng.

Trong quá trình lịch sử, những thảm họa và dị tượng đã xuất hiện vào cuối mỗi triều đại hoặc quốc gia. Người xưa cho rằng, “thiên nhân cảm ứng”, nên những biến động lớn trong xã hội loài người chắc chắn thiên tượng sẽ có những hiện tượng xảy ra để cảnh báo cho hậu nhân.

Lấy những năm cuối của triều đại nhà Thanh làm ví dụ, Quách Tắc Vân, Tổng thư ký Quốc vụ viện Trung Hoa Dân Quốc, đã ghi lại một số sự kiện đáng kinh ngạc vào cuối triều đại nhà Thanh trong cuốn sách "Động linh bổ chí" của ông. Quách Tắc Vân tự thuật rằng:

“Khi tôi còn nhỏ, tôi thấy các tấu chương nghi lễ do phụ thân quản lý, luôn viết câu “sắp xếp voi ngoài Ngọ Môn”. Lúc đó nơi thuần voi là ở Tuyên Vũ Môn. Tôi đã từng cùng phụ thân đến xem, lúc đó có sáu, bảy con voi. Tuy trong nghi lễ có sắp xếp voi, nhưng đã trở thành hình thức rồi, voi to không được vào đội nghi vệ.

Theo lời các tiền bối kể: Vào tháng giêng năm Quang Tự thứ 10 (1884), hàng trăm quan viên tề tựu về chúc lễ, ngoài Ngọ Môn có bầy voi. Một trong những con voi đột nhiên nổi điên và ném cỗ xe của Hoàng đế lên không trung và làm nó tan tành. Một viên thái giám đang đi phía trước đột nhiên bị vòi voi cuốn lên, lập tức bị ném lên Hoàng thành, dựng đứng như cái cây. Con voi ngay lập tức trốn thoát khỏi cổng Tây Trường An.

Người dân Tây Thành đóng cửa cả ngày, đến đêm mới bắt được voi. Kể từ đó, voi không còn vào đội nghi lễ nữa. Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra vào năm đó, Việt Nam và Miến Điện lần lượt rơi vào tay Pháp. Và việc cống voi cũng không còn. Có vẻ như con voi biết rằng nhà Thanh sắp diệt vong, và không còn nhiệm vụ cho nó nữa, bạn có nghĩ điều đó thật kỳ lạ?

Một năm trước cuộc nổi dậy của “giặc phỉ” Nghĩa Hòa Đoàn vào ngày 7 tháng 5 năm 1899, xưởng quân khí ở ngõ Thạch Bi đã xảy ra vụ nổ, với âm thanh như động đất. Toàn bộ kho quân khí đều rung chuyển, bay tung tóe, mặt đất sụt lún thành một cái hố khổng lồ. Bên phải là tịnh thất thiền viện, tất cả đều bị đổ nát hết, chỉ có Phật điện vẫn còn. Nhà dân bốn xung quanh bị phá hủy, số người thương vong nhiều vô kể, có khi từ không trung rơi xuống đầu người, chân người.

Lúc đó tôi làm quan ở kinh đô, nghe người ta kể rằng vào khoảng mười ngày trước khi vụ nổ xảy ra, ở khu vực ngõ Thạch Bi xuất hiện một vị tăng nhân đi hóa duyên, cứu người bố thí, nhưng liên tục nói rằng: “Ai mà bố thí thì đều có thể được cứu thoát khỏi thảm họa”.

Vi tăng nhân đi hóa duyên nhưng liên tục nói rằng: “Ai mà bố thí thì đều có thể được cứu thoát khỏi thảm họa”. (Ảnh: shutterstock)

Hầu hết những người dân gần đó đều không tin, người bố thí càng ngày càng ít, nhưng ngược lại có không ít lính trong xưởng quân khí sẵn sàng bố thí. Do đó, khi vụ nổ lớn xảy ra, hầu hết các binh sĩ (bảo vệ) của xưởng quân khí đã ra ngoài ăn sáng, nên nhiều người đã an toàn. Mọi người nhớ lại mới phát hiện ra rằng, những người đã bố thí cho vị tăng nhân đó, đều bình an vô sự trong vụ nổ này.

Xem xét lại thảm họa Cục Thuốc súng tại Vương Cung xưởng thời nhà Minh (Vụ nổ lớn Thiên Khải ngày 6 tháng 5 năm 1626), ngày xảy ra vụ nổ lần này chỉ lệch vụ nổ lần đó một ngày. Vào tháng 5 của năm thứ 2 của cuộc nổi dậy “giặc phỉ” (Cuộc vận động Nghĩa hòa đoàn), đã xảy ra một thảm họa ở Chính Dương Môn. Đây có phải là một điềm báo trước không?

Ghi chú: Quách Tắc Vân là chắt của Quách Bá Âm, Tổng đốc của Hồ Quảng, và là con trai cả của Quách Tằng Hân, Hữu thị lang của Bộ Lễ. Trong những năm đầu của mình, ông theo học tại Đại học Waseda ở Nhật Bản. Thời Trung Hoa Dân Quốc, ông từng là thư ký Văn phòng Quốc vụ viện của Chính phủ Bắc Dương, ủy viên Hội đồng Chính trị, Cục trưởng Cục Thuyên tự (xét tài năng để định cấp bậc), và kiêm thư ký của Quốc vụ viện. Năm 1922, ông từ chức để tập trung vào công việc giảng dạy và viết sách. Các tác phẩm "Động Linh Tiểu Chí", "Động Linh tục chí" và "Động Linh bổ chí" của ông, hầu hết ghi lại nhiều giai thoại khác nhau được lưu truyền trong dân gian, các học giả và quan chức trong những năm 1920 và 1930, phần lớn dựa trên những điều đích thân Quách Tắc Vân nghe được hoặc trải qua.

Nguyệt Hà
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

2 điều kỳ lạ xảy ra trước khi nhà Thanh sụp đổ