5 món ăn truyền thống trong Tết tháng Giêng mang lại may mắn và thịnh vượng cho bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tết tháng Giêng vẫn còn nô nức, vì vậy hãy ‘cầu’ may mắn và tài lộc bằng những món ăn ngon truyền thống của người Hoa.

1. Sủi cảo, há cảo

Món ăn chủ yếu của người Hoa này là một món truyền thống tượng trưng cho tuổi thọ và sự giàu có. Sủi cảo thường có hình dạng giống với thỏi vàng, một dạng tiền tệ thời kỳ đầu của Trung Hoa. Ngoài ra, sủi cảo, há cảo biểu thị cho một gia đình đoàn kết và khỏe mạnh. Món này thường được gia đình làm thủ công và thưởng thức cùng những người thân yêu trong năm mới.

Theo truyền thống, một đồng tiền vàng cũng được giấu trong một trong những chiếc bánh sủi cảo và người tìm thấy nó sẽ gặp may mắn và tài lộc trong năm mới.

Theo truyền thống, một đồng tiền vàng cũng được giấu trong một trong những chiếc bánh sủi cảo và người tìm thấy nó sẽ gặp may mắn và tài lộc trong năm mới. (Ảnh: Pixabay)
Theo truyền thống, một đồng tiền vàng cũng được giấu trong một trong những chiếc bánh sủi cảo và người tìm thấy nó sẽ gặp may mắn và tài lộc trong năm mới. (Ảnh: Pixabay)

2. Cá hấp

Một món ăn biểu tượng khác của Tết, cá hấp thường được ăn vào ngày này như một dấu hiệu của điềm lành. Cá nên là món ăn cuối cùng được phục vụ, với một số còn lại vào cuối bữa ăn như một cách tượng trưng cho sự dồi dào. Chữ Hán (魚 Yú) có nghĩa là cá nhưng cũng có âm gần giống chữ dư, biểu thị sự dồi dào cả về sức khỏe và tiền bạc.

Cá hấp cũng là một món ăn đơn giản dễ làm tại nhà. Một trong những cách chế biến truyền thống là hấp cá với gừng, tỏi và hành lá, sau đó rưới dầu nóng và xì dầu lên đĩa. Theo truyền thống, đầu cá cũng nên hướng về thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình để bày tỏ sự tôn trọng, và người này phải là người đầu tiên cắt và ăn cá.

Món cá tuyết hấp truyền thống với gừng, tỏi và hành lá. (Ảnh: Craig Barritt/ Getty Images/ Trải nghiệm Ẩm thực New York)
Món cá tuyết hấp truyền thống với gừng, tỏi và hành lá. (Ảnh: Craig Barritt/ Getty Images/ Trải nghiệm Ẩm thực New York)

3. Mì trường thọ

Đúng như tên gọi của món ăn, mì trường thọ là tượng trưng cho hạnh phúc và một cuộc sống lâu dài, thịnh vượng. Sợi mì được làm từ trứng và cuộn bằng tay thành sợi dài. Món ăn không nên bị mềm nát, vì quan niệm rằng sợi mì càng dài thì càng mang lại nhiều may mắn và sức khỏe tốt trong năm mới.

Có nhiều cách khác nhau để nấu mì, mì nước hoặc mì xào với thịt và rau. Theo truyền thống, người ta tin rằng có thể thêm may mắn thông qua các nguyên liệu như nấm để mang lại sự thịnh vượng và các loại rau xanh như cải xoong để mang lại sự giàu có và dồi dào.

Mì trắng trường thọ là một món ăn phổ biến truyền thống trong các bữa tiệc đầu năm của người Hoa trên khắp châu Á. Đây là hình ảnh một công nhân đang sấy mì tại nhà máy Marga Mulja vào ngày 12/1/2022 ở Surabaya, Indonesia. (Ảnh: Robertus Pudyanto/ Getty Images)
Mì trắng trường thọ là một món ăn phổ biến truyền thống trong các bữa tiệc đầu năm của người Hoa trên khắp châu Á. Đây là hình ảnh một công nhân đang sấy mì tại nhà máy Marga Mulja vào ngày 12/1/2022 ở Surabaya, Indonesia. (Ảnh: Robertus Pudyanto/ Getty Images)

4. Chả giò

Chả giò là một món ăn chính trong hầu hết các nhà hàng người Hoa lẫn người Việt. Trong lễ mừng năm mới, chả giò được ăn để chào đón năm mới vì hình dạng hình trụ vàng của chả giò đại diện cho các thỏi vàng, tượng trưng cho sự giàu có sung túc.

Chả giò thường có nhân thịt hoặc rau, được chiên giòn và đôi khi được phục vụ với nước chấm như dầu hào, ớt hoặc nước tương.

Chả giò là một món ăn truyền thống được thưởng thức trong dịp Tết Nguyên Đán do hình dáng có màu vàng hình trụ gợi nhớ đến những thỏi vàng. (Ảnh: Joyce Of Cooking/ Ảnh chụp màn hình)
Chả giò là một món ăn truyền thống được thưởng thức trong dịp Tết Nguyên Đán do hình dáng có màu vàng hình trụ gợi nhớ đến những thỏi vàng. (Ảnh: Joyce Of Cooking/ Ảnh chụp màn hình)

5. Chè trôi nước

Chè trôi nước là một món ăn chính được thưởng thức trong Lễ hội đèn lồng của Trung Hoa. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt là ở miền Nam, người ta cũng sẽ ăn chúng trong suốt Lễ hội mùa xuân. Những viên trôi nước được làm từ gạo nếp và được làm từ các loại nhân khác nhau như mè, đậu đỏ hoặc đậu phộng.

Hình dạng tròn của viên trôi nước liên quan đến sự sum họp và đoàn tụ của gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Chè trôi nước được làm bằng bột nếp với nhân ngọt và hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết, trọn vẹn và hạnh phúc của gia đình. (Ảnh: China Photos/ Getty Images)
Chè trôi nước được làm bằng bột nếp với nhân ngọt và hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết, trọn vẹn và hạnh phúc của gia đình. (Ảnh: China Photos/ Getty Images)

Cao Nguyên

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

5 món ăn truyền thống trong Tết tháng Giêng mang lại may mắn và thịnh vượng cho bạn