7 lý do tuyệt vời để trở thành một người có trách nhiệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liệu có phải ngẫu nhiên khi một người được chọn để thăng chức trong khi những người khác có kỹ năng, giáo dục và kinh nghiệm ngang bằng lại không đạt được? Điều gì khiến một người trở nên nổi bật hơn những người khác? Câu trả lời chính là ở tinh thần trách nhiệm.

Diễn giả Jack Zenger, đồng thời là CEO của công ty phát triển lãnh đạo Zenger / Folkman, đã chia sẻ cách đánh giá của mình về tính trách nhiệm. Ông cho rằng tính trách nhiệm khiến người ta đi xa hơn nhiều. Đó là một kiểu tư duy mạnh mẽ và tích cực: “Tôi là người phải thực hiện điều này”, bất kể lý do xuất phát từ niềm tin của bạn, hay công việc của bạn đòi hỏi điều này, hoặc xã hội ràng buộc bạn với nghĩa vụ này. Hơn thế nữa, nó bao gồm một tập hợp tổng thể các giá trị và thái độ.

Trách nhiệm là điều chúng ta được dạy bảo từ khi còn thơ bé. Tuy nhiên trước câu hỏi: "Bạn có phải là người có trách nhiệm không?" Đôi khi chúng ta có thể tự tin khẳng định câu trả lời là “Có”, nhưng nhiều lần khác chúng ta không có được sự chắc chắn như vậy.

Biết chịu trách nhiệm là một đức tính quan trọng đối với tất cả mọi người, thuộc mọi giai tầng trong xã hội. Đó là một đức tính cần được xem xét, kiểm tra và điều chỉnh trong một khoảng thời gian dài liên tục.

Nó cũng có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân mình, hay cách người khác đánh giá về bạn, vì tính trách nhiệm trao cho bạn năng lực chịu trách nhiệm cho hành vi của chính mình, giúp bạn suy nghĩ nghiêm túc, thực hiện tốt các việc trong điều kiện khó khăn.

Do đó, khi càng trưởng thành, công việc càng quan trọng, tính trách nhiệm càng phải lớn, vì bạn không chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân mình, bạn còn phải chịu trách nhiệm cho các mối quan hệ mà bạn tương tác, những người mà bạn dẫn dắt. Do đó, có nhiều lý do tuyệt vời để trở thành một người có trách nhiệm.

công việc càng quan trọng, tính trách nhiệm càng phải lớn, vì bạn không chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân mình, bạn còn phải chịu trách nhiệm cho các mối quan hệ mà bạn tương tác
...Công việc càng quan trọng, tính trách nhiệm càng phải lớn, vì bạn không chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân mình, bạn còn phải chịu trách nhiệm cho các mối quan hệ mà bạn tương tác... (Ảnh: Pexels)
  1. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài với người khác.

Bạn muốn bạn bè, các thành viên trong gia đình tin vào mình? Hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình và bạn sẽ có thể gặt hái những lợi ích của các mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài với những người khác.

Hãy nhớ rằng, không ai hoàn hảo cả, bạn có thể sẽ phạm sai lầm ở nhiều điểm khác nhau trong cuộc sống của mình. Nhưng những người dám chịu trách nhiệm về sai lầm của họ và vẫn luôn chịu trách nhiệm cho các hành động hàng ngày của mình có thể thúc đẩy, xây dựng uy tín nơi bạn bè, người thân. Để rồi cuối cùng, sự tin tưởng này đóng vai trò nền tảng để tiếp nối các mối quan hệ tốt đẹp với những người khác.

  1. Bạn có thể thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác.

Bạn luôn muốn thể hiện mình là một người tốt, biết quan tâm và sống tử tế với người khác? Bước đầu tiên là hãy biết sống có trách nhiệm.

Trách nhiệm và sự đồng cảm thường đi đôi với nhau, có lẽ cũng dễ hiểu tại sao. Bởi một cá nhân có trách nhiệm sẽ biết quan tâm đến người khác, sẽ làm những gì cần thiết để hỗ trợ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp... Nói cách khác, họ có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu rõ hơn quan điểm của đối phương và hành động thích hợp.

Là một người có trách nhiệm, bạn sẽ có lòng trắc ẩn và sự đồng cảm cần thiết để đặt người khác lên trên chính mình, để hỗ trợ khi họ cần một bàn tay giúp đỡ.

  1. Bạn sẽ không bao giờ lo lắng về việc sẽ đổ lỗi cho người khác

Cuộc sống đôi khi có vẻ không công bằng, nhưng là một cá nhân có trách nhiệm, bạn sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về những vấn đề phát sinh.

Không ai từng nói con đường thành công sẽ dễ dàng, trong khi con đường này đầy những thách thức và cạm bẫy khác nhau, người có trách nhiệm sẽ cố gắng làm tốt nhất trong mọi tình huống và đối phó với từng khó khăn khi nó đến gần.

Khi nói đến trò chơi đổ lỗi, không ai chiến thắng cả. Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác, thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm giải pháp cho những vấn đề này.

Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác, thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm giải pháp cho những vấn đề này.
Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác, thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm giải pháp cho những vấn đề này. (Ảnh: Pexels)
  1. Bạn sẽ không trở thành người hay phàn nàn

Hãy học cách đối mặt với tình huống, không ai thích một người phàn nàn, hay mang lại sự tiêu cực cho các tương tác hàng ngày với người khác cả.

Mặc dù những người hay phàn nàn có mặt ở khắp mọi nơi, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc mình trở thành một trong những người như thế nếu bạn cố gắng trở nên có trách nhiệm hơn.

Người có trách nhiệm hiểu rằng đôi khi cuộc sống có thể rất khó khăn, dù vậy họ sẽ cố gắng tìm ra những dấu hiệu tích cực trong một tình huống tiêu cực. Như vậy, họ thậm chí còn có thể giúp điều chỉnh lại những bình luận tiêu cực từ những người hay phàn nàn.

  1. Bạn có thể nhận ra khi hoàn cảnh vượt quá tầm kiểm soát

Thế giới có thể căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt đối với những người cố gắng quản lý hoàn cảnh, bởi đơn giản là họ không thể kiểm soát được gì. Cũng như thế, trong các mối quan hệ con người, có những lúc hoàn cảnh vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta.

Tuy nhiên, một người có trách nhiệm sẽ dễ dàng nhận ra điều này, họ thường cố gắng giữ bình tĩnh, cân bằng ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất, vì họ hiểu rằng điều cần thiết là kiểm soát tốt được bản thân và tâm trạng của mình.

họ thường cố gắng giữ bình tĩnh, cân bằng ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất, vì họ hiểu rằng điều cần thiết là kiểm soát tốt được bản thân và tâm trạng của mình.
...Họ thường cố gắng giữ bình tĩnh, cân bằng ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất, vì họ hiểu rằng điều cần thiết là kiểm soát tốt được bản thân và tâm trạng của mình. (Ảnh: Pexels)
  1. Bạn có thể khám phá những cách tốt nhất để hoàn thành mục tiêu

Những người có trách nhiệm thường thiết lập kế hoạch, đặt ra ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng, và tạo mục tiêu để đảm bảo họ có thể thực hiện lịch trình tốt nhất ngày này qua ngày khác.

Sự trì hoãn, an nhàn, hưởng thụ thường không có mặt trong kế hoạch để trở thành người có trách nhiệm hơn, do vậy, bạn cần theo sát mục tiêu mình đề ra.

  1. Bạn sẽ có thể trở thành một nhà lãnh đạo khiến người khác hoàn toàn tin tưởng

Tính trách nhiệm là một đặc điểm chung được tìm thấy ở các nhà lãnh đạo, vì những cá nhân này thường suy nghĩ trước khi họ hành động và tập trung vào những điều tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, những người có trách nhiệm cố gắng giữ mọi thứ đơn giản, duy trì mối quan hệ tốt với người khác. Từ việc đến các cuộc hẹn đúng giờ đến việc kiên trì làm việc để đảm bảo công việc được hoàn thành và đạt được thành công, những người có trách nhiệm thường hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào trong khả năng tốt nhất của họ.

Làm thế nào để bạn có thể tăng trách nhiệm của riêng mình? Bước đầu tiên là tập trung vào thực tế rằng bạn không chỉ chịu trách nhiệm chính cho kết quả của riêng mình nữa, mà là kết quả của nhóm của bạn, của gia đình bạn, của cộng đồng bạn sinh sống. Vì tính trách nhiệm có tính cộng hưởng, nó có ý nghĩa lớn hơn chúng ta từng nghĩ.

Bắt đầu từ hôm nay, hãy tập trung vào việc trở thành một người có trách nhiệm, từ đó bạn có thể trải nghiệm những khám phá bản thân tuyệt vời hơn.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

7 lý do tuyệt vời để trở thành một người có trách nhiệm