7 ‘tên trộm điện’ lớn trong gia đình, bạn biết được bao nhiêu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mức sống của mọi gia đình nhìn chung đã cao hơn trước rất nhiều. Chỉ là trong nhà có quá nhiều thiết bị điện lớn nhỏ, dù để ở chế độ chờ nhưng vẫn đang âm thầm tiêu tốn không ít điện năng khiến chúng ta phải trả thêm những khoản phí không cần thiết.

Nhắc đến những sản phẩm tiêu thụ điện năng nhất trong gia đình? Mọi người đều nghĩ đến những thiết bị gia dụng cỡ lớn như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt hoặc bếp từ.

Nhưng bạn có biết? Có một số thiết bị gia dụng mà mức tiêu thụ điện năng ở chế độ chờ cũng rất lớn nhưng thường bị bỏ qua.

Sau đây là danh sách 7 thiết bị như vậy:

1. Máy giặt

Mức tiêu thụ điện năng của máy giặt ở chế độ chờ chỉ 0,03 watt, nếu cộng dồn trong một tháng, tiền điện sẽ không tăng bao nhiêu nên không cần lo lắng về hóa đơn tiền điện cũng như việc rút phích cắm. Chỉ là trong máy giặt thường xuyên rút nước, không rút phích cắm ra thì lại lo ẩn chứa những nguy hiểm, việc cắm và rút điện thường xuyên là không hợp lý, vậy nên làm gì tốt hơn?

Gợi ý: Bạn có thể lắp ổ cắm có công tắc, nên lúc bình thường bạn chỉ cần tắt ổ cắm mà không cần rút phích cắm. Hoặc cũng có những ổ cắm điện tự động ngắt thông minh, sẽ ngắt nguồn điện khi thiết bị không sử dụng, cũng có thể giảm tỷ lệ chập điện từ gốc rễ.

2. TV

Sau khi tắt TV truyền thống, vì đèn hình vẫn còn đang được hâm nóng, nên mức tiêu thụ điện năng ở trạng thái chờ là khoảng 0,2 watt, tức là 6 kWh/tháng. Tất nhiên, ngày nay TV màn hình LCD phổ biến sẽ tiết kiệm điện năng hơn so với TV truyền thống. Chỉ là nếu một người mua TV plasma thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn.

Gợi ý: Ngắt nguồn sau khi tắt TV (truyền thống) bằng điều khiển từ xa.

3. Lò vi sóng

Lò vi sóng có công suất làm việc 1400 watt, công suất dự phòng khoảng 0,32 watt và mức tiêu thụ điện năng ở chế độ chờ khoảng 0,008 kWh mỗi ngày.

Gợi ý: Khi hâm nóng đồ ăn, thêm một ít nước sẽ giúp tăng tốc độ nóng và tiết kiệm điện.

4. Bếp từ

Công suất của bếp từ ở chế độ chờ khoảng 0,86 watt. Nếu nó ở trạng thái chờ trong một thời gian dài mà không ngắt nguồn điện, nó sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của mạch.

Gợi ý: Bạn có thể dùng chảo để thay thế khi đun nấu, như vậy diện tích tiếp xúc lớn và ít hao điện hơn. Đồng thời, khi thức ăn chín được 9 phút thì có thể ngắt nguồn điện, vì có thể dùng nhiệt dư của bếp từ để làm nóng thức ăn cho chín hoàn toàn.

5. Điều hòa nhiệt độ

Máy điều hòa không khí có công suất 2600 watt, trong khi công suất chờ là 1,11 watt.

Gợi ý: Bạn có thể chọn điều hòa không khí biến tần, không chỉ tiết kiệm điện, tiền bạc mà còn có độ ồn thấp. Đồng thời, vệ sinh bộ lọc của máy lạnh thường xuyên, không tắt và khởi động máy lạnh thường xuyên.

6. Máy nước nóng điện

Máy nước nóng quả thực là một sản phẩm tiêu thụ điện năng lớn. Công suất hoạt động của nó là 896 - 3000 watt, và mức tiêu thụ năng lượng là 0,896 - 3 kW/giờ. Tuy nhiên, khi máy nước nóng không bật thì điện ở chế độ chờ không cao, chỉ khoảng 3 watt, nếu để ở chế độ chờ trong một tháng thì điện năng tiêu thụ khoảng 2 kWh.

Đề nghị: Không rút nguồn điện vì máy nước nóng sẽ sử dụng điện hàng ngày. Hơn nữa, máy nước nóng chỉ tốn thêm điện trong quá trình đun, không tốn quá nhiều điện trong quá trình giữ nhiệt. Tất nhiên, nếu bạn đi công tác xa và lâu ngày không sử dụng thì tốt nhất bạn nên rút nguồn điện ra để tiết kiệm hơn.

7. Hộp giải mã tín hiệu

Đây có thể nói là "kẻ trộm điện" lớn nhất trong gia đình mà hầu hết mọi người đều bỏ qua, một hộp set-top nhỏ có thể tiêu thụ tới 10 kW điện ở trạng thái chờ trong một tháng!

Trước đây khi tiến hành thử nghiệm, hộp giải mã tín hiệu cho thấy công suất là 15,48 watt trong điều kiện hoạt động bình thường và công suất ở chế độ chờ là khoảng 15,2 watt. Điều đó có nghĩa là, mức tiêu thụ điện của hộp giải mã không chênh lệch nhiều bất kể đang ở chế độ chờ hay hoạt động bình thường. Mức tiêu thụ điện ở chế độ chờ của bộ giải mã cao gấp hơn chục lần so với máy điều hòa, nếu để ở chế độ chờ một tháng có thể tiêu thụ 10 kW điện.

Gợi ý: Khi không xem TV, bạn có thể tắt công tắc của hộp giải mã hoặc mua ổ cắm có công tắc, khi không sử dụng thì tắt công tắc của ổ cắm.

Bởi vì mặc dù rút phích cắm thực sự có thể tiết kiệm điện, nhưng trong quá trình cắm và rút nhiều lần vẫn dễ khiến ổ cắm bị lão hóa và tiếp xúc kém, đồng thời, nếu điện áp tăng trong quá trình cắm và rút quá lớn, nó sẽ không chỉ gây tiêu hao điện tức thời mà sự gia tăng nhanh chóng của điện áp còn có thể gây ra những hư hỏng không thể khắc phục được đối với các thiết bị điện.

Vì vậy, tốt nhất là rút phích cắm của thiết bị sau 5 - 10 giây kể từ thời điểm thiết bị đã được tắt hoàn toàn. Nếu bạn muốn tránh rắc rối, bạn cũng có thể mua một ổ cắm có công tắc, vì vậy chỉ cần tắt ổ cắm.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

7 ‘tên trộm điện’ lớn trong gia đình, bạn biết được bao nhiêu?