9 ‘hội chứng sợ kỳ lạ’ mà chúng ta thường không biết cách gọi tên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người có những nỗi sợ mà đôi khi chính họ cũng không hiểu: “Tại sao mình phải sợ?”. Thế nhưng, khoa học đã chứng minh, đúng là có những nỗi sợ kỳ lạ như vậy. Chỉ là, họ chưa biết cách nào để “chữa khỏi” những hội chứng này mà thôi!

1. Hội chứng sợ không gian kín (Claustrophobia)

Nhiều người sợ không gian kín trong thang máy (Ảnh: tổng hợp)
Nhiều người sợ không gian kín trong thang máy (Ảnh: tổng hợp)

Dạng ám ảnh sợ hãi này rất nhiều người mắc phải, nỗi sợ bị bao vây trong một không khép kín. Người mắc hội chứng sợ không gian kín trong một số tình huống, như: Thang máy, xe lửa hay khoang máy bay sẽ phát sinh triệu chứng hoảng loạn, hoặc sợ hãi.

2. Hội chứng ám ảnh trọng lực (Barophobia)

Có người bị mắc chứng ám ảnh trọng lực (Ảnh: tổng hợp)
Có người bị mắc chứng ám ảnh trọng lực (Ảnh: tổng hợp)

Có thể nói, đây là một dạng ám ảnh sợ hãi phi lý tính với trọng lực. Ví dụ như trọng lực sẽ nghiền nát bản thân, lo lắng sẽ té ngã vì trọng lực, lo lắng mất trọng lực sẽ khiến bản thân lơ lửng, hoặc sợ cảm giác hẫng hụt vì bị rơi xuống…

3. Hội chứng sợ thứ 6 ngày 13

Hội chứng này có tên khoa học là Paraskavedekatriaphobia. "Paraskeví" nghĩa là "Thứ Sáu" trong tiếng Hy Lạp và "dekatreís" là số 13. Một nỗi sợ có cái tên cực kỳ dài nhưng may mắn là đời bạn sẽ không phải gặp nó quá nhiều. Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ 6 là ngày xui xẻo, do Chúa Jesus bị hành hình vào ngày này.

Con số 13 cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết của Na Uy về 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó, một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, đó là thần “lừa dối” Loki, một vị thần hắc ám. Tại đó, Loki đã ngầm liên kết với Hoder, Thần bóng tối, để bắn chết Thần Balder xinh đẹp - vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc, bằng một mũi tên tẩm độc. Thần Balder chết, cả trái đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Do vậy, thứ 6 đi kèm với ngày 13 tạo thành một ngày không may mắn trong quan niệm của nhiều người.

Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13.

4. Hội chứng sợ biển (Thalassophobia)

Biển trong mắt mọi người luôn đẹp và lãng mạn, nhưng nhiều người lại sợ... biển (Ảnh: Pixabay)
Biển trong mắt mọi người luôn đẹp và lãng mạn, nhưng nhiều người lại... sợ biển (Ảnh: Pixabay)

Có đến 70% người mắc hội chứng sợ biển, khi nhìn thấy hình ảnh về biển họ sẽ xuất hiện triệu chứng nhịp tim tăng nhanh, tức ngực, hô hấp khó khăn, một số bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng tứ chi run rẩy, co giật và cảm giác ngạt thở.

Đây cũng là một dạng ám ảnh sợ hãi, chỉ cần nhìn thấy tranh ảnh về biển, sinh vật biển hay thậm chí màu xanh đen cũng có thể sản sinh sợ hãi.

5. Hội chứng sợ những chú hề (Coulrophobia)

Chú hề (Ảnh: Pixabay)
Chú hề (Ảnh: Pixabay)

Trong khi rất nhiều trẻ em thích chú hề, thì ngược lại nhiều người lớn lại tỏ ra sợ hãi vì mắc chứng “Coulrophobia”. Nền văn hoá đại chúng gắn liền với những tên hề đáng sợ như Joker trong Batman hay IT - đã khiến hội chứng này trở nên phổ biến hơn.

Điều đáng sợ nhất có lẽ là những nét vẽ trên khuôn mặt của tên hề, luôn mỉm cười nhưng không biết ẩn chứa sau khuôn mặt ấy là điều gì.

6. Chứng sợ ‘không có điện thoại’ (Nomophobia)

Trong cuộc sống hiện đại với Wifi, mạng di động, điện thoại luôn kết nối, thì nỗi sợ này ngày càng phổ biến hơn. Nomophobia là nỗi sợ không có điện thoại bên mình hoặc không thể sử dụng điện thoại. Khác với những nỗi sợ trên, từ “Nomo” trong Nomophobia không hoàn toàn xuất phát từ Hy Lạp mà là viết tắt của cụm từ “no-mobile-phone”.

Hội chứng mới này chỉ xuất hiện trong thời kỳ hiện đại, với hy vọng giảm bớt sự cô đơn nhờ điện thoại, hoặc là thu được thông tin (tự xem là) quan trọng. Vì thế, một khi mất đi phương tiện liên lạc này thì tâm lý sẽ bất an, có thể thấy, hầu hết mọi người đều có triệu chứng này trong xã hội hiện đại.

7. Hội chứng sợ người trọc đầu hoặc hói đầu (Peladophobia)

Nhiều người không thể hiểu được, tại sao mình lại phải sợ những người hói đầu? Có rất nhiều người nổi tiếng gắn liền với đầu trọc như diễn viên phim The Rock hay CEO của Amazon Jeff Bezos, thật bất ngờ khi chính quả đầu của họ lại mang đến nỗi sợ cho... một số người.

8. Hội chứng sợ dài dòng (Hippopotomonstrosesquipedaliophobia)

Chỉ nhìn vào cái tên thôi, chắc bạn đã hiểu vì sao một số người sợ “dài dòng” rồi chứ? Những người mắc chứng ám ảnh này có thể sẽ không đọc được tên tình trạng của mình mà “không bị run sợ”. Giống như hầu hết các chứng sợ hãi khác, chứng sợ dài dòng không phải là bẩm sinh, mà được kích hoạt bởi một số trải nghiệm trong cuộc đời.

9. Hội chứng sợ gương (Spectrophobia)

Thông thường, chứng sợ gương là do các sự kiện gây chấn thương tâm lý, chẳng hạn khi xem một bộ phim kinh dị (Ảnh: Pixabay)
Thông thường, chứng sợ gương là do các sự kiện gây chấn thương tâm lý, chẳng hạn khi xem một bộ phim kinh dị (Ảnh: Pixabay)

Những người mắc chứng Spectrophobia rất sợ gương vỡ, họ luôn cho rằng sẽ có ai đó nhảy ngay ra khỏi gương để dọa họ, hoặc cảm thấy rằng những chiếc gương có thể hút họ vào một thế giới siêu nhiên nào đó.

Thông thường, chứng sợ gương là do các sự kiện gây chấn thương tâm lý, chẳng hạn như xem một bộ phim kinh dị hoặc do những yếu tố dị đoan liên quan đến gương và ma quỷ.

Ngoài những hội chứng sợ kỳ lạ trên, còn có một số hội chứng khá hài hước khác như: hội chứng sợ kem (Pagotophobia), hội chứng sợ băng qua đường (Agyrophobia), hội chứng sợ cười (Gelotophobia), hội chứng sợ “cô gái đẹp” (Caligynephobia), hay thậm chí là hội chứng sợ… giấy (Papyrophobia), sợ hoa (Anthophobia)...

Chắc chắn là bạn không nghe nhầm đâu, vì những nỗi sợ trên đã được các nhà khoa học đặt tên, chỉ có điều ngay cả nhà khoa học và người mắc những chứng bệnh này cũng cảm thấy khó hiểu và không biết phải đối diện với những nỗi sợ này bằng cách nào.

Hãy xem thử liệu bạn có mắc phải hội chứng nào trong số những hội chứng trên không nhé?

Thiên Cầm



BÀI CHỌN LỌC

9 ‘hội chứng sợ kỳ lạ’ mà chúng ta thường không biết cách gọi tên