Âm nhạc có tác dụng phòng chống Covid không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Âm nhạc có tác động đến tâm lý, tình cảm và sức khỏe con người như thế nào, có tác dụng chữa bệnh và phòng chống covid hay không? Loại nhạc nào tốt cho sức khỏe, loại nhạc nào có hại cho sức khỏe? Đó là những vấn đế mà chúng ta quan tâm, nhất là trong thời gian bùng phát dịch bệnh như hiện nay.

Ngày 17/8/2021, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc số 1 trong series ca nhạc với tiêu đề: “Tiếng hát át COVID”, và ngày 3/9/2021 tổ chức chương trình số 2. Nội dung chương trình là giới thiệu ra công chúng những ca khúc mới nhất đã được các nhạc sĩ sáng tác trong những ngày giãn cách xã hội, gửi lời tri ân đến các lực lượng nơi tuyến đầu, và bày tỏ lòng mong muốn dịch bệnh sớm chấm dứt để xã hội quay trở lại với cuộc sống bình thường ngày.

Vậy âm nhạc có chữa bệnh được không, có tác dụng chống covid không?

Âm nhạc và điều trị bệnh - Liệu pháp âm nhạc

Danh y đời nhà Nguyên Chu Chấn Hanh từng chỉ rõ rằng: "Âm nhạc cũng là thuốc". Điều đó có nghĩa rằng, nếu dùng đúng thuốc thì chữa được bệnh, hoặc có tác dụng bổ trợ chữa bệnh, nếu dùng sai thuốc thì có thể nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Kinh điển đặt nền móng cho Đông y là "Hoàng đế nội kinh" có viết rằng: "Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng".

Cổ nhân căn cứ ngũ âm đối ứng với ngũ tạng: Can - Giốc, Tâm - Chủy, Tỳ - Cung, Phế - Thương, Thận - Vũ, giữa ngũ âm và ngũ tạng này ảnh hưởng lẫn nhau, có thể điều tiết tinh khí thịnh suy của ngũ tạng con người.

Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Ngũ âm Thương Giốc Chủy Cung
Nốt nhạc Re (G) Do (A) Sol (D) La (C) Mi (F)
Ngũ tạng Phế Tâm Thận Can Tỳ
  • Âm điệu của “Cung” thuộc loại cao thượng, liên hệ với hành Thổ, và ảnh hưởng đến bộ phận tỳ. Những người thường xuyên nghe thanh âm này sẽ trở nên tốt bụng và khoan dung.
  • Âm điệu của “Thương” thì nặng nề, không bị bẻ cong, giống với hành Kim. Loại âm nhạc này ảnh hưởng đến phổi; khi nghe thường xuyên, người ta sẽ trở nên chính trực và thân thiện.
  • Âm nhạc lấy căn bản là “Giốc” thì đánh thức chúng ta trỗi dậy sảng khoái - gần với hành Mộc và ảnh hưởng tới gan. Người ta nghe nó nhiều sẽ trở nên lương thiện và hòa ái.
  • Âm sắc của “Chủy” làm chủ thì giai điệu sôi nổi về tình cảm, giống như hành Hỏa, và ảnh hưởng đến tim, khiến cho người nghe trở nên rộng lượng.
  • Khi “Vũ” làm chủ thì bản nhạc u nhàn, êm đềm như nước chảy - gần với hành Thủy. Lắng nghe những “Vũ” điệu này sẽ khiến ta thấy quân bình và thư thái. “Buồn nhưng không khổ”, “Vừa ý nhưng không quá mức”.

Trong quá trình lắng nghe, giữa cảm xúc của con người, tần số tiết tấu của giai điệu, và ngũ tạng có quy luật rung động, liền có thể đạt tới tác dụng điều hòa tinh thần của con người và thông suốt kinh mạch.

Năm 2014, nghiên cứu nhạc Mozart và tác động của nó lên những trẻ em bị động kinh cho thấy: số lượng các cơn động kinh giảm 31,24% trong khi nghe, và giảm 23,74% sau khi nghe nhạc. Tương tự, các bài hát ru và dân ca giúp cho việc cải thiện chức năng của bệnh nhi trong thời gian điều trị. (Bài chi tiết tham khảo ở đây)

Năm 2017, một nghiên cứu cho thấy tác dụng của “âm nhạc trị liệu” đối với những bệnh nhân bị tổn thương não sau đột quỵ. Các kích thích có tiết tấu êm dịu giúp tăng khả năng di chuyển, vận động của tay, chức năng nói của bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi. (Bài chi tiết tham khảo ở đây).

Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm Paul Nordoff và tiến sĩ Clive Robbins từ giữa những năm 1950 đã thử nghiệm cho những trẻ em khuyết tật nghe âm nhạc, kết quả cải thiện chức năng của trẻ thật bất ngờ. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất của Nordoff-Robbins là Audrey, một đứa trẻ vốn gặp khó khăn trong hành xử và học tập. Mới 7 tuổi nhưng Audrey dường như đã dành phần lớn cuộc sống của mình trong một bệnh viện tâm thần.

Sau khi Nordoff và Robbins bắt đầu trị liệu cô bé thông qua âm nhạc, thì những trở ngại cho sự phát triển của cô bắt đầu giảm dần và biến mất. Sau một thời gian, Audrey đã rời khỏi bệnh viện tâm thần và tiếp tục học đại học. Đây là một kết quả mà các bác sĩ sẽ không bao giờ tưởng tượng được trước khi cô bé được điều trị bằng liệu pháp âm nhạc.

Âm nhạc liệu có tác dụng với covid không?

Tiến sĩ, nhà tâm lý học David Hawkins (Hoa Kỳ) đã chế tạo thiết bị đo được mức năng lượng của con người, và mức năng lượng con người ở các trạng thái tình cảm khác nhau, sau đó viết cuốn sách "Power vs Force".

Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, tức giận, uất hận, tuyệt vọng, hận thù có mức năng lượng thấp, sẽ khiến các tế bào cơ thể trở nên yếu đi. Ngược lại, những suy nghĩ và cảm xúc tích cực như: vui mừng, yêu thương, điềm tĩnh, lạc quan, tha thứ có thể khiến các tế bào trở nên mạnh khoẻ hơn.

Các mức năng lượng này còn gọi là tần số rung động. Tần số rung động của con người được đo theo thang từ 1 - 1000, tần số rung động thấp hơn 200 sẽ dễ mắc bệnh. Mức trên 200 là khỏe mạnh. Mức từ 700 đến 1000 là của bậc tu hành có đạo hạnh cao, đắc Đạo. Các trạng thái cảm xúc, tâm lý con người có các mức năng lượng như sau:

  1. Xấu hổ (shame): 20
  2. Tội lỗi (guilty): 30
  3. Lãnh đạm (apathy): 50
  4. Đau buồn (grief): 75
  5. Sợ hãi (fear): 100
  6. Ham muốn (desire): 125
  7. Tức giận (anger): 150
  8. Kiêu hãnh (pride): 175
  9. Dũng cảm (courage): 200
  10. Chủ động (willingness): 310
  11. Khoan dung (acceptance): 350
  12. Sáng suốt, lý trí (reason): 400
  13. Yêu thương (love): 500
  14. Niềm vui (joy): 540
  15. Bình hòa (peace): 600

Thế nên, nếu loại nhạc khiến người nghe có cảm giác khoan dung, lý trí, yêu thương, vui vẻ và đặc biệt là bình hòa, bình yên, thì đó chính là ‘liều thuốc quý’ giúp tế bào cũng như các cơ quan nội tạng thân thể khỏe mạnh, có tác dụng đối với việc nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh, bao gồm cả các loại biến chủng của covid.

Còn nếu loại nhạc khiến người ta cảm thấy buồn rầu, chán nản, sợ hãi, lo lắng, hoặc tức giận, thậm chí kiêu hãnh tự hào cũng không tốt cho sức khỏe, khiến tế bào và các cơ quan nội tạng hoạt động kém đi, dẫn đến sức đề kháng kém đi, dễ lây nhiễm bệnh và khó chống cự được với các loại bệnh tật.

Từ quan điểm Đông y, theo nguyên lý ngũ hành, virus tấn công vào phổi và hệ thống hô hấp, ứng với tạng Phế, ứng với âm Thương trong ngũ âm (tức nốt Re (G) trong âm nhạc phương Tây). Nhạc khúc âm Thương là chính thì cao vút bi tráng, réo rắt hùng vĩ, giống như Kim thanh lạnh, chữa trị nóng nảy cáu giận, khiến con người trở nên an bình. Người có phế khí hư, bệnh về phổi và đường hô hấp, khi nghe loại nhạc này nhiều có thể cải thiện tình trạng thiếu khí ở phổi, khó hô hấp.

Theo nguyên lý ngũ hành tương sinh, muốn có hệ thống hô hấp (Phế) khỏe mạnh để chống virus tấn công, thì cẩn bồi bổ hệ thống tiêu hóa (Tỳ vị). Tạng Tỳ là nơi phát ra năng lượng trọng yếu của cơ thể con người. Rượu chè ăn uống quá độ, suy nghĩ quá độ... sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho tỳ vị, thế nên cần tránh rượu bia, ăn uống chè chén vô độ, tránh suy nghĩ quá độ, thì mới có tỳ khỏe, mới có tác dụng tương sinh bổ trợ cho tạng Phế.

"Tỳ thuộc Thổ, tại âm là Cung (tương ứng với nốt Mi (F) trong âm nhạc phương Tây). Âm nhạc với âm Cung là chính thì bình thản đôn hậu, trầm ổn trang trọng, có thể trợ tỳ sinh khí, tăng cảm giác muốn ăn. Thế nên, nghe nhiều loại nhạc này cũng có tác dụng bổ trợ cho hệ thống hô hấp khỏe mạnh để phòng chống virus tấn công.

Vậy nên, chọn nghe loại nhạc tốt là có tác dụng tốt tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Loại nhạc tốt cho sức khỏe là yên bình, nhẹ nhàng, thư thái, khiến tâm trạng người nghe dịu lại, dễ đưa vào giấc ngủ, như nhạc thiền, các khúc nhạc cổ xưa, nhạc cổ điển, các khúc nhạc dân gian xưa… Đặc biệt chú ý tránh các loại nhạc có hại cho sức khỏe là nhạc ủy mị, thê lương, hoặc nhạc kích thích, hào hùng, hoặc các loại nhạc dung tục, phóng túng, hưởng lạc, vì chúng khiến con người rơi vào tâm trạng năng lượng thấp, suy giảm hoạt động các cơ quan nội tạng, tế bào cũng như sức đề kháng của cơ thể.

Thanh Hà

 



BÀI CHỌN LỌC

Âm nhạc có tác dụng phòng chống Covid không?