Âm nhạc là liều thuốc tự nhiên có khả năng trị liệu rất tốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta. Dù nấu ăn, làm việc hay đi làm, bạn đều cần âm nhạc đồng hành. Âm nhạc còn trở thành một ‘dược phương’ cho cơ thể con người. Việc chữa bệnh bằng âm nhạc không chỉ được ghi chép trong các sách cổ Trung Quốc, mà cả ở phương Tây cũng vậy.

Trong “Thuyết Uyển” ghi chép, Miêu Phụ đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người bằng cách chơi nhạc cụ làm bằng ống tre. Đông nói về thân tâm hợp nhất, âm nhạc có thể làm cho tâm trạng vui vẻ, và hạnh phúc. Tim chi phối mạch máu, khí huyết mới thông, tươi mới, máu cùng năng lượng lưu thông đến vết thương, từ đó giúp loại bỏ các chất độc hại và tăng cường khả năng chữa bệnh.

Ở phương Tây, vào giữa thế kỷ 19, bà Florence Nightingale, người tiên phong của ngành điều dưỡng hiện đại, đã công nhận việc sử dụng âm nhạc để giúp chữa lành thương binh. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các báo cáo về việc sử dụng âm nhạc để trị liệu trong bệnh viện được tăng lên đáng kể; sau Thế chiến thứ hai, liệu pháp âm nhạc đã được cộng đồng y tế công nhận nhiều nơi.

Tờ báo New York Times năm 1950 viết: “Mặc dù sự phát triển của (âm nhạc trị liệu) mới ở giai đoạn sơ khai, nhưng nó đã cho thấy giá trị chắc chắn lâu dài. Trong bệnh viện, một số bệnh nan y của thương binh bất lực không thể chữa trị, nhưng lại được cải thiện, thậm chí đã khỏi nhờ liệu pháp âm nhạc”.

Âm nhạc có mối liên hệ rất lớn với ngũ hành và vũ trụ

Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc âm nhạc bắt nguồn từ thời kỳ đầu hình thành vũ trụ.

Trong cuốn ‘Lã thị xuân thu’: “Nguồn gốc của âm nhạc là rất xa xưa, nó được sinh ra từ đo lường, có nguồn gốc từ Thái nhất (Đạo). Thái nhất sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh âm dương”.

Do đó lịch sử âm nhạc có từ rất xưa, nó liên quan mật thiết đến cơ thể con người, cùng với văn hóa và vũ trụ.

Vào thời kỳ đầu hình thành, vũ trụ là một trạng thái vô tận, không thể nhìn thấy được gì. Trong quá trình tiến hóa phát triển lâu dài, Thái cực được sinh ra, và vật chất bắt đầu tụ lại cùng kết tủa. Khi Thái cực sinh ra hai cực, thì đã tồn tại âm và dương, và bao hàm các khái niệm về ngũ hành, bốn mùa và phương hướng. Vì vậy, mọi vật đều chứa đựng nội hàm của âm dương, ngũ hành.

Năm âm trong âm nhạc cũng tương ứng với ngũ hành. Vậy, ngũ âm là gì?

Trong ‘Quản Tử - Địa duyên thiên’ có viết rằng, một ống tre có độ dài 81 đơn vị được sử dụng để xác định âm Cung. Sau đó, sử dụng ‘Tam phân tổn ích pháp’ để lấy âm giai ngũ cung, có Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Các thang âm tương ứng với âm nhạc của phương Tây là Đô, Rê, Mi, Sol, La.

Trong y học thời Trung Quốc cổ đại, ngũ âm không chỉ tương ứng với ngũ hành, mà còn liên quan đến ngũ tạng, năm phương vị và mùa màng.

Năm âm chính của âm nhạc tương ứng với ngũ hành, ngũ tạng, năm phương hướng và mùa màng. (Ảnh: The Epoch Times)

Thư Vinh, một bác sĩ y học cổ truyền người Anh, được gia truyền hơn 600 năm nghề Đông y, cho biết: “Thông qua mối quan hệ giữa ngũ âm và ngũ hành, chúng ta kết nối ngũ âm với các cơ quan nội tạng, các mùa và phương hướng. Do đó, âm nhạc có mối liên hệ rất lớn với cơ thể con người và vũ trụ”.

Âm giai ngũ cung tương ứng với năm cơ quan nội tạng của cơ thể con người và có thể chữa lành bệnh

Trong ‘Hoàng đế nội kinh’ ghi chép: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng… Người cùng trời đất tương ứng với nhau”.

Thật đáng kinh ngạc, y học hiện đại cũng đã bước đầu phát hiện ra rằng tần số của ngũ âm tương hợp với ngũ tạng.

Theo quan điểm của khoa học hiện đại, các cơ quan trong cơ thể con người đều rung động theo một tần số nhất định. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc của Đại học Bắc Kinh cho thấy âm nhạc có thể cộng hưởng với các cơ quan nội tạng của cơ thể con người thông qua sóng âm, từ đó điều chỉnh các chức năng sinh lý của nội tạng và đóng vai trò trị liệu.

Nghiên cứu cho thấy tần số của âm Thương (Re) tương ứng với phổi và ruột già phù hợp với quãng tám chung của phổi và ruột già; tần số của âm Giốc (Mi) phù hợp với quãng tám tương ứng của gan và túi mật, ba âm còn lại cũng vậy.

Y học hiện đại bước đầu cũng nhận thấy tần số của ngũ âm phù hợp với lục phủ ngũ tạng. (Ảnh: The Epoch Times)

Trong Trung Y, đau có nghĩa là không thông, thông rồi thì không đau. Bác sĩ Thư Vinh nói: “Sức mạnh của âm nhạc có thể làm rung động các huyệt đạo và kích thích máu”.

Trong ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ viết: Tất cả bệnh tật đều do khí mà ra, tất cả bệnh lúc đầu đều do khí và huyết lưu thông kém, khí và huyết kém là do thất tình lục dục. Ví dụ, nóng giận có thể làm cho khí đi lên làm tổn thương gan, sợ hãi có thể làm cho khí đi xuống hại thận, suy nghĩ nhiều có thể làm cho khí bị ngưng trệ, làm tổn thương lá lách… Do đó, có thể thấy rằng khi chúng ta phản ứng thái quá về mặt cảm xúc, nó sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác nhau.

Bác sĩ Thư Vinh giải thích thêm: “Mỗi phủ tạng đều có phần tinh thần và vật chất. Ví dụ như tim, người ta thường nói ‘tâm-thần’ (tinh lực tâm trí), ‘tâm’ là vật chất, và ‘thần’ tượng trưng cho tinh thần.”

Âm nhạc có thể khai thông khí và huyết của cơ thể vật chất, điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc, “cơn đau sẽ tự nhiên được chữa khỏi một cách tự nhiên”.

Bác sĩ Thư Vinh nói rằng, nhạc ngũ âm truyền thống Trung Hoa có khả năng chữa bệnh rất mạnh. Hơn nữa, nghe nhạc có mục tiêu có thể điều trị các bệnh của các cơ quan tương ứng như tim, gan và thận.

Có hai phương pháp điều trị bệnh cụ thể bằng âm nhạc:

1. Phương pháp ‘tương sinh’

Nói chung, nếu nội tạng nào bị bệnh thì chỉ cần nghe nhạc tương ứng. Ví dụ, đối với những người bị gan khí ứ trệ, nghe nhạc kèn phím (phím E) có thể có tác dụng làm dịu gan.

Nhưng nếu cơ thể quá yếu, có thể dùng nguyên lý “ngũ hành tương sinh” để điều hòa thêm. Trong ngũ hành, gan thuộc mộc, thủy sinh mộc, thủy tương ứng với điệu Vũ (một trong ngũ âm), tương ứng với thận, ổn định tâm trạng và cải thiện tình trạng trì trệ của gan.

2. Phương pháp ‘tương khắc’

Trong trường hợp gan khí quá mạnh, có thể dùng nguyên lý “ngũ hành khắc chế lẫn nhau” để điều hòa, dùng năng lượng của âm nhạc xoa dịu ngũ tạng. Kim khắc Mộc, tương ứng với Kim là điệu Thương, có tác dụng điều hòa khí trệ của gan.

Âm nhạc hay là liều thuốc tốt

Tuy nhiên, muốn dùng âm nhạc để chữa bệnh thì phải lựa chọn loại nhạc phù hợp. Bác sĩ Thư Vinh nói: “Âm nhạc không phù hợp có thể dẫn đến bệnh tật.”

Giống như âm nhạc có cùng tần số có thể cộng hưởng với các cơ quan của con người, âm nhạc có tần số khác nhau có thể làm nhiễu loạn các cơ quan của con người. Theo Trung Y, âm nhạc hỗn loạn và tiếng ồn có thể khiến con người khó chịu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của ngũ tạng như gan và thận.

Mặt khác, âm nhạc có mang lại lợi ích cho cơ thể con người hay không không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng ngũ âm. Còn phụ thuộc vào người sáng tác và người biểu diễn có trong sáng hay không, có tư cách, đạo đức tốt hay không. Một số loại nhạc không tốt sẽ không chỉ gây ra bệnh tật cho cơ thể, mà thậm chí còn dẫn đến sự suy vong của đất nước.

Trong ‘Lễ ký-Chú’ của Trịnh Huyền ghi lại rằng vào thời Xuân Thu, trong một bữa tiệc ở nước Tấn, Tấn Bình công đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi Vệ Linh công. Vệ Linh Công yêu cầu nhạc sư diễn tấu một bản nhạc. Giữa bài, Sư Khoáng, một nhạc sư của nước Tấn vội vàng ngăn lại và nói: “Đây là một bản nhạc do nhạc sư Sư Diên sáng tác cho Sở Vương, giai điệu dâm đãng chán chường, dễ khiến người ta mê muội mất ý chí, đó là âm nhạc vong quốc! Đừng diễn tiếp!” Có thể thấy, người xưa rất coi trọng ảnh hưởng của âm nhạc.

Bác sĩ Thư Vinh kể lại rằng vài năm trước, cô đã gặp một bệnh nhân là bà Lý (bút danh). Con của bà Lý mắc chứng trầm cảm. Nhưng một lần, bà đưa con đi xem biểu diễn Shen Yun, khi bà quay lại, các triệu chứng trầm cảm của bé đã được chữa khỏi và trở nên rất lễ phép. Thậm chí sau một năm, bệnh trầm cảm của đứa trẻ vẫn không tái phát. Bà Lý cảm thấy thật kỳ diệu, thật khó tưởng tượng nổi và đã đề cập đến chuyện này với Thư Vinh nhiều lần.

Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun. (Ảnh: Đoàn nghệ thuật Shen Yun)
Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun. (Ảnh: Đoàn nghệ thuật Shen Yun)

Bác sĩ Thư Vinh nói rằng chứng trầm cảm của đứa trẻ đã được chữa khỏi sau khi xem buổi biểu diễn của Shen Yun, một phần là nhờ âm nhạc trong buổi biểu diễn. Cô giải thích rằng âm nhạc của Shen Yun sử dụng các kỹ thuật sáng tác truyền thống Trung Hoa, với năm âm tiết là thành phần chính và các âm tiết khác là phần bổ sung. “Ngũ âm thuần túy tuân theo nguyên tắc ngũ hành và có thể đóng một vai trò trị liệu rất tốt.”

Mặt khác, khi nội hàm của âm nhạc tích cực và trái tim của người chơi nhạc trong sáng, tác dụng chữa bệnh của âm nhạc cũng sẽ được tăng cường. Các nghệ sĩ biểu diễn của dàn nhạc Shen Yun là các học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ tuân theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để duy trì tâm thái hòa ái. Bác sĩ Thư Vinh nói rằng ở trạng thái này, tinh thần được kích thích, và âm nhạc phát ra có năng lượng chính xác, “có khả năng tác động tích cực đến cơ thể con người”.

Trong một thế giới hỗn loạn, hãy giữ một tâm hồn lành mạnh!

Thuần Chân

Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Âm nhạc là liều thuốc tự nhiên có khả năng trị liệu rất tốt