Bắc Kinh che giấu dịch bệnh: Trước cổng các nhà tang lễ là những đoàn xe xếp hàng dài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi ĐCSTQ đột ngột nới lỏng công tác phòng chống dịch bệnh, số người chết ở Bắc Kinh tăng đột biến, hệ thống các nhà tang lễ đều quá tải.

Một nhân viên của nhà tang lễ ở Bắc Kinh nói với The Epoch Times vào ngày 14 tháng 12 rằng, số người qua đời gần đây đặc biệt cao: "Ngày nào cũng rất bận rộn. Tôi chưa bao giờ bận rộn như vậy. Gọi điện đặt lịch cũng không trả lời được, rất nhiều người đang xếp hàng".

Xe chở xác xếp hàng dài trước lò hỏa táng ở Bắc Kinh

Theo một đoạn video do cư dân mạng @xz1999999 đăng tải vào ngày 13 tháng 12, trước một lò hỏa táng ở Bắc Kinh, những xe chở xác xếp hàng dài bên đường, nhìn không thấy điểm cuối.

Trong một video khác cũng cư dân mạng này đăng vào ngày 14/12, người quay video cho biết: "Bây giờ những chiếc xe này đã đến Đại lộ Trường An, tất cả (thi hài) đều được cất giữ. Đừng nói đến đặt giờ trước hỏa táng, bạn gửi giữ còn không gửi được huống chi là hỏa táng? Nhìn mấy chiếc xe này, đã bắt đầu xếp hàng từ ngày hôm qua. Dù sao hiện tại ngày nào cũng xếp hàng, xếp hàng cũng chẳng xếp nổi”.

Một video khác do cư dân mạng đăng lại cho thấy (bấm vào để xem video), vài chiếc xe cảnh sát xuất hiện trước nhà tang lễ với đèn nhấp nháy liên tục, cảnh sát mặc sắc phục bị nghi ngờ đang kiểm tra người qua đường. Cư dân mạng này bình luận: "Hừm, lại đến đây để giải quyết những người đã đưa ra vấn đề... Có vẻ như video của tôi có ảnh hưởng rất lớn. Tôi đã đi đến cổng của Khu hỏa táng Bát Bảo Sơn, cảnh sát đã không cho xếp hàng, nói là ảnh hưởng không tốt... Điều ảnh hưởng không tốt không phải là che giấu, mà là những người dân thường đang phải xếp hàng đưa tiễn người nhà vào ngày đông giá lạnh..."

Nhà tang lễ ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh: Hỏa táng thường phải chờ đợi 1 tuần

Cô Lý, một công nhân tại Nhà tang lễ ngoại ô phía Đông Bắc Kinh ở quận Triều Dương, Bắc Kinh, nói với The Epoch Times vào ngày 14 tháng 12 rằng, mặc dù việc kiểm soát dịch bệnh đã được nới lỏng, các thành viên trong gia đình vẫn không được phép tổ chức các nghi lễ tiễn biệt, đặt trước hỏa táng cũng phải xếp hàng cho đến ngày 21.

Theo nghi thức tang lễ truyền thống của Trung Quốc, hỏa táng hài cốt thường được tổ chức vào buổi sáng, việc hỏa táng vào buổi chiều hoặc buổi tối được coi là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, trước tình trạng xếp hàng dài tại các địa điểm tổ chức tang lễ, một số người dân Bắc Kinh đã buộc phải chọn cách hỏa táng thi hài người thân vào buổi chiều.

Bà Lý nói: “Vì dịch bệnh nên không có lễ tiễn biệt, cũng đã đóng cửa từ lâu, nếu đồng ý hỏa táng buổi chiều để làm gấp, thì đặt giờ sẽ là ngày 16. Nếu đặt bình thường (buổi sáng) thì xếp hàng đến ngày 21, 22" Hôm nay ngày 14 (buổi chiều), còn bảy tám chục người đang chờ được hỏa táng, hai trăm (thi hài) hỏa thiêu mỗi ngày, và chúng tôi không thể về nhà được”.

Về lý do số lượng lớn hỏa táng, bà Lý cho rằng: "Chắc là bệnh nền, cộng với thời tiết lạnh, bị dịch bệnh lại sốt thì sẽ không qua khỏi. Nhân viên của chúng tôi đều dương tính rồi, và tất cả đều đi làm. Hai nhà tang lễ thành phố là Bát Bảo Sơn và Đông Giao hoạt động nhiều hơn, các nhà tang lễ khác cũng (đầy ắp) như nhà tang lễ của chúng tôi, bởi vì làn sóng dịch bệnh gần đây”.

Bà Lý cũng cho biết: "Thông thường, mọi người chú ý đến việc hỏa táng vào buổi sáng, và họ không muốn làm việc đó vào buổi chiều. Các nhà tang lễ thành phố hiện đang hoạt động với lượng công việc rất lớn. Bây giờ giá hỏa táng không tăng, và phí hỏa táng cơ bản là dưới 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VNĐ), cộng với giá vé, phí quan tài và (tiêu chuẩn) bình thường, cộng lại là bốn đến năm nghìn nhân dân tệ".

Đối với tro cốt của người quá cố, bà Lý nói: “Có thể cất tạm tro cốt trong vòng một tháng, vì hiện nay có rất nhiều người hỏa táng, nơi cất giữ cũng chật hẹp”.

Nhà tang lễ Thông Châu Bắc Kinh: Hỏa táng cần đặt trước 8 ngày

Ông Lưu, một nhân viên của Nhà tang lễ Thông Châu ở Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 14 tháng 12 rằng, lịch hỏa táng đã được đặt trước, nhanh nhất cũng phải đến ngày 22.

Ông Lưu nói: "Bây giờ không có lễ tiễn biệt. Toàn bộ Bắc Kinh là như vậy, là quy định thống nhất. Đặt lịch hẹn ngay bây giờ và xếp hàng sớm nhất là vào ngày 22. Có quá nhiều người (thi hài) hỏa thiêu mỗi ngày. Mỗi ngày đều rất bận rộn, không có thời gian nghỉ ngơi".

Về nguyên nhân tồn đọng hài cốt, ông Lưu tỏ ra ngại nói thêm, ông chỉ nói: “Có liên quan đến dịch bệnh, không biết là chết do bệnh nền hay dịch bệnh. Hơn nữa , nếu bây giờ xe của chúng ta đến bệnh viện Triều Dương để nhận thi hài thì không qua được, dù đã bỏ phong tỏa nhưng xe cũng không qua được, không được đi qua”.

Về vấn đề này, người dùng Twitter @xz1999999, người đã theo dõi vụ việc, đã tiết lộ trong một bài đăng vào ngày 14 tháng 12 rằng, về nguyên nhân cái chết của người quá cố, các thành viên trong gia đình phải điền vào biểu mẫu của nhà xác và nhà hỏa táng xem cái chết có phải do dịch bệnh gây ra hay không.

Cư dân mạng cho biết: "Điều cực đoan nhất ở đế đô (Bắc Kinh) là, những người chết vì mắc Covid, thì người nhà của họ phải tự lựa chọn xem nguyên nhân cái chết là Covid hay bệnh viêm phổi. Nếu bạn chọn Covid, nhà xác và nhà hỏa táng có thể sẽ không tiếp nhận thi hài... Như thế có nghĩa là buộc gia đình phải chọn bệnh viêm phổi, để không phải thống kê số người chết vì dịch bệnh Covid... Để giành chiến thắng, có thể không cần đạo đức và pháp luật, bây giờ có thể không cần cả nhân tính".

Nhà tang lễ Bát Bảo Sơn Bắc Kinh: Chưa bao giờ bận rộn đến thế

Ông Lâm của Nhà tang lễ Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh nói với The Epoch Times vào ngày 14 tháng 12 rằng, có rất nhiều người đã đặt lịch cần được hỏa táng vào buổi sáng, và đã được lên lịch đến ngày 20 tháng này.

Ông Lâm nói: "Do dịch bệnh nên không tổ chức lễ tiễn biệt. Đặt lịch hẹn bây giờ, nếu chúng tôi điều xe đến nhận, thì sẽ phải xếp chỗ vào khoảng ngày 20. (Cần) một tuần. Nếu chúng tôi tìm xe đưa thi hài đi, có thể xếp hàng đến (chiều) ngày mai và ngày kia, buổi sáng không xếp chỗ được, cho đến tận ngày 20. Mỗi ngày buổi sáng và buổi chiều đều đầy. Chỉ cần không phải bệnh viện carbin, không phải (chết) Covid, chỉ cần bệnh viện cho phép xe của chúng tôi đi vào, thì có thể đi tiếp nhận thi hài".

"Bây giờ ngày nào tôi cũng rất bận. Chưa bao giờ tôi bận như vậy. Mỗi ngày đều có nhiều người hỏa táng tăng hơn trước, gọi điện đặt lịch cũng không trả lời được. Mấy ngày nay bận lắm. Nhiều người xếp hàng, và những người muốn đặt lịch quá nhiều, chúng tôi không có thời gian (nghỉ ngơi)".

Bệnh viện Đông y Đại Đông Phương Bắc Kinh: Thi hài tồn đọng nghiêm trọng

Theo ảnh chụp màn hình được cư dân mạng "Dolphin Peipei" chuyển tiếp trên Weibo, vài ngày trước, các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại Đông Phương thuộc Đại học Đông y Trung Quốc Bắc Kinh, đã nói với đồng nghiệp trong một cuộc trò chuyện nhóm rằng: "Bởi vì các nhân viên nhà tang lễ lần lượt có kết quả xét nghiệm dương tính trong hai ngày qua, thiếu hụt nhân công trầm trọng, do tỷ lệ tử vong ở Bắc Kinh gần đây tăng cao, thời gian hỏa táng dự kiến ​​ít nhất là từ 5 đến 7 ngày, thi hài tồn đọng nghiêm trọng. Để bảo đảm các dịch vụ cơ bản của bệnh viện, xin đừng gọi cho tôi nữa, không còn chỗ (khoang đựng thi hài đông lạnh) cho mọi người mượn sử dụng".

Người dân Bắc Kinh: Không còn chỗ để xác cha

Theo một ảnh chụp màn hình được cư dân mạng đăng trên Weibo "Những câu chuyện Bắc Kinh mà người Bắc Kinh không biết", một cư dân mạng Bắc Kinh cho biết trong một cuộc trò chuyện nhóm rằng: "Cha tôi đã qua đời chiều nay. Vì ông qua đời tại nhà nên nhiều nhà tang lễ ở Bắc Kinh đã được liên hệ. Họ nói rằng không có kho lạnh, nên không thể cất giữ. Bệnh viện Thanh Hoa Trường Canh và bệnh viện Vương Phủ gần nhà tôi không có nhà xác để bảo quản. Bệnh viện Vương Phủ ban đầu nói rằng có chỗ trong nhà xác, nhưng khi đưa thi hài đến nhà xác thì chỉ nói một câu 'hết chỗ rồi', lại phải đưa về nhà..."

Lao động nhập cư ở Bắc Kinh: Chính quyền bất ngờ nới lỏng phòng dịch, y tế và an sinh khác không theo kịp

Cô Lương, một công dân Hà Bắc làm việc tại Bắc Kinh, đã viết thư cho The Epoch Times vào ngày 14/12, nói rằng sau khi chính quyền đột ngột nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an sinh, y tế không thể theo kịp, người dân rất khổ sở.

Cô Lương nói: "Bắc Kinh và Hà Bắc là những khu vực thí điểm quan trọng để tự do hóa quản lý dịch bệnh, mở cửa mà không có vấn đề gì, nhưng không có an ninh nào khác ngoại trừ lương thực! Hiện tại, không có dịch vụ chăm sóc y tế, thuốc men và vật tư phòng chống dịch bệnh, trường hợp nhẹ thì không có thuốc hạ sốt, thuốc ho, trường hợp nặng gọi 120 thì nói rõ sẽ không đến, sau khi gia đình đưa đến bệnh viện, (bệnh viện) trực tiếp từ chối tiếp nhận, vì vậy đành phải đưa về nhà, và nhìn người ta chết!"

“Nhà tang lễ thiêu không xuể, người lái xe tang nói rõ: 'Người ta chết 3 ngày trước mà vẫn chưa đưa xác đi được'"

Theo Triệu Phượng Hoa, Hồng Ninh - Epochtimes

Thanh Hà biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh che giấu dịch bệnh: Trước cổng các nhà tang lễ là những đoàn xe xếp hàng dài