Bác sĩ Đại học Đài Loan sống khỏe với ung thư 50 năm: Leo núi là một liều thuốc tốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một bác sĩ bị ung thư từ khi còn trẻ, bí quyết gì khiến và sống chung với tế bào ưng đến nay 50 mà vẫn khỏe mạnh? Bà đã viết bài viết này, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân với mọi người.

Bác sĩ Lý Phong từng giảng dạy tại Trường Y Đại học Quốc gia Đài Loan, và là bác sĩ bệnh học tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, bị ung thư hạch khi còn trẻ. Giờ đây, bà đã sống với tế bào ung thư được 50 năm. Một số bác sĩ điều trị ung thư cho bà đã qua đời, bà vẫn sống khỏe mạnh. Mỗi cuối tuần, bà nhất định phải leo núi. Lúc đầu, chồng bà là Khánh Vinh kéo bà, người yếu ớt sau khi điều trị ung thư, đi bộ đường dài 25 km mỗi lần, thậm chí leo lên ngọn núi Ngọc Sơn cao nhất ở Đài Loan. Cú như thế, bà không chỉ trở nên khỏe mạnh, không còn bị cảm lạnh, mà còn không cần phải nằm viện nữa.

Muốn sống thì phải vận động

Có một lần tôi và Khánh Vinh tham gia hoạt động leo núi dài 25 km, lên đến đỉnh núi thì đã gần trưa, trưởng nhóm bảo mọi người ngồi xuống nghỉ ngơi, mọi người tự mở đồ ăn và bắt đầu ăn trưa.

Đang ăn uống vui vẻ thì một người to béo leo lên núi, thở hổn hển như bò, bẽn lẽn ngồi sang một bên bắt đầu ăn trưa. Rõ ràng là anh ta cũng thuộc về đội của chúng tôi, chỉ đi chậm và tụt lại phía sau. Sau bữa ăn, mọi người vẫn đang nghỉ ngơi, Khánh Vinh nổi máu nghề nghiệp phóng viên của mình, bước tới phỏng vấn.

"Anh bạn, leo núi có vui không?"

“Có gì vui đâu. Để bắt kịp đội, tôi thở hổn hển, cổ đỏ bừng và mồ hôi nhễ nhại, có gì mà vui?”

"Vậy thì tại sao anh lại tham gia?"

"Đây là thuốc của tôi"

"Nghĩa là thế nào?"

Anh chàng béo đã kể câu chuyện đáng kinh ngạc của mình.

Hóa ra anh đã béo từ trẻ, và rất buồn. Mối nguy hại nhất gần đây là anh không ngủ được, ăn không được, tức là mất ngủ, chán ăn, táo bón và các vấn đề khác. Anh phải đi khám, uống thuốc, giảm cân... tất cả đều không hiệu quả. Anh rất lo lắng, nhưng không thể làm gì được.

Cách đây không lâu, anh gặp một người bạn. Người bạn đó không nói gì, chỉ rủ anh ngày mai đi leo núi với anh ấy. Anh đã đi, lần đó leo núi còn chậm và khó hơn bây giờ, đi được nửa chặng đường, anh nói với bạn rằng anh không thể đi xa hơn nữa, vì vậy anh muốn về trước. Người bạn nói: “Được, anh về trước đi, tôi đi tiếp theo đội”.

Khi quay đầu lại nhìn con đường đã đi qua, anh choáng váng, không thể nhận ra đường về. Nếu lạc đường thì chẳng phải còn thê thảm hơn đó sao. Thế là anh đành cắn răng chịu đựng đi tiếp theo đoàn, đến điểm cuối cùng thì chân anh không còn tuân lệnh nữa.

Nhưng ngày hôm sau, anh rất hào hứng. Anh thấy đói, anh đã ăn được, và cũng đã đi vệ sinh được, và anh ngủ hầu như cả ngày hôm đó. Cả ba vấn đề của anh đều được giải quyết chỉ bằng một buổi leo núi.

Thế là anh lấy leo núi làm thuốc, mỗi tuần, anh nhất định phải leo một lần. Khánh Vinh lại hỏi anh ta: "Vậy tại sao anh lại chọn chuyến đi dài 25 km này? Chuyến đi 15 km không phải là ít mệt mỏi hơn sao?"

Anh hài hước nói: “Bệnh nặng thì phải dùng thuốc liều nặng”.

Hóa ra anh đã thử đi chuyến 15 km, nhưng cảm thấy hiệu quả không bằng chuyến đi 25 km.

Vào thời điểm đó, các hoạt động leo núi vào chủ nhật ở Đài Bắc đại khái được chia thành hai loại, một là tuyến đường đi chơi 10-15 km, thích hợp để đi bộ chậm cùng gia đình; loại còn lại là tuyến đường luyện sức khỏe dài 25 km, phù hợp với người đã có nề tảng leo núi, để luyện sức bền đôi chân. Thứ sáu hàng tuần sẽ đăng báo, đoàn leo núi nào sẽ đi đâu, bao xa, điểm hẹn ở đâu, có mang theo đồ ăn trưa không… Bạn chỉ cần đến điểm hẹn đúng giờ và đi theo mọi người.

Leo núi, đi bộ đường dài giúp máu lưu thông, là liều thuốc tốt cho sức khỏe

Sau khi bị ung thư, sau khi phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, cơ thể tôi rất yếu, thêm vào đó, công việc của Đại học Quốc gia Đài Loan rất bận rộn, tôi vô cùng lười vận động. Khánh Vinh thấy leo núi là một cách tốt để giúp tôi phục hồi sức khỏe, vì vậy anh nhất quyết đưa tôi đi leo núi vào chủ nhật và các ngày nghỉ lễ.

Thực lòng mà nói, hồi đó tôi không thích leo núi, vì lúc đó sức khỏe của tôi quá tệ, dù chỉ leo những ngọn núi ngoại ô, hay chỉ những con đường khu công nghiệp ở ngoại ô, nhưng với tôi đó vẫn là một khó khăn.

Tuy nhiên, cơ thể tôi vẫn đang tiếp tục cải thiện, từ con đường khu công nghiệp, đến con đường núi dài 15 km, đến con đường đi núi luyện sức khỏe dài 25 km, và thậm chí lên đến ngọn núi Ngọc Sơn cao nhất ở Đài Loan. Cơ thể tôi không những bền bỉ dẻo dai hơn trước, không những không còn bị cảm, mà còn không phải nằm viện, không cần gặp bác sĩ nữa.

Lý do là do đâu? Nói trắng ra, tuần hoàn máu được cải thiện.

Cơ thể tôi không những bền bỉ dẻo dai hơn trước, không những không còn bị cảm, mà còn không phải nằm viện. (Ảnh minh họa pexels)

Trong xã hội trước đây, con người phải đánh cá, săn bắn, đi làm nương rẫy... để sống, họ làm việc chăm chỉ để tồn tại. Dưới những nhu cầu này, các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể con người thực sự có khả năng thích ứng với lao động nặng nhọc. Tức là lúc đó dạ dày con người đã tiêu hóa thức ăn, năng lượng sinh ra đủ tiêu hao cho tay, chân và các cơ khác đang hoạt động, chắc chắn tuần hoàn máu của người xưa cũng tốt hơn người hiện đại.

Tuy nhiên, trong một xã hội hiện đại, lối sống của con người đã thay đổi gần như hoàn toàn, không chỉ có nhiều công việc giao cho máy móc, mà còn có các phương tiện giao thông, thang máy lên xuống thay thang bộ. Con người ngày càng trở nên ít vận động hơn, và các cơ quan và mô, tất nhiên, ngày càng co lại nhiều hơn, đặc biệt là cơ bắp và tuần hoàn máu.

Máu trong cơ thể chúng ta hoàn hảo hơn nhiều so với thiết kế của mạng lưới giao thông và các tuyến đường cao tốc của hiện đại. Số lượng mạch máu trong cơ thể của mỗi người lớn hơn gấp nhiều lần so với nhu cầu bình thường. Tuy nhiên, một số mạch máu đang hoạt động và đang được sử dụng, một số mạch máu bị đóng lại, và không được sử dụng, chỉ để dự phòng.

Người lao động, vận động nhiều, thì có nhiều mạch máu tham gia hoạt động hơn, khí huyết lưu thông tương đối vượng, nhất là các cơ tay, chân liên quan đến lao động. Người thiếu lao động, ít vận động, thì có ít mạch máu tham gia hoạt động, nên phần lớn đều đóng, khí huyết lưu thông tương đối kém, nhất là vào mùa đông, nên tay chân lạnh.

Hệ thống huyết quản cũng giống như đường trong đô thị, nếu đường thường xuyên có xe cộ qua lại sẽ rất êm ái, nếu không thường xuyên sử dụng, và không có xe cộ qua lại, thì đường sẽ rất dễ chất đầy rác, và đôi khi nó sẽ bị chiếm dụng bởi những người bán hàng rong, hoặc thậm chí bị người dân lấn chiếm xây dựng trái phép. Lúc này, nếu cần sử dụng ngay lập tức, thì con đường không sử dụng được.

Người đàn ông mập như vậy, rõ ràng mạch máu của anh ta đã chứa đầy rác rưởi, và các công trình lấn chiếm phi pháp, thế là tế bào khó hoạt động. Do đó ăn không được, đi vệ sinh không được. Nếu cứ tiếp tục thì sẽ thế nào, quả là khó dự đoán. May mắn thay anh gặp được quý nhân, được kê đơn thuốc mạnh, may mắn là ngay ngày đầu tiên đã phát huy tác dụng khiến anh tự tin bước tiếp, dần dần nhận ra lợi ích của việc tập luyện đối với cơ thể, và nhận ra rằng tuần hoàn khí huyết dần dần được phục hồi.

Thanh Hà
Theo Bs Lý Phong - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bác sĩ Đại học Đài Loan sống khỏe với ung thư 50 năm: Leo núi là một liều thuốc tốt