Bạch tuộc thủy tinh: Vẻ đẹp đại dương huyền bí hay sinh vật của xứ Avatar?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà sinh vật biển mới đây đã phát hiện được loài sinh vật vô cùng quý hiếm trong chuyến thám hiểm dưới đáy biển sâu - loài bạch tuộc “thủy tinh” với lớp da nhìn xuyên thấu và có 8 “chân” - trông như một sinh vật của xứ sở Avatar.

Vào ngày 8/7/2021, tàu thám hiểm Falkor đã hoàn thành chuyến đi 34 ngày qua Quần đảo Phoenix Islands xa xôi, theo thông cáo báo chí từ Viện Đại dương Schmidt, cơ quan hỗ trợ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 21 lần lặn trong suốt quá trình thám hiểm, mất tổng cộng khoảng 182 giờ thăm dò và thu thập được “Bộ sưu tập lớn nhất về các nền văn hoá vi sinh vật dưới biển” trên thế giới.

Bạch tuộc ‘thủy tinh’

(Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Một con bạch tuộc thuỷ tinh được tìm thấy dưới rãnh biển sâu (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

Các nhà sinh vật học đã lập một bản đồ với độ sâu khoảng 30.000 km dưới đáy biển ở độ phân giải cao. Cuộc khảo sát mang lại rất nhiều điều kỳ thú về các loài sinh vật biển, trong đó có hình ảnh và video ghi lại một con bạch tuộc “thuỷ tinh” trong suốt, tuyệt đẹp.

Những bức ảnh về môi trường sống nằm sâu dưới đáy đại dương được chụp bởi phương tiện điều khiển từ xa robot SuBastian (ROV).

Trong video cho thấy, con bạch tuộc trong suốt rất đáng để chiêm ngưỡng, nó mỏng manh như thuỷ tinh, bạn có thể nhìn thấy dây thần kinh thị giác, mắt và đường tiêu hoá của con vật. Dưới đáy đại dương sâu thẳm, sinh vật phát sáng này tạo nên cảnh tượng như đang ở một thế giới kỳ lạ.

Rất hiếm để nhìn thấy bạch tuộc thủy tinh còn sống như thế này, các nhà khoa học thường chỉ tìm thấy chúng “trong ruột” của các loài săn mồi đại dương khác.

Bạn có thể nhìn thấy dây thần kinh thị giác, mắt và đường tiêu hoá bên trong bạch tuộc thuỷ tinh (Ảnh: cắt từ video)
Bạn có thể nhìn thấy dây thần kinh thị giác, mắt và đường tiêu hoá bên trong bạch tuộc thuỷ tinh (Ảnh: cắt từ video)
Dưới đáy đại dương sâu thẳm, sinh vật phát sáng này tạo nên cảnh tượng như đang ở một thế giới kỳ lạ. (Ảnh: cắt từ video)
Dưới đáy đại dương sâu thẳm, sinh vật phát sáng này tạo nên cảnh tượng như đang ở một thế giới kỳ lạ. (Ảnh: cắt từ video)

Bên cạnh con bạch tuộc thủy tinh, robot SuBastian còn chụp được hình ảnh về loài cá lớn nhất thế giới: Cá mập voi quý hiếm, có chiều dài trung bình lên tới hơn 13m và thậm chí còn thu được ​​cảnh tượng hài hước - khi một con cua ăn trộm một con cá từ một con cua khác dưới đáy đại dương.

Cá mập voi là loài cá lớn nhất thế giới. (Ảnh: tổng hợp)
Cá mập voi là loài cá lớn nhất thế giới. (Ảnh: tổng hợp)

Đại dương huyền bí

Các nhà nghiên cứu chứng kiến ​​cảnh tượng hài hước của một con cua ăn trộm một con cá từ một con cua khác dưới đáy đại dương. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Các nhà nghiên cứu chứng kiến ​​cảnh tượng hài hước của một con cua ăn trộm một con cá từ một con cua khác dưới đáy đại dương. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

Trong chuyến thám hiểm, nhóm các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một số loài sinh vật biển mới và sinh vật biển sâu chưa từng được biết đến trước đây.

Một loài tôm hùm nhỏ chưa từng được phát hiện đang nằm trên một tảng san hô vàng dưới đáy biển (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Một loài tôm hùm nhỏ chưa từng được phát hiện đang nằm trên một tảng san hô vàng dưới đáy biển (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

“Kết quả của chuyến thám hiểm này rất đáng chú ý. Chúng tôi nhận thấy những thay đổi về các loài theo độ sâu và địa lý xung quanh xích đạo Thái Bình Dương, và các sinh vật sống trên các rạn san hô”, Tiến sĩ Tim Shank, nhà sinh vật học tại Viện Hải dương học Woods Hole cho biết.

“Khi nhìn vào ‘cộng đồng’ sinh vật này, chúng ta sẽ phải thay đổi suy nghĩ về cách mà các sinh vật đang sống và tương tác với nhau trong các rãnh biển sâu, đặc biệt là cách duy trì sự đa dạng của sự sống”, Tiến sĩ Shank nói.

Trong lần lặn ROV đầu tiên của đoàn thám hiểm, người ta đã chụp ảnh được ví dụ nổi bật và rõ ràng về loài corallivory: một kẻ săn mồi ăn chất nhầy san hô, thậm chí rạng san hô chỉ còn lại "bộ xương". (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Trong lần lặn ROV đầu tiên của đoàn thám hiểm, người ta đã chụp ảnh được ví dụ nổi bật và rõ ràng về loài corallivory: một kẻ săn mồi ăn chất nhầy san hô, thậm chí rạng san hô chỉ còn lại "bộ xương". (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

Có 7 trong 21 lần lặn của đoàn thám hiểm là ở Đài tưởng niệm Quốc gia Hàng hải, Quần đảo xa xôi ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (PRIMNM), một khu bảo tồn biển ở trung tâm Thái Bình Dương.

Một loài san hô nguyên thủy kỳ lạ được bao phủ trong lớp sao biển, chúng sử dụng cấu trúc của san hô để thu thập chất dinh dưỡng từ các dòng nước. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Một loài san hô nguyên thủy kỳ lạ được bao phủ trong lớp sao biển, chúng sử dụng cấu trúc của san hô để thu thập chất dinh dưỡng từ các dòng nước. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

Vào năm 2017, Falkor đã khảo sát Khu bảo tồn Quần đảo Phượng Hoàng (PIPA), nơi các nhà khoa học nghiên cứu các đặc tính tái tạo của san hô biển sâu - những phát hiện này gần đây đã được công bố một phần. Khảo sát này có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn cho các nghiên cứu và công nghệ y tế hiện đại.

Hình ảnh từ trên không của tàu nghiên cứu Falkor ở vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Hoa Kỳ trong khi làm việc trên các rãnh biển chưa được khám phá và đặt tên ở Quần đảo Phoenix. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Hình ảnh từ trên không của tàu nghiên cứu Falkor ở vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Hoa Kỳ trong khi làm việc trên các rãnh biển chưa được khám phá và đặt tên ở Quần đảo Phoenix. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Các thành viên phi hành đoàn trên tàu nghiên cứu Falkor chỉ đạo lần phóng đầu tiên của phương tiện điều khiển từ xa (ROV) SuBastian trong chuyến thám hiểm “Khám phá San hô Biển sâu của Quần đảo Phượng Hoàng 2” (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Các thành viên phi hành đoàn trên tàu nghiên cứu Falkor chỉ đạo lần phóng đầu tiên của phương tiện điều khiển từ xa (ROV) SuBastian trong chuyến thám hiểm “Khám phá San hô Biển sâu của Quần đảo Phượng Hoàng 2” (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Alexis Weinnig (một nhà khoa học nghiên cứu của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ) và Tim Shank (nhà sinh vật học biển sâu của Viện Hải dương học Woods Hole) kiểm tra một con tôm biển sâu được thu thập trong một lần lặn gần đây của phương tiện vận hành từ xa (ROV ) SuBastian (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)
Alexis Weinnig (một nhà khoa học nghiên cứu của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ) và Tim Shank (nhà sinh vật học biển của Viện Hải dương học Woods Hole) đang kiểm tra một con tôm biển sâu được thu thập trong một lần lặn gần đây của phương tiện vận hành từ xa (ROV ) SuBastian (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

“Chuyến thám hiểm này là một ví dụ đáng chú ý về ‘biên giới’ của khoa học, và khám phá của chúng tôi có thể giúp ích nhiều trong quá trình làm việc với các nhà khoa học hoặc các nhà nghiên cứu địa phương”, Tiến sĩ Jyotika Virmani, Giám đốc điều hành của Viện Đại dương Schmidt cho biết.

“Những video trực tiếp ghi lại các cuộc lặn cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về những sinh vật hiếm thấy và hấp dẫn như bạch tuộc thủy tinh. Những dữ liệu này sẽ nâng cao hiểu biết của chúng ta, kích hoạt trí tưởng tượng đồng thời thúc đẩy những nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật dưới đáy đại dương”, ông Virmani nói.

Thiên Cầm

Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Bạch tuộc thủy tinh: Vẻ đẹp đại dương huyền bí hay sinh vật của xứ Avatar?