Bằng chứng về việc lạm dụng tình dục các nữ tu Tây Tạng khi họ bị cảnh sát Trung Quốc giam giữ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc chính quyền Trung Quốc lạm dụng tình dục người Duy Ngô Nhĩ đã được báo cáo rộng rãi trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều nạn nhân của nhóm thiểu số Hồi giáo này bước ra để vạch trần cuộc đàn áp đang diễn ra ở vùng Tân Cương. Các vụ cưỡng hiếp và tra tấn hàng loạt nữ học viên Pháp Luân Công đã được Minghui.org đưa tin rộng rãi trong hai thập kỷ qua.

Các nữ tu Tây Tạng cũng bị tra tấn tình dục dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng những câu chuyện của họ vẫn ít được biết đến. Vào năm 2018, Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng (TCHRD) đã xuất bản lời tường thuật trực tiếp tận mắt của một tăng ni chứng kiến ​​cảnh các nữ tu bị quan chức cộng sản lạm dụng tình dục trong trung tâm cải tạo ở quận Sog, tỉnh Nagchu, vùng Tây Tạng.

Bà Tenzin Sangmo, một nhà nghiên cứu của TCHRD, nói với The Epoch Times trong một email rằng: Qua 25 năm nghiên cứu đã đã cung cấp cho họ "bằng chứng từ các câu chuyện được kể lại về lạm dụng tình dục" mà phụ nữ và nữ tu Tây Tạng phải chịu đựng.

Bà nói: “Để thu thập được các lời tường thuật nhân chứng từ các nhà sư là rất khó khăn”; “Điều này được hiểu rằng các tăng ni đã bị giam giữ tại một trong nhiều trung tâm cải tạo chính trị ngoài luật pháp cùng với nhiều tăng ni khác”.

Sangmo nói thêm rằng, việc thu thập thông tin như vậy từ bên trong Tây Tạng đã trở nên "ngày càng khó khăn" sau năm 2008, và thậm chí còn khó hơn thế nữa từ năm 2016 đến năm 2017 vì "sự tăng cường gắt gao việc kiểm duyệt và giám sát".

“Liên hệ với những người bên trong Tây Tạng là một cuộc tập trận với rủi ro không giới hạn”.

Các tăng ni Phật giáo Tây Tạng tham gia một cuộc biểu tình đoàn kết chống lại sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 18 tháng 10 năm 2011. (Raveendran / AFP qua Getty Images)
Các tăng ni Phật giáo Tây Tạng tham gia một cuộc biểu tình đoàn kết chống lại sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 18 tháng 10 năm 2011. (Raveendran / AFP qua Getty Images)

Sangmo nói rằng, các phương pháp giám sát và kiểm duyệt hàng loạt (pdf) như hệ thống "Quản lý lưới" và "Hộ gia đình liên kết đôi" đe dọa người Trung Quốc cung cấp thông tin và phản bội lẫn nhau. Để tăng thêm khó khăn, công cụ “trừng phạt tập thể” của ĐCSTQ đã buộc những người Tây Tạng trước đó sẵn sàng lên tiếng phải “thực hành tự kiểm duyệt” để tránh gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Một nhà sư Tây Tạng ẩn danh, bị giam trong trung tâm cải tạo chính trị trong bốn tháng ở tỉnh Thanh Hải. Theo một báo cáo của TCHRD, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cưỡng chế ông về quê ở Quận Sog, nếu ông từ chối, gia đình có thể sẽ bị bắt giữ. Sau đó ông bị đưa đến một trung tâm cải tạo, hầu hết tất cả những người bị giam giữ đều là nhà sư hoặc nữ tu.

Mặc dù một viên chức thông báo với ông rằng trung tâm "là một trường học, không phải nhà tù", nhưng nhà sư đã nói trong tài khoản cá nhân của mình rằng ông đã sớm nhận ra nơi đó không có gì khác ngoài một nhà tù nhằm tẩy não và cưỡng bức các Phật tử Tây Tạng.

Cách “giảng dạy” của trung tâm này khiến ông nhớ lại cuộc Cách mạng Văn hóa, mọi người buộc phải liên tục chỉ trích bản thân. Những người bị giam giữ cũng bị tra tấn và đánh đập bằng roi điện cho đến khi một số người trong số họ ngất xỉu. Mỗi người trong số họ, bất kể tuổi tác, đều phải tham gia các cuộc diễn tập quân sự. Trong một lần tập trận, nhà sư đã chứng kiến ​​cảnh các nữ tu bị quấy rối và ngược đãi.

Theo báo cáo của TCHRD, “nhiều nữ tu bị bất tỉnh trong các cuộc tập trận [quân sự]”. “Đôi khi các sĩ quan đưa các nữ tu bất tỉnh vào bên trong, tôi thấy họ mơn trớn ngực và sờ soạng khắp cơ thể của các nữ tu. Tôi đã nghe nói về một số sĩ quan nằm trong phòng ngủ của các nữ tu và đè lên họ trong khi họ đang bất tỉnh”.

Lạm dụng tình dục không phải là cách duy nhất được sử dụng để “chuyển hóa” các nữ tu Tây Tạng. Báo cáo đặc biệt năm 2016 của TCHRD về “Tù nhân lương tâm ở Tây Tạng” đã trình bày chi tiết các phương pháp tra tấn khác như gây sốc bằng dùi cui điện; thiếu thốn lương thực, nước uống và ngủ; dội nước sôi lên người tù nhân; nhốt chó với tù nhân; và in dấu bằng xẻng nóng đỏ, v.v.

Những phương pháp này chỉ là một vài trong số hơn 100 phương pháp tra tấn thông thường được chế độ cộng sản Trung Quốc sử dụng để bức hại các tù nhân thuộc mọi tín ngưỡng.

Hình minh họa một trong những phương pháp tra tấn tình dục mà các quan chức ĐCSTQ sử dụng để ép các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các nữ học viên Pháp Luân Công, từ bỏ đức tin của họ. (Minghui.org)
Hình minh họa một trong những phương pháp tra tấn tình dục mà các quan chức ĐCSTQ sử dụng để ép các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các nữ học viên Pháp Luân Công, từ bỏ đức tin của họ. (Minghui.org)

Sangmo cho biết, hàng ngàn tăng ni đã bị đuổi khỏi các học viện nổi tiếng của Tây Tạng như Larung Gar và Yarchen Gar ở Kardze, Tây Tạng. Sau đó, họ bị bắt đi cải tạo chính trị để “tránh xa việc theo đuổi tâm linh vì con đường của họ được coi là không phù hợp với những đặc điểm của một công dân Trung Quốc kiểu mẫu”.

Giống như các tăng ni và nữ tu sĩ khác bị buộc rời khỏi tu viện của mình, nhà sư ẩn danh này cũng bị giam giữ tại trung tâm cải tạo quận Sog, không thể trở lại tu viện của mình hoặc tiếp tục tu sau khi được thả.

Sangmo nói: “Ông buộc phải cởi bỏ áo tu sau khi được thả khỏi trung tâm cải tạo chính trị. Hầu hết các tăng ni bị trục xuất khỏi hai học viện Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng này đều phải chịu những hạn chế tương tự”.

Các nhà sư Tây Tạng ngồi trên đồi và nhìn vào tu viện Phật giáo Tây Tạng Yarchen Gar ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Phuong D. Nguyen / Shutterstock)
Các nhà sư Tây Tạng ngồi trên đồi và nhìn vào tu viện Phật giáo Tây Tạng Yarchen Gar ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Phuong D. Nguyen / Shutterstock)

Theo báo cáo của Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng (ICT), Tenzin là một cựu ni cô Tây Tạng, đã bị cảnh sát vũ trang Trung Quốc cưỡng hiếp sau khi bị bắt khi cô cố gắng trốn khỏi Tây Tạng vào năm 2005. Tenzin đang học ở Ấn Độ trong một trường học do chính phủ Tây Tạng lưu vong quản lý, đã trở về Tây Tạng để thăm người cha ốm yếu của cô. Cuối cùng, cô đã trở lại Ấn Độ vào đầu năm 2009 sau khi chịu đựng sự giam giữ và tra tấn kéo dài một năm.

Tenzin kể lại việc chính quyền địa phương nhiều lần đến thăm cô, hỏi thăm cô đã làm gì ở Ấn Độ. Theo báo cáo của ICT, cô nói: “Chính quyền Trung Quốc ngày càng nghi ngờ những người Tây Tạng tham dự chính quyền Tây Tạng trong các trường học và học viện tôn giáo lưu vong, vì cho rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng ly khai”.

Không thể "ở lại trong hòa bình", Tenzin quyết định rời nhà cùng với một nhóm người Tây Tạng, trong đó có hai trẻ em. Tuy nhiên, năm người lính đã chặn cô lại tại một trạm kiểm soát và sau đó đưa họ đến một tòa nhà quân sự, một người lính Tây Tạng hỏi cô có phải là một nữ tu sĩ hay không, do họ đã nhìn thấy cô bị cạo trọc đầu. Khi Tenzin nói đúng, người lính Tây Tạng đã chửi bới cô, những người còn lại đánh cô bằng dùi cui và thắt lưng.

Trong vài ngày sau đó, tay và chân của Tenzin bị còng vào một chiếc giường gỗ và cô bị nhốt trong phòng. Một đêm, hai cai ngục đến và bắt cô nuốt một ít thuốc trước khi cưỡng hiếp cô.

Cô nói “Tôi linh cảm có điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra, tôi hét to hết sức có thể với hy vọng sẽ có người đến ngăn họ lại. Nhưng tất cả đều vô ích”. “Sau đó tôi đã bất tỉnh. Tôi không biết đó là do thuốc họ đưa hay do sợ hãi. Tôi không thể cảm nhận được gì, đặc biệt là phần dưới của cơ thể”.

Quay trở lại năm 1988, BBC đã từng phát sóng một bộ phim tài liệu về 12 người Tây Tạng, trong đó một nữ tu sĩ xúc động khi kể lại việc cô bị lạm dụng tình dục tại đồn cảnh sát, theo tin tức từ UCA News.

Nữ tu nói: “Họ dẫm lên mặt, vào ngực và đá vào người tôi. Sau đó, họ cởi quần áo của chúng tôi, và ba hoặc bốn người đã cưỡng hiếp chúng tôi bằng dùi cui".

Một nữ tu khác xác nhận rằng họ “liên tục bị hãm hiếp bởi bảy hoặc tám người” và “để chúng tôi trần trụi” sau khi hành động.

Sangmo nói với The Epoch Times rằng các nữ tu phải chịu "cùng mức độ tra tấn" như những người khác, và tra tấn thể chất "đi kèm với tra tấn tâm lý". Bà khẳng định rằng không có dấu hiệu nới lỏng trong các hạn chế hoặc đàn áp mà người dân Tây Tạng phải đối mặt, đúng hơn là sự đàn áp chỉ ngày càng tồi tệ hơn.

Bà nói: “Nó đã trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2008 và tồi tệ hơn sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Việc củng cố quyền lực và thực hiện tầm nhìn về chủ nghĩa xã hội đặc trưng của Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới đồng nghĩa với việc đàn áp nhiều hơn đối với người Tây Tạng”.

Bà nói thêm rằng tình hình ở Tây Tạng không thể được đánh giá chỉ dựa trên số liệu thống kê vì "không có môi trường nghiên cứu".

Sangmo khẳng định rằng: “Thông tin rò rỉ ra ngoài Tây Tạng, và số liệu thống kê cần nguồn thông tin đầy đủ để hỗ trợ. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong số liệu thống kê không phải là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của tình hình hiện tại. Sử dụng số liệu thống kê trong những trường hợp này có thể phủ nhận sự phức tạp xung quanh vấn đề”.

Arshdeep Sarao đã đóng góp vào bài viết này.

Thiên Hòa
Theo Ms.Jocelyn Neo - The Epoch Times

Jocelyn Neo là một nhà văn tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc và những câu chuyện dựa trên cuộc sống truyền cảm hứng cho niềm hy vọng và tính nhân văn.



BÀI CHỌN LỌC

Bằng chứng về việc lạm dụng tình dục các nữ tu Tây Tạng khi họ bị cảnh sát Trung Quốc giam giữ