Bé gái Trung Quốc 11 tuổi khóc với ông Tập: ‘Ngài nói rằng đây là đất nước pháp quyền, nhưng nhà cháu đã đi kiện 8 năm rồi’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở những quốc gia được gọi là "pháp quyền", không bao giờ có vấn đề gì là “không thể giải quyết”, chỉ có những vấn đề “không muốn giải quyết”. Phương pháp giải quyết vấn đề của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là: Không giải quyết vấn đề, mà giải quyết những người đã nêu ra vấn đề.

Trong những thập kỷ gần đây, rất nhiều người dân ở khắp Trung Quốc đã trở thành nạn nhân do bị cưỡng chế phá dỡ nhà. Vào ngày 17/4, một cư dân mạng trên Twitter đã đăng một đoạn video cho thấy một bé gái 11 tuổi ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, vừa khóc vừa nói rằng nhà của cô bé đã bị cưỡng chế phá dỡ, và cả gia đình đã vô gia cư trong nhiều năm.

Rưng rưng nước mắt, cô bé cầu xin sự giúp đỡ của Chủ tịch Tập Cận Bình: “Ngài Tập, ngài nói rằng quốc gia của chúng ta là một đất nước pháp quyền, nhưng nhà cháu đã đi kiện suốt 8 năm rồi, bố cháu cũng bị gãy chân. Nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết…”.

Không rõ đoạn video trên được quay vào thời điểm nào. Một số cư dân mạng để lại lời nhắn rằng, ở những quốc gia được gọi là "pháp quyền", không bao giờ có vấn đề gì là “không thể giải quyết”, chỉ có những vấn đề “không muốn giải quyết”. Phương pháp giải quyết vấn đề của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là: Không phải giải quyết vấn đề, mà là giải quyết những người đã nêu ra vấn đề.

Một số cư dân mạng chế nhạo việc duy trì ổn định dưới “áp lực cao” của ĐCSTQ: "Ngay khi ông Tập đến, các bạn sẽ có một nơi để sống! Bệnh viện tâm thần, hoặc trung tâm giam giữ, chỗ nào cũng được, nhưng yên tâm là đều có thức ăn!”.

Điều này có nghĩa là bất cứ nơi nào Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm, những người bất đồng chính kiến sẽ được “thu xếp ổn thỏa” từ trước.

Trong những năm gần đây, Hàm Dương, Thiểm Tây đã xuất hiện rất nhiều trường hợp cưỡng chế phá dỡ.

Ví dụ, vào tháng 4/2017, làng Nanfangfang, quận Qindu, Hàm Dương, Thiểm Tây đã bị phá bỏ. Theo tiết lộ của dân làng, chính quyền đã triển khai một lượng lớn cảnh sát, bao gồm cảnh sát vũ trang, lực lượng thực thi pháp luật toàn diện… lên đến 119 người, và một số lượng lớn các thế lực” xã hội đen” được thuê để chuẩn bị cho "60 ngày chiến tranh” với dân làng. Chỉ trong vòng 10 ngày, đã có 5 cụ già tử vong do bị sốc tinh thần quá lớn.

Ngoài ra, chính quyền thị trấn Yaodian, Hàm Dương, Thiểm Tây trước đó đã huy động hàng trăm người, trong đó có hơn 30 thành viên hội Tam Hoàng, vào làng Cangzhang và phá bỏ khu vực định cư hàng trăm mẫu đất. Nhiều dân làng bị thương trong các cuộc đụng độ và được đưa đến bệnh viện để điều trị.

Không chỉ ở Hàm Dương, mà trong những thập kỷ gần đây, nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cưỡng chế và phá bỏ, dẫn đến những bất công chồng chất. Ở khắp mọi nơi, có rất nhiều người đã bị nhốt trong các nhà tù hoặc trong các bệnh viện tâm thần vì “dám nổi loạn” chống đối.

Vào ngày 18/2 năm nay, hơn 300 công dân Trung Quốc từ Hà Nam, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hắc Long Giang, Tân Cương và những nơi khác đã ký một bức thư ngỏ chung, nói rằng có quá nhiều vụ án oan ở Trung Quốc, và họ yêu cầu chính quyền thực thi pháp luật càng sớm càng tốt để giám sát, hạn chế cán bộ “lộng quyền”.

Bức thư chung nói rằng vô số người khiếu kiện đã đứng lên bảo vệ quyền lợi của họ trong nhiều thập kỷ, nhưng không có kết quả. Chính quyền địa phương đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, và phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhiều người khiếu kiện đã bị bỏ tù.

Ông He Chaozheng đến từ Trùng Khánh, người đã ký vào bức thư ngỏ chung, nói rằng những người khiếu kiện đã bị tra tấn để rút lại lời khiếu kiện cho một loạt vấn đề không được giải quyết trong nhiều năm. Ông cho biết đã nhiều lần bị chính quyền địa phương đàn áp và trả thù.

Wu Shiming, một dân oan đến từ Vô Tích, Giang Tô, nói rằng vì địa phương họ bị cưỡng chế phá dỡ và đóng thuế nên nạn nhân ở khắp mọi nơi, và mỗi người đi khiếu kiện đều có hoàn cảnh đẫm nước mắt.

Ngay từ năm 2016, một báo cáo thường niên về phá dỡ và tái định cư ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, mâu thuẫn giữa phá dỡ và tái định cư đã liên tục đứng đầu trong các mâu thuẫn trong nước. Các vụ cưỡng chế, phá dỡ đẫm máu trên khắp cả nước đều có một điểm chung, đó là các biện pháp cưỡng chế được sử dụng đến mức cực đoan.

Báo cáo liệt kê hàng trăm trường hợp, điển hình nhất là Trường Sa, Hồ Nam và Bái huyện, Giang Tô... có cả trường hợp người già bị chôn sống trong khi cưỡng chế phá dỡ.

Báo cáo cho biết, trong bối cảnh chính quyền và người dân xung đột lợi ích, phá dỡ là một trong những mâu thuẫn gay gắt nhất trong xã hội Trung Quốc đại lục trong những thập kỷ gần đây, gây ra nhiều vụ giết người nhưng chưa nhận được sự quan tâm rộng rãi.

Tâm An - Thanh Hương

Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Bé gái Trung Quốc 11 tuổi khóc với ông Tập: ‘Ngài nói rằng đây là đất nước pháp quyền, nhưng nhà cháu đã đi kiện 8 năm rồi’