Berlin Đức: Cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm 23 năm chống bức hại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 20 tháng 7 năm nay, là kỷ niệm 23 năm chống cuộc đàn áp ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin, để nhiều người hiểu hơn về những hành động tà ác của ĐCSTQ, và kêu gọi thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại.

Cuộc diễu hành bắt đầu tại Cổng Brandenburg, đi chậm qua trung tâm Berlin. Dàn nhạc Thiên Quốc Nhạc Đoàn, đội trình diễn các bài công Pháp, đội trống eo lưng, đội biểu ngữ, đội nữ áo trắng, và đội diễu hành xe ô tô, được sắp xếp theo trình tự. Cảnh tượng trang nghiêm, tường hòa, đã thu hút dân chúng hai bên đường dừng lại quan sát.


Ngày 16 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công ở Đức diễu hành quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Vào ngày 16 tháng 7 (thứ bảy), các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm Berlin. (Zhang Qinghao / Epoch Times)

Các chính trị gia và các nhân sĩ chủ lưu của Đức phát biểu ủng hộ

Trước Cổng Brandenburg, người dẫn chương trình đã đọc các bài phát biểu của một số chính trị gia từ các đảng phái khác nhau cả Đức ủng hộ nhân kỷ niệm 23 năm chống bức hại Pháp Luân Công.


Ngày 16/7, Các chính trị gia và các nhân vật sĩ chủ lưu của Đức đã gửi thư hoặc tham dự hiện trường ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. (Tổng hợp Epoch Times)

bà Sabine Weiss, một thành viên quốc hội của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), bày tỏ lòng biết ơn đối với các học viên Pháp Luân Công vì những nỗ lực của họ. Trong thư, bà bày tỏ: “Tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với tất cả các bạn, cảm ơn các bạn đã nỗ lực không mệt mỏi, tạo dựng một tấm gương quan trọng như vậy cho nhân quyền, và cất nên tiếng nói cho tất cả những người không thể được lắng nghe".

Bà nói: "Ở Trung Quốc, cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công đã diễn ra trong 23 năm. Những sự thật và những con số trong cuộc bức hại này không chỉ gây sốc, mà còn gây kinh hoàng"; "Tôi nghĩ chúng ta cần khẩn cấp lựa chọn những chính sách rõ ràng khi quan hệ với Trung Quốc (ĐCSTQ ). Chúng ta phải giải quyết và xử phạt những hành vi vi phạm nhân quyền một cách khắc nghiệt hơn bao giờ hết."

Nghị sĩ Christoph de Vries của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đã viết trong một bức thư: "Là các chính trị gia, chúng ta (cần) luôn ý thức về tình trạng của các nhóm thiểu số bị áp bức ở Trung Quốc, chẳng hạn như hoàn cảnh của các học viên Pháp Luân Công. Cho dù sau 23 năm, vẫn tiếp tục đề cập rõ ràng đến những vi phạm nhân quyền này".

Ông Jonas Geisler, một thành viên của Quốc hội của Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), đề xuất rằng, tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ nên bị trừng phạt nghiêm khắc. "Với tư cách là thành viên Quốc hội, chúng tôi sẽ không ngừng phản đối sự vi phạm lớn luật pháp quốc tế của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi xin gửi lời kêu gọi đến bạn bè của chúng tôi ở Đức và quốc tế: Chúng tôi sẽ cũng bảo vệ người dân ở Trung Quốc. Chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự kết thúc cuối cùng của sự áp bức và tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc! "

Ông Frank Schwabe, thành viên Quốc hội của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã viết trong một bức thư, "sách nhiễu, bỏ tù, chết chóc, chính phủ Trung Quốc đã đàn áp Pháp Luân Công cực kỳ tàn bạo trong hơn 20 năm"; "Tôi một lần nữa kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền tự do thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mỗi người. Làm cho quá trình mua bán, cấy ghép và hiến tạng ở Trung Quốc được minh bạch hóa”.

Ông Ingo Schäfer, một thành viên quốc hội của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đã viết trong một bức thư: "Nhân phẩm của mỗi con người là bất khả xâm phạm, và nguyên tắc này áp dụng cho tất cả mọi người trong mọi môi trường văn hóa. Tôi tin rằng sự tôn trọng phẩm giá người dân sống dưới quyền cai trị của họ, đây là trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc".

Ông Matthias Birkwald, một nghị sĩ cánh tả, đã viết trong một bức thư rằng "tự do không bị bức hại là một vấn đề nhân phẩm, cũng như đảm bảo sự toàn vẹn về thể chất của những người bị giam giữ. Nếu không được như vậy thì thậm chí quốc gia sẽ cố ý, tích cực làm trái lại, dẫn đến sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế”.

Thành viên Nghị viện NRW Benjamin Rauer (Đảng Xanh) đã viết trong một bức thư: "Tôi đứng về phía các học viên Pháp Luân Công, và hứa sẽ hỗ trợ trong khả năng của tôi trong nhiệm kỳ của tôi. Tôi xin gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất tới họ và gia đình của họ".

Giáo sư Tiến sĩ Shieh, Jhy-Wey, đại diện của chính quyền Đài Loan tại Đức, đã viết trong một bức thư: "Thế giới tự do cần hiểu rằng, cuộc tấn công đầu tiên của ĐCSTQ vào Pháp Luân Công 23 năm trước, tương đương với việc kêu gọi (thế giới tự do) đoàn kết và chống lại nó, một chế độ tàn nhẫn và độc ác như vậy. Suy cho cùng, tự do tôn giáo và tự do hội họp là những quyền cơ bản thuộc về mọi người. Bất kỳ chế độ nào chà đạp lên những quyền cơ bản này đều phải bị trừng phạt và chịu trách nhiệm. Bản án tương tự cũng áp dụng cho những hành động tàn bạo mà chế độ Trung Quốc đã gây ra đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và người Hồng Kông".


Ông Haiyuer Kuerban, người đứng đầu Văn phòng Berlin của Đại hội Uyghur Thế giới, đã đến sự kiện để thể hiện tình đoàn kết. (Zhang Qinghao / Epoch Times)

Ông Haiyuer Kuerban, người đứng đầu Văn phòng Berlin của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, đã đến bày tỏ ủng hộ sự kiện này, ông bày tỏ: “23 năm qua, hàng trăm nghìn hoc viên Pháp Luân Công đã bị giam trong các trại cải tạo, bị nhục hình, bị mổ lấy nội tạng. Người dân Duy Ngô Nhĩ và người dân Hồng Kông cũng đã phải chịu đựng hàng chục năm dưới chế độ bạo tàn tàn bạo vô nhân tính của Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Ông nói: "Chúng tôi là những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, người dân Hồng Kông và nhân dân Trung Quốc, luôn đoàn kết trong một cuộc đấu tranh chung cho tự do, nhân quyền và dân chủ. Vận mệnh của chúng tôi gắn liền chúng tôi lại với nhau, chỉ có cùng nhau thì mới có thể kết thúc sự chuyên chế của ĐCSTQ, và tạo ra một tương lai tươi sáng. Những ngày tháng của sự chuyên chế của ĐCSTQ đã không còn nhiều nữa! Với sự tôn trọng và tình yêu thương đầy đủ, tôi bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của các bạn".

Mọi người dừng lại xem, trong tâm cộng hưởng


Ông Peter Bernd, hiện đang làm việc tại trường y của Đại học Berlin, và vợ ông đã bị cuốn hút bởi cuộc diễu hành của học viên Pháp Luân Công. (Mo Ling / Epoch Times)

Ông Peter Bernd, hiện đang làm việc tại Khoa Y của Đại học Berlin, và vợ đã đứng trước trường Đại học Humboldt nổi tiếng, sau khi nhìn thấy cuộc diễu hành họ đã dừng chân rất lâu ngắm xem, bị cuốn hút sâu sắc, lập tước bước tời tìm hiểu, muốn học Pháp Luân Công. Ông bày tỏ: “Phía trước trông thấy đội ngũ diễu hành hoành tráng đang tiến đến, biểu ngữ viết 3 chữ Chân Thiện Nhẫn, ngay lập tức khơi dậy sự cộng hưởng nội tâm của chúng tôi. Chúng tôi biết được rằng, có một số nơi ở Berlin, nơi chúng tôi có thể học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và chúng tôi chắc chắn sẽ trải nghiệm".

Đồng thời, hoạt động này là để giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc. Ông Bernd cho rằng, nó rất có ý nghĩa: "Mặc dù cuộc bức hại nhân quyền của ĐCSTQ thường được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, nhưng nhìn thấy hoạt động này trực tiếp, sẽ khiến mọi người cảm thấy sâu sắc hơn. Tôi có thể cảm thấy rằng nhiều người đang thực sự nỗ lực để ngăn chặn hoặc giảm bớt cuộc bức hại ở Trung Quốc".

Pháp Luân Công đại diện cho một nền văn hóa truyền thống thực sự, khác với chủ nghĩa cộng sản, đó là điều đặc biệt hấp dẫn ông và vợ ông. Ông Bernd nói: “Chúng tôi định đến Thư viện Quốc gia bên cạnh, nơi lưu giữ những cuốn sách cổ đại diện cho văn hóa truyền thống của Đức”. Họ cảm thấy rất vui khi có một sự “trùng hợp ngẫu nhiên” như vậy với Pháp Luân Công.


Ông Thomas Löb, chủ tịch Đảng Dân chủ Sinh thái (ÖDP) bang Brandenburg, đã chấn động sâu sắc khi chứng kiến ​​cuộc tuần hành. (Mo Ling / Epoch Times)

Ông Thomas Löb, chủ tịch Đảng ÖDP bang Brandenburg, đồng thời là giám đốc tổ chức sự kiện, đã tình cờ đến thành phố vào thứ Bảy cùng với người mẹ, người từ ngoài thành phố đến thăm ôn. Ông đã chấn động sâu sắc khi nhìn thấy cuộc diễu hành. Ông nói: "Tôi đã thấy các hoạt động của Pháp Luân Công trước đại sứ quán của ĐCSTQ nhiều lần trước đây, và tôi đã chú ý đến nhóm này, và cuộc bức hại nhân quyền khủng khiếp mà họ phải chịu dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Nhưng hôm nay, không chỉ là một cuộc kháng nghị đơn giản, mà là một cuộc diễu hành lớn và hòa bình, đi xuyên qua toàn bộ khu vực trung tâm thành phố. Tôi cũng biết rằng nhiều người tham gia cuộc diễu hành đến từ Đức và các nước châu Âu khác, điều này có thể thu hút tốt hơn sự chú ý của giới truyền thông và công chúng, và có tác dụng tốt hơn trong kiềm chế cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ".

Ông tin rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ có liên quan đến việc ĐCSTQ không cho phép các tiếng nói khác nhau. Đồng thời, thái độ dễ dãi của các chính trị gia ở các nước phương Tây, bao gồm cả những người tiêu dùng, thực sự đang thúc đẩy sự ngược đãi. "Người tiêu dùng chỉ muốn mua những sản phẩm giá rẻ, và tiết kiệm tiền để mua xe hơi và nhà ở, mà không cần biết liệu có những yếu tố lao động cưỡng bức như tù cải tạo, đằng sau những sản phẩm rẻ tiền này hay không. Các chính trị gia như Thủ tướng Liên bang, hay Bộ trưởng Kinh tế Liên bang, v.v., cũng phải quan tâm hơn đến vấn đề này, thay vì ngoảnh mặt làm ngơ trước ĐCSTQ vì lý do kinh doanh. Ví như bây giờ họ chỉ dám chỉ trích Nga, chứ không dám đưa ra những quyết định quan trọng trực tiếp đối với ĐCSTQ”.

Ông Thomas Löb cũng cho rằng, nên có nhiều sự kiện như cuộc diễu hành như thế này, có thể cho phép nhiều người hơn tham gia, và đóng vai trò tích cực trong việc chấm dứt cuộc đàn áp.


Ông Olaf Kulisch, giám đốc dự án từ một công ty công nghiệp gần Frankfurt, cũng muốn học Pháp Luân Công sau khi xem cuộc diễu hành. (Mo Ling / Epoch Times)

Ông Olaf Kulisch, giám đốc dự án của một công ty công nghiệp gần Frankfurt, tình cờ có chuyến du lịch ngắn ngày tới Berlin cùng vợ vào cuối tuần. Bản thân ông cũng đã thử thiền vì lý do sức khỏe. Ông nói: "Khi ngồi thiền, tôi cảm thấy bình yên, thư thái. và có thể khám phá nội tâm”. Ông nói rằng, chắc chắn ông sẽ lên Internet để xem các video tập Pháp Luân Công và tập thử.

Ông cũng nói: "ĐCSTQ rất tàn nhẫn, và tàn nhẫn với mọi thứ đi ngược lại chính sách của nó. Ví dụ, dưới thời kỳ đại dịch hiện nay, nó không thể hiện lòng thương xót đối với những người dân bình thường của mình, và những hành động của nó cực kỳ trái với bản chất của con người. Đồng thời, nó ngăn chặn những suy nghĩ tự do và không cho phép những tiếng nói bất đồng. Những điều này, chúng tôi đều biết rất rõ".

Ông tin rằng, mặc dù những điều này đang xảy ra ở Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là người phương Tây không nên chú ý. "Chúng tôi đi du lịch rất nhiều nơi, và đến các quốc gia khác nhau, vì vậy chúng tôi chú ý và hiểu rõ những gì đang diễn ra ở các khu vực khác của châu Á".

Và nó chỉ xảy ra như vậy sẽ có tác động đến thế giới. "Ví dụ, trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine hiện nay, Nga và ĐCSTQ đã cấu kết với nhau, và cộng đồng kinh tế đó được hình thành là một mối đe dọa lớn đối với các nước phương Tây".


Bà Olga Töpfer, người làm việc trong chính quyền thành phố Berlin, nói rằng không khí hoạt động của các học viên Pháp Luân Công rất tốt. (Mo Ling / Epoch Times)

Bà Olga Töpfer, người làm việc trong chính quyền thành phố Berlin, lớn lên ở Đông Đức cũ, và biết rằng dưới chế độ Cộng sản, những người có ý kiến ​​khác nhau bị đàn áp, và bà biết một số người đã phải chịu đựng những điều như vậy.

Trên quảng trường phía trước Lustgarten, bà nhìn thấy các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công, và nói: "Bầu không khí rất đẹp, âm nhạc và các bài công pháp rất hấp dẫn, trong khi những phụ nữ mặc đồ trắng đang nắm tay họ những bức ảnh các học viên đã chết (vị bị ĐCSTQ bức hại), và những bông hoa, đứng lặng lẽ, (tương phản mạnh) thật cảm động sâu sắc”.

Hai bác sĩ đến từ Berlin và Luxembourg là Peter Schüller và Bert Schneider cũng ấn tượng nhất đội mặc đồ trắng cầm theo ảnh và hoa. Schuler nói: "Đây là một sự kiện hòa bình nhưng nổi bật, chủ đề là ngăn chặn cuộc đàn áp, nhưng nó rất ôn hòa, không có bất kỳ phần tử cấp tiến nào. Tôi đã không thấy một cuộc biểu tình ôn hòa và cảm động như vậy trong một thời gian dài."

Qua cuộc chiến Nga-Ukraine, người ta cũng nhận ra sự nguy hiểm của các chế độ độc tài đối với thế giới. Và “Chân - Thiện - Nhẫn” đặc biệt quan trọng trong xã hội ngày nay. Là bác sĩ, họ tin rằng, cấy ghép nội tạng là để cứu người, nhưng nó đã bị ĐCSTQ lợi dụng để phạm tội, là không được phép.


Bà Petra Stolberg, một người Đức sống ở Na Uy, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự cống hiến của các học viên Pháp Luân Công. (Mo Ling / Epoch Times)

Bà Petra Stolberg, một người Đức sống ở Na Uy, đã đến Berlin để gặp em gái của mình khi đang đi nghỉ, và nhìn thấy đội hình Pháp Luân Công trước Cổng Brandenburg. Bà cảm thấy rằng, một nhóm hòa bình và xinh đẹp đang bị bức hại, thật không thể tin được. "Rất nhiều người tập trung ở đây, trở thành một tổng thể, và cùng nhau ngăn chặn cuộc bức hại", khiến bà đặc biệt ngưỡng mộ và khâm phục.


Cô Lena Züge, một sinh viên, bị thu hút bởi cuộc diễu hành của Pháp Luân Công. (Mu Hua / Epoch Times)

Cô Lena Züge là một sinh viên đến từ Berlin. Cô và gia đình nhìn thấy cuộc diễu hành trên đường phố ngày hôm nay, và ngay lập tức bị thu hút, cô tự hỏi cái gì đang xảy ra vậy.

Cô được biết rằng, các học viên Pháp Luân Công đã bị đàn áp dã man ở Trung Quốc vì niềm tin của họ vào Pháp Luân Công. Cô hào hứng nói: "Mọi người nên có quyền con người. Nói chung, mọi người nên có quyền tự do như vậy. Mọi người nên tự do quyết định tín ngưỡng của mình và không nên bị giết hoặc bị trừng phạt vì điều đó".

Sau khi đọc tờ thông tin, cô ấy đã ký vào sổ ký tên để bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với các học viên Pháp Luân Công.


Chuyên gia CNTT Marco Tischow đã bị sốc trước cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. (Mu Hua / Epoch Times)

Anh Marco Tischow là một chuyên gia CNTT. Anh đến từ Sachsen, Đức và đã sống ở Thụy Sĩ trong nhiều năm. Anh đã cùng gia đình đến Berlin và tình cờ nhận được một tờ rơi do các học viên Pháp Luân Công phân phát.

“Khi nhìn thấy tờ thông tin mổ cướp nội tạng, tôi cảm thấy rất sốc”- Anh Tischow nói và chỉ vào nội dung tờ thông tin: “Tôi đã nghe nói nhiều về cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, nhưng những thứ như thế này (mổ nội tạng sống ), tôi chưa bao giờ nghe nói về nó trước đây. Đây thực sự là... ". Anh cảm thấy rằng, anh không biết làm thế nào để mô tả cuộc bức hại tàn bạo như vậy. Anh nói: “Câu hỏi bây giờ là chính phủ Đức nên làm gì để giải quyết vấn đề này”.

Anh nói rằng, anh biết một số người trong các nhà tù ở Trung Quốc được sử dụng làm nguồn cung cấp nội tạng, điều mà anh nói là "không thể tưởng tượng được". Anh tin rằng, mỗi chữ ký sẽ giúp ngăn chặn cuộc bức hại, vì vậy anh và vợ đã ký vào sổ ký tên.

Các học viên Pháp Luân Công: Tôi hy vọng nhiều người sẽ biết sự thật và cùng nhau ngăn chặn cuộc bức hại


Học viên Pháp Luân Công Ursula Cullmann đến từ Bắc Rhine-Westphalia để tham gia cuộc diễu hành. (Zhu Lan / Epoch Times)

Cô Ursula Cullmann, một học viên Pháp Luân Công Berlin từ North Rhine-Westphalia đến để tham gia cuộc diễu hành, nói rằng cô muốn bày tỏ sự phản đối của mình chống lại sự lạm dụng nhân quyền của ĐCSTQ, đồng thời, cô muốn nhân cơ hội này để nói cho thế giới biết sự thật về Pháp Luân Công. Cô nói: "Berlin là thủ đô, rất nhiều học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành này, và Ban nhạc Thiên Quốc Nhạc Đoàn hỗ trợ diễu hành, nó chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của mọi người. Tôi hy vọng mọi người có thể hiểu được sự thật".

Cô Ursula bắt đầu tập luyện vào năm 2000, khi cô bị cuốn hút vào âm nhạc của bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công. "Tôi nghĩ âm nhạc này rất yên bình, nó giúp tôi bình tĩnh lại và tôi đã bước vào Pháp Luân Công."

Cô Ursula nói rằng, cô là một người bệnh lớn không có nhưng bệnh nhỏ liên miên, rất căng thẳng thần kinh và hay lo lắng về mọi thứ. Khi đó, con của cô còn nhỏ, khi thấy các cháu cười nói rôm rả khi xe buýt chạy đến, cô cảm thấy bất an, vì sợ có chuyện ngoài ý muốn xảy ra. Cô cũng tương đối mạnh mẽ lấn át các thành viên trong gia đình, nhất định tranh cãi bằng được.

Sau khi tu luyện, cô từ từ buông bỏ những suy nghĩ này: "Tôi đã học cách bình tĩnh đón nhận mọi thứ. Tôi hiểu rằng, nhiều việc không theo ý mình, và mỗi người đều có số phận của riêng mình. Bây giờ tôi cố gắng theo Pháp Luân Công khi tôi gặp mâu thuẫn gia đình. Nguyên tắc giải quyết là không được tranh hơn thua, không được mình là người có tiếng nói quyết định. Thay vào đó, hãy lùi lại một bước, xem xét vấn đề từ góc độ của đối phương, hiểu đối phương, và tự mình thay đổi bản thân. Tôi thấy rằng nhiều mâu thuẫn đã được tôi giải quyết"

Cô Ursula nói rằng, tu luyện Pháp Luân Công đã mang lại lợi ích cho cô cả về thể chất và tinh thần, vì vậy cô muốn giới thiệu môn tập này với nhiều người hơn. Sau khi chứng kiến ​​cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cô ấy đã quyết định nói cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Công. Trong những năm qua, cô ấy thường xuyên đến Nhà thờ Cologne để nói sự thật.

Cô Ursula nói: "Từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, vẫn còn nhiều người không biết về cuộc đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc. Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải cho nhiều người hơn biết sự thật. Cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã kéo dài liên tục 23 năm, bao gồm cả tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công, điều này phải dừng lại".


Học viên Pháp Luân Công Edith Körper đến từ
Baden-Württemberg để tham gia cuộc diễu hành. (Zhu Lan / Epoch Times)

Bà Edith Körper, từ Baden-Württemberg đến Berlin, đã tu luyện Pháp Luân Công được 25 năm. Bà nói rằng, Pháp Luân Công đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của bà. Một số bạn bè của họ luyện công cùng nhau mỗi ngày, và học các tác phẩm của Sư phụ Pháp Luân Công.

Bà Edith cho biết, lần đầu tiên tiếp xúc với Pháp Luân Công, bà cảm thấy tu luyện không khó, nhưng phải cố gắng trở thành một người tốt. "Tuy nhiên, càng học, tôi càng cảm thấy Sư phụ vĩ đại, và tôi càng cảm thấy các nguyên lý của Pháp Luân Công rất vĩ đại. Tôi cũng hiểu sâu sắc hơn từng lời của Sư phụ."

Tất nhiên, là một học viên Pháp Luân Công, bà không thể bỏ qua cuộc bức hại tàn bạo đối với các đồng tu của mình ở Trung Quốc. Bà đã tham gia Ban nhạc Thiên Quốc Nhạc Đoàn hơn mười năm trước và sử dụng âm nhạc để nói sự thật. Bà Edith nói: "Âm nhạc không có biên giới, không có rào cản ngôn ngữ. Mỗi khi chúng tôi chơi, mọi người dừng lại để xem. Khi tôi nhìn thấy các học sinh của chúng tôi, tôi phát cho họ tờ rơi và nói cho họ biết sự thật. Mong muốn của tôi là để nhiều người hiểu hơn về cuộc đàn áp tàn bạo của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, hãy dừng cuộc bức hại càng sớm càng tốt, và trả lại công lý cho Pháp Luân Công".


Bức ảnh chụp các học viên Pháp Luân Công đang giảng chân tướng cho người qua đường ngày 1/7. (Zhang Qinghao / Epoch Times)


Bức ảnh chụp các học viên Pháp Luân Công đang giảng chân tướng cho người qua đường ngày 1/7. (Zhang Qinghao / Epoch Times)

Thanh Hà
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Berlin Đức: Cuộc diễu hành của các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm 23 năm chống bức hại