Bhutan quả đúng là một đất nước hạnh phúc!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã hơn một năm kể từ sau chuyến đi tới Bhutan - đất nước được gọi là “hạnh phúc nhất thế giới”, những ký ức về vùng đất này trong tôi vẫn vô cùng sống động. Nói đến Bhutan là nhắc nhớ tôi về sự hạnh phúc và bình yên, về một đất nước Phật giáo coi trọng sự tử tế và thân thiện; về một xứ sở độc nhất trời mây thăm thẳm với bạt ngàn là rừng nguyên sinh…

Trẻ em Bhutan rất thân thiện và lễ độ

Tôi sẽ kể bạn nghe khi tôi dừng chân tại một ngôi trường nhỏ heo hút, những đứa trẻ ở độ tuổi lên 8 đều có thể nói tiếng Anh lưu loát. Bọn trẻ tươi cười, thân thiện và lễ độ, đồng ý chụp ảnh cùng tôi một cách rất hào hứng.

Nếu là một ở đất nước tân tiến, tôi sẽ thấy đó là điều hiển nhiên, không có gì ngạc nhiên. Nhưng ở một quốc gia nằm sâu trong vùng núi non hiểm trở nhất thế giới, lại không có dầu mỏ, điện lưới còn chưa phủ kín lãnh thổ, 90% làm nông nghiệp và không có nhiều giao thương với nước ngoài, hẳn nhiên việc những đứa trẻ “bắn” tiếng Anh thành thạo đã gây cho tôi một sự kinh ngạc lớn.

Ở một quốc gia gần như biệt lập với thế giới, nền công nghiệp kém phát triển, 90% làm nông nghiệp, hẳn nhiên việc những đứa trẻ “bắn” tiếng Anh thành thạo đã gây cho tôi một sự kinh ngạc lớn. 
Ở một quốc gia gần như biệt lập với thế giới, nền công nghiệp kém phát triển, 90% làm nông nghiệp, hẳn nhiên việc những đứa trẻ “bắn” tiếng Anh thành thạo đã gây cho tôi một sự kinh ngạc lớn. (Pikist)

Sự tử tế có mặt ở khắp nơi

Trong khi hầu hết các quốc gia đo lường thành công của họ dưới dạng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thì Bhutan lại đo lường sự thịnh vượng của quốc gia dưới dạng “Tổng Hạnh phúc Quốc gia” (GNH). Đây là một thuật ngữ lần đầu tiên được đặt ra bởi Vị vua thứ tư của Bhutan vào những năm 1970.

Thuật ngữ này ngụ ý rằng, phúc lợi nên được ưu tiên hơn so với tăng trưởng vật chất. Các chính sách của Bhutan đã được thiết lập thông qua chỉ số 'GNH', dựa trên phát triển xã hội công bằng, bảo tồn văn hóa và môi trường tự nhiên. Vậy nên mọi chính sách của Chính phủ nước này hầu như xoay quanh khái niệm trung tâm ấy.

Ở bất kỳ trạm nghỉ dừng chân hay khách sạn, chúng tôi đều nhận được sự phục vụ và chăm sóc rất tử tế.
Ở bất kỳ trạm nghỉ dừng chân hay khách sạn, chúng tôi đều nhận được sự phục vụ và chăm sóc rất tử tế. (Unsplash)

Có lẽ vậy, gặp ai bất cứ nơi đâu cũng đều cho tôi cảm nhận người Bhutan cực kỳ tốt bụng, khiêm tốn và hòa hợp với cảm xúc của mình. Ở bất kỳ trạm nghỉ dừng chân hay khách sạn, chúng tôi đều nhận được sự phục vụ và chăm sóc rất tử tế. Có thể bạn sẽ thắc mắc, là ngành dịch vụ phục vụ du khách đâu đâu mà chẳng phục vụ nhiệt tình.

Nhưng ở Bhutan, tôi cảm nhận từ sâu thẳm đó là thật sự là sự “tử tế”. Dù là chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm, chủ khách sạn hay người làm công, và thậm chí là ông lão đang lụi cụi gánh một bó củi to sau lưng ở lề đường, tất cả ở họ đều toát lên sự chân thật. Ở đất nước nào cũng có người “tử tế”, nhưng riêng cá nhân tôi thấy ở Bhutan, sự tử tế đặc biệt nhiều.

Ở đất nước nào cũng có người “tử tế”, nhưng riêng cá nhân tôi thấy ở Bhutan, sự tử tế đặc biệt nhiều. 
Ở đất nước nào cũng có người “tử tế”, nhưng riêng cá nhân tôi thấy ở Bhutan, sự tử tế đặc biệt nhiều. (Getty)

Người Bhutan tử tế, tốt bụng và đặc biệt hiếu khách. Họ yêu môi trường, trân trọng mọi giá trị của tự nhiên và các giá trị văn hóa dân tộc. Có lẽ vì ảnh hưởng sâu đậm giáo lý Phật giáo đề cao sự vị tha, dễ tha thứ và cảm thông với con người, nên người Bhutan tin vào nhân quả. Vì thế, họ luôn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, nơi con người luôn đối xử tốt và chan hòa với nhau.

Người Bhutan không sát sinh

Phật giáo 'Mayahana' (tantric) được coi là “quốc đạo” với khoảng ¾ người dân thực hành tín ngưỡng. Đó cũng như một lời nhắc nhở rằng, người Bhutan là một dân tộc vô cùng tôn kính lẫn nhau, cũng như đất đai và động vật của họ. Ở Bhutan cái cây, con chó, con mèo cũng thật sung sướng vì được tôn trọng, được sống cuộc đời tự nhiên như vốn có mà không bị ai quấy rầy.

Phật giáo 'Mayahana' (tantric) được coi là “quốc đạo” với khoảng ¾ người dân thực hành tín ngưỡng.
Phật giáo 'Mayahana' (tantric) được coi là “quốc đạo” với khoảng ¾ người dân thực hành tín ngưỡng. (Getty)

Tôi sẽ đính kèm một bức ảnh để chú thích cho những dòng tiếp theo của mình, về những chú chó. Tôi nhìn thấy chúng ở mọi nẻo đường nơi tôi đã qua, trong sân tu viện, trước cửa một ngôi đền, tại trường học…, tất cả chúng đều có vẻ thư thái trong giấc ngủ ngoan.

Tôi nhìn thấy chúng ở mọi nẻo đường nơi tôi đã qua, trong sân tu viện, trước cửa một ngôi đền, tại trường học…, tất cả chúng đều có vẻ thư thái trong giấc ngủ ngoan. 
Tôi nhìn thấy chúng ở mọi nẻo đường nơi tôi đã qua, trong sân tu viện, trước cửa một ngôi đền, tại trường học…, tất cả chúng đều có vẻ thư thái trong giấc ngủ ngoan. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Người dân nơi đây không sát sinh, vì vậy động vật cứ sinh sôi nảy nở. Cá đầy dưới suối mà không ai bắt, chim chóc hót líu lo khắp nơi, khỉ dạn dĩ từ rừng ra ven đường phơi nắng, và những chú chó ung dung không sợ người (tất nhiên chúng ngoan và không hề tấn công người). Ở Bhutan, chặt cây bắt cá là vi phạm pháp luật và người dân chủ yếu là ăn chay niệm Phật.

Nơi bình yên chim hót, con người hòa hợp với tự nhiên

Chuyến đi của tôi khá dài và vất vả, vì không quen di chuyển ô tô trên đường đèo núi mà tôi luôn kiệt sức sau một ngày dài. Nhưng khi băng qua cánh đồng bạt ngàn tít tắp đúng “thời” hoàng hôn, tôi vẫn lưu giữ cảm xúc nguyên vẹn về mảnh ký ức tuyệt đẹp mà bình yên.

Những vệt nắng dài chạy thẳng tắp trên cánh đồng, đôi lúc lấp loáng sau rặng núi và bầu trời xanh ngả dần về màu chiều tối là khung cảnh đẹp nhất mà tôi từng được chiêm nghiệm.

Thêm một ký ức nữa đó là khi tôi đang ngồi thiền định trong khuôn viên khách sạn, xung quanh tôi khung cảnh lúc ấy thanh bình tựa thần tiên. Trước mặt là những ngọn núi cao của dãy Himalaya, mưa bay lất phất nhưng bầu trời rất sáng, tiếng suối chảy và tiếng chim hót nhẹ bâng, và thi thoảng có vài người làm vườn trò chuyện xa gần.

Tu viện Tiger's Nest ở Bhutan.
Tu viện Tiger's Nest ở Bhutan. (Unsplash)

Tôi nghĩ rằng ở một nơi mà văn hóa truyền thống được coi trọng, lưu giữ và tiếp nối như Bhutan, thì con người, hay cây cối, động vật đều sẽ hài hòa và bồi dưỡng lẫn nhau. Họ có thể chung sống trong hàng thế kỷ khép kín để bảo vệ văn hóa của mình và dân chúng phần lớn vẫn giữ đức tin vào Thần Phật.

Tôi có dịp trò chuyện với một người bạn Bhutan, những người như cậu ấy đều hiểu về chính sách “kiểm soát” du lịch khi du khách đến tham quan đất nước họ phải trả một phí khá cao. Với mức phí này, Bhutan kiểm soát thành công số lượng du khách và duy trì một hình thức du lịch bền vững, đó là điểm tham quan gần như vắng người và một không gian hoang sơ ‘hoàn hảo” ở các thung lũng, đường xá và khách sạn.

Với chi phí đó, chỉ những ai thực sự mong muốn được tìm hiểu về đất nước Bhutan mới thấy không hoài phí. Một đất nước nằm bên ngoài sự phát triển công nghiệp của toàn thế giới, một đất nước lấy chỉ số hạnh phúc của người dân làm thước đo để phát triển, một đất nước bé nhỏ nằm giữa những những rặng núi cao khắc nghiệt, và trên hết là nét văn hóa truyền thống đã ngấm vào từng dòng sông, tấc đất và chảy tràn trong huyết quản của từng mỗi cư dân.

Tôi nghĩ rằng ở một nơi mà văn hóa truyền thống được coi trọng, lưu giữ và tiếp nối như Bhutan, thì con người, hay cây cối, động vật đều sẽ hài hòa và bồi dưỡng lẫn nhau.
Tôi nghĩ rằng ở một nơi mà văn hóa truyền thống được coi trọng, lưu giữ và tiếp nối như Bhutan, thì con người, hay cây cối, động vật đều sẽ hài hòa và bồi dưỡng lẫn nhau. (Unsplash)

Và ngược lại, Chính phủ sẽ sử dụng tối đa lợi nhuận từ thu phí du lịch để tiếp tục bảo tồn đất nước. Cho đến hiện tại, họ vẫn đang không kinh doanh du lịch một cách ồ ạt để tránh sự tàn phá của du lịch đối với môi trường của mình.

Khi tôi hỏi anh bạn người Bhutan ấy, rằng “các bạn luôn hạnh phúc?”. Anh bạn đã khiêm tốn trả lời rằng: “Chúng tôi hài lòng với nó”. “Nếu ai hỏi tôi nếu được lựa chọn, tôi sẽ chọn sinh ra ở đâu? Tôi vẫn sẽ chọn Bhutan để sống. Đất nước chúng tôi nghèo vật chất nhưng giàu tinh thần. Dẫu cuộc sống khó khăn nay lại càng chật vật hơn với những thay đổi của thời tiết, mỗi năm nhiệt độ Trái đất tăng lên, băng trên núi cao sẽ tan nhanh hơn và khiến những con sông trên đó cũng đầy hơn… Nhưng chúng tôi tin vào mảnh đất này, tin vào Đức Phật sẽ che chở cho chúng tôi như hàng ngàn năm qua vẫn như vậy”.

Tôi cũng từng là người mải miết chạy theo công việc, và cuộc sống ở thế giới hiện đại cũng từng khiến tôi quan niệm rằng, vật chất quyết định rất nhiều cho chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhưng đến một ngày tôi nhận ra rằng, cuộc sống này vô thường và chúng ta dường như đang vận hành nó sai cách.

Tôi từng quan niệm rằng, vật chất gần như quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhưng đến một ngày tôi nhận ra, cuộc sống này vô thường và chúng ta dường như đang vận hành nó sai cách.
Tôi từng quan niệm rằng, vật chất gần như quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhưng đến một ngày tôi nhận ra, cuộc sống này vô thường và chúng ta dường như đang vận hành nó sai cách. (Pxhere)

Chúng ta cho rằng có nhiều tiền sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn, nhưng thực ra chúng ta lo lắng nhiều hơn. Khi tôi thấy những người dân lương thiện và tốt bụng ở đây, tôi hiểu rằng, thế nào là biết hài lòng với những gì cuộc sống này trao tặng cho bạn.

Một lối sống không quá đề cao vật chất và hướng nhiều vào đời sống tâm hồn và tâm linh: Con người tin vào Tự nhiên và sống thuận theo Tự nhiên. Những người dân Bhutan tin rằng, cuộc sống của họ cần nhiều đức tin và giữ đức tin, chính là giữ lấy phần Thiện trong tâm hồn họ.

Hy vọng Bhutan nhỏ bé luôn giữ vững được ý chí và quyết tâm khi đi ngược với dòng chảy cuộc sống hiện đại của thế giới. Tôi thấy lác đác có một vài công trình khách sạn đang xây dở dang, tôi mong rằng những cám dỗ của thế giới ngoài kia sẽ dừng lại ở vạch biên giới mà nhà Vua và chính quyền của ông đang cố gắng xây dựng để bảo vệ mảnh đất cha ông Thần bí và truyền thống vĩnh hằng này.

Thiên Bình



BÀI CHỌN LỌC

Bhutan quả đúng là một đất nước hạnh phúc!