Cha mẹ cấm đi học, cô gái tự lực vươn lên trở thành tiến sĩ Đại học Cambridge

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lớn lên trong một ‘bãi rác’, bị anh trai ngược đãi, bố mẹ cấm đi học… cô ấy thoát khỏi gia đình, tự học trở thành tiến sĩ Đại học Cambridge...

Gia đình luôn là một chủ đề vô cùng thú vị và đáng quan tâm của chúng ta.

Đây cũng là lý do vì sao mỗi khi tôi mời một người nổi tiếng để phỏng vấn, đều sẽ chủ động hỏi về bối cảnh trưởng thành của bản thân họ. Bởi vì suy cho cùng, tất cả những gì xảy ra trong thời kỳ phát triển tính cách ấy đều lưu lại những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc cho họ trong tương lai.

Khi tôi là một phóng viên, trong một thời gian dài, những vị nữ minh tinh mà tôi từng phỏng vấn đều không có bố. Điều thú vị là, không ít người trong số họ lại muốn những “người bố vô danh” này cảm thấy tự hào, từ đó họ có động lực và khát khao trở thành minh tinh. Nền tảng giáo dục gia đình có tác động đến nhân cách và tương lai của mỗi người.

Một trong những cuộc phỏng vấn Podcast thú vị nhất tôi từng thực hiện là phỏng vấn nhà văn và học giả người Mỹ Tara Westover. Sau khi tôi đọc qua cuốn tự truyện của Tara với tiêu đề "Educated" kể về cuộc đời của một người tự học lớn lên trong bãi rác, nó thực sự khiến tôi cảm động bởi lời văn đầy cảm hứng. Vì thế tôi đã trực tiếp viết thư gửi đến nhà xuất bản và chia sẻ: tôi rất thích quyển sách này, liệu có cách nào giúp tôi quảng bá nó ở nước Anh không. Đó chính là lý do tại sao Tara Westover trở thành khách mời của chương trình này.

Lớn lên trong một ‘bãi rác’, bị anh trai ngược đãi, bố mẹ cấm đi học… cô ấy thoát khỏi gia đình, tự học trở thành tiến sĩ Đại học Cambridge... (Ảnh chụp video)
Nhà văn và học giả người Mỹ Tara Westover. (Ảnh chụp video)

Tara Westover lớn lên trong một ‘bãi rác’, mặc cho bố mẹ phản đối, cô vẫn tự học và cuối cùng đạt được học vị tiến sĩ

Tara sinh ra trong một gia đình theo giáo phái Mormon ở Idaho tại nước Mỹ, giáo phái này dạy người ta sinh tồn theo chủ nghĩa gia đình, bố mẹ cô tin rằng ngày tận thế sắp đến gần và cho rằng chính phủ bị kiểm soát bởi hội kín Illuminati.

Do đó, Tara không có giấy khai sinh cho đến khi cô 9 tuổi. Bố mẹ cô từ chối cho 7 đứa trẻ trong nhà đi học, cũng không muốn trẻ con được điều trị y tế khi bị thương, thậm chí muốn Tara coi thuốc chống viêm ibuprofen như một sản phẩm của ma quỷ.

Từ nhỏ Tara đã phải phụ việc tại bãi tái chế phế phẩm của gia đình, một môi trường công việc cực kỳ không an toàn: Bố và anh trai cô đã từng bị tai nạn nghiêm trọng, và chưa bao giờ được điều trị y tế một cách chính thống.

Miêu tả về tuổi thơ của mình, Tara cảm thấy rất đau đớn. Đó một cuộc sống rất cô lập. Cô không được đến trường và cũng không có bạn bè như những đứa trẻ khác. Những người bạn mà cô biết là những người trong gia đình theo giáo phái như cô: học ở nhà, và tẩy chay bác sĩ.

Từ nhỏ Vesto đã phải phụ việc tại bãi tái chế phế phẩm của gia đình. (Ảnh minh họa, không phải nhân vật trong bài viết: Shutterstock)
Từ nhỏ Tara đã phải phụ việc tại bãi tái chế phế phẩm của gia đình. (Ảnh minh họa, không phải nhân vật trong bài viết: Shutterstock)

Theo The Guardian, Tara có một người anh trai khác tên là Shawn thường hay đối xử bạo lực với cô. Anh ta thường kéo tóc, bẻ gãy cổ tay cô, đập đầu cô vào nhà vệ sinh, giết chết chú chó của gia đình và cũng đe doạ giết luôn cả cô. Khi Tara 15 tuổi, trông thấy cô dùng mascara của chị gái để trang điểm, người anh này không chịu được và liên tục gọi cô là "con điếm".

Tuy nhiên, trong nhiều năm, chẳng có ai muốn bênh vực hay giúp đỡ Tara. Thậm chí, khi cô chủ động kể về những điều tồi tệ Shawn đã làm với mình, cha mẹ Tara không những không giải quyết được vấn đề, mà còn bắt đầu thay đổi thái độ với cô. Họ coi cô như một người xấu. Trong gia đình của cô, không có "tội ác" nào kinh khủng hơn là việc nói ra sự thật.

Mãi đến năm 17 tuổi, Tara mới có cơ hội đến trường. Cô chuyển ra ở riêng, trang trải cuộc sống nhờ công việc kế toán và thu ngân. Cô tự học bất chấp sự phản đối của bố mẹ; sau này cô vẫn tiếp tục học cao hơn, và đạt được học vị tiến sĩ của Đại học Cambridge, trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard. Đó là một quãng đường nhiều cảm xúc mà nếu không có nghị lực phi thường, Tara không thể vượt qua.

"Sau nhiều năm nhận ra mình chẳng biết gì về cuộc sống, tôi cảm thấy việc học thật thú vị. Tôi mượn cả đống sách và đọc chúng đến tận đêm khuya. Nhiều lúc, tôi gần như thức trắng".

Embed from Getty Images

Tara Westover muốn nói với mọi người rằng, một cá nhân không nhất thiết bị ràng buộc trong định nghĩa của gia đình

Quyển sách "Educated" thuật lại những câu chuyện không thể tưởng tượng nổi. Trong sách nói về rất nhiều chủ đề, bao gồm rất nhiều những hồi ức.

Tuy nhiên bản chất của cuốn sách này đã chứng minh một điều: Một cá nhân không nhất thiết bị định nghĩa hay chỉ định vai trò bởi gia đình.

Khi được phỏng vấn, Tara đã trả lời như sau:

“Tôi có một gia đình rất yêu thương tôi, bố mẹ quan tâm chúng tôi, tôi thật sự nghĩ rằng họ đã cố gắng hết sức, hoặc có thể nói, họ đang làm những gì bản thân họ cho rằng đúng, mặc dù thế giới bên ngoài không nhận thức như vậy. Vì vậy mà họ trông có vẻ khác biệt với những bậc gia trưởng khác về quan điểm dạy con. Chí ít thì tôi cho rằng họ đã ra sức muốn bản thân trở thành bậc cha mẹ xứng đáng với vai trò cao cả của mình”.

Mặc dù bị đối xử tệ bạc, nhưng Vesto vẫn nghĩ cha mẹ đã rất quan tâm đến cô, vấn đề ở chỗ nhận thức của họ có chút sự khác biệt và điều đó ảnh hưởng lên cách cư xử của họ.
Mặc dù bị đối xử tệ bạc, nhưng Tara Westover vẫn nghĩ cha mẹ đã rất quan tâm đến cô, vấn đề ở chỗ nhận thức của họ có chút sự khác biệt và điều đó ảnh hưởng lên cách cư xử của họ. (Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 4.0)

Trưởng thành chính là ý thức được sự bất đồng về quan điểm của bản thân và người khác

“Chẳng qua là, người lớn cảm thấy dường như chỉ có họ mới có thể phán đoán chuyện gì đang xảy ra, họ sẽ giúp bạn giải thích ngay khi sự việc nào đó phát sinh, hoặc tiên đoán hệ lụy sau vụ việc, tối thiểu thì việc này đã xảy ra trong gia đình tôi.

Nói cách khác là: trước, trong và sau mọi chuyện, toàn bộ đều là quan điểm của người lớn, thế thì đâu là quan điểm của bản thân bạn?

Ồ, bạn chỉ là một đứa trẻ, cho nên bạn không có tiếng nói, cũng chẳng quan trọng.

Tôi nghĩ, với cá nhân tôi mà nói, một trong những định nghĩa mà người lớn có thể nói ra, đó là:

‘Được rồi, mặc dù bố mẹ không chắc lắm vào trí nhớ của mình, không cho rằng bản thân biết nhiều hơn người khác, cũng không cho rằng lý trí của bản thân tuyệt không có chỗ sai. Tuy nhiên bố mẹ nghĩ rằng quan điểm của bản thân mình vẫn còn một chút có thể tin tưởng được, bởi vì bố mẹ cũng là một người trưởng thành và có kinh nghiệm’.

Vì vậy tôi nghĩ rằng, bậc gia trưởng đều hiểu rằng quan điểm của bản thân họ có thể bất đồng với người khác.

Họ không chỉ duy trì tâm thái: ‘Ừ, nếu con cho rằng như vậy thì chắc chắn là bố mẹ sai rồi’.

Mà họ còn cho rằng: ‘Con nghĩ vậy nhưng bố mẹ cũng có cách nghĩ khác. Con giải thích như thế với gia đình, với bố mẹ là những người không được đi học, tuy nhiên bố mẹ cũng có cách lý giải khác’...

Sau đó thì họ cứ khăng khăng giữ vững lập trường của bản thân”.

Lúc trưởng thành hơn cũng là thời điểm Tara nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ giữa hai thế hệ, do đó cô quyết định rời đi để có thể vẫn giữ được tình cảm với gia đình. (Ảnh: Getty)
Lúc trưởng thành hơn cũng là thời điểm Tara nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ giữa hai thế hệ, do đó cô quyết định rời đi để có thể vẫn giữ được tình cảm với gia đình. (Ảnh: Getty)

Cuối cùng Tara đã quyết định sống xa gia đình của mình, như vậy cô mới có thể duy trì được tình cảm với những người thân.

Đây không phải là sự trốn tránh hay thất bại, mà chính là sự lựa chọn dung hòa cho cả hai bên.

Quyết định này không có liên quan gì với việc cô ấy chọn đi học hay học lên đại học. Nhưng chính do việc tiếp thu một tư duy giáo dục mới đã thúc đẩy cô suy nghĩ về môi trường sinh trưởng bấy lâu của mình. Có thể nói, cha mẹ Tara rất muốn điều tốt cho cô nhưng chưa thực sự biết cách yêu thương và giáo dục con cái.

Qua đó thấy rằng, tuổi thơ và vị trí của bạn trong chính ngôi nhà nơi bạn sinh ra và lớn lên, cũng như tình cảm mà bố mẹ anh chị em dành cho bạn, đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách và thành công khi bạn trưởng thành. Vì vậy, hãy cố gắng xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh và tràn ngập tình yêu thương.

*Ảnh đại diện: Chụp màn hình video Youtube.

Cao Nguyên
Nguồn: cmoney, The Guardian



BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ cấm đi học, cô gái tự lực vươn lên trở thành tiến sĩ Đại học Cambridge