Bị ghét bỏ ở Châu Phi: Ứng cử viên tổng thống Kenya hứa sẽ đuổi những người Trung Quốc đi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã tích cực mở rộng hoạt động ở châu Phi, nhưng trái ngược với các quỹ cơ sở hạ tầng và chuyên môn do phương Tây cung cấp, Trung Quốc chủ yếu tìm cách giành được các lĩnh vực như nguyên liệu thô, dầu thô, đầu tư và thương mại, và thậm chí còn xâm nhập vào cả lĩnh vực an ninh và quân sự, điều này đã gây ra phản ứng dữ dội ở địa phương.

Theo báo "AFP", vào ngày 22 tháng 6, Phó Tổng thống Kenya là William Ruto đã nói tại một diễn đàn kinh tế rằng, nếu ông thắng cử tổng thống vào tháng Tám, thì ông sẽ "đuổi" những người Trung Quốc đang kinh doanh bán lẻ, không để họ đến và lấy mất cơ hội việc làm của người dân địa phương.

Ruto đề cập rằng, người Trung Quốc ở đây làm nghề nướng ngô, bán điện thoại di động. Chúng tôi sẽ trục xuất tất cả họ về nước, và giao những công việc đó cho người Kenya. Ông nhấn mạnh rằng, không cần người nước ngoài làm việc trong những ngành này, chúng tôi có đủ ghế máy bay để trả họ về nước, để lại những công việc đó cho người Kenya. Theo luật, một số hoạt động thương mại nhất định thì những người đến từ Trung Quốc không được phép tham gia. Tuy nhiên, ông Ruto không giải thích chi tiết về tuyên bố của mình.

Kenya, nền kinh tế lớn nhất Đông Phi, dự kiến sẽ ​​tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 9 tháng 8 năm nay, trong bối cảnh Nga đang xâm lược Ukraine, và sự phục hồi kinh tế yếu ớt sau đại dịch COVID-19. Giống như các quốc gia châu Phi khác, Kenya cũng đang tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc, với hy vọng phát triển cơ sở hạ tầng của riêng mình, thông qua công nghệ, thiết bị và nhân sự của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc cũng đã trở thành quốc gia chủ nợ chính của Kenya, quy mô của nó chỉ đứng sau Ngân hàng Thế giới (World Bank) mà thôi.

Dự án cơ sở hạ tầng tốn kém nhất ở Kenya, là do Bắc Kinh tài trợ. Đó là tuyến đường sắt nối từ Mombasa, cảng lớn nhất ở Kenya, qua thủ đô Nairobi, đến thị trấn Naivasha ở Thung lũng Great Rift. Chính quyền Kenya đã vay Trung Quốc 5 tỷ đô la Mỹ cho tuyến đường này. Tuy nhiên, động thái nhập khẩu lao động từ Trung Quốc vào Châu Phi đã gây ra một số bất ổn trên thị trường lao động tại địa phương, thậm chí một số người còn phàn nàn rằng, nhóm người nước ngoài đã lấy mất việc làm của người dân địa phương.

Sự bùng nổ phát triển đô thị ở châu Phi gần đây, và nhu cầu cấp thiết về cơ sở hạ tầng, đã mang lại cho Trung Quốc một không gian rất rộng lớn. Các công ty Trung Quốc đã chiếm khoảng 40% các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Nhưng các khoản tiền mà Trung Quốc rót vào các nước châu Phi không phải là quà tặng, mà là các khoản cho vay. Ngày nay, nhiều quốc gia châu Phi đã rơi vào bẫy nợ, khiến các công dân trẻ của họ phải gánh những khoản nợ quốc gia khổng lồ, và các quốc gia này liên tục rơi vào các cuộc nội chiến do chế độ độc tài cai trị.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (C) có bài phát biểu trong lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 năm 2018. Ông Tập nói với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc ở lục địa này "không có ràng buộc chính trị nào", cam kết tài trợ 60 tỷ USD cho phát triển mới, ngay cả khi Bắc Kinh ngày càng bị chỉ trích nhiều hơn về các dự án nợ nần chồng chất ở nước ngoài. (Ảnh của MADOKA IKEGAMI / AFP qua Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu trong lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 năm 2018. Ông Tập nói với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc ở lục địa này "không có ràng buộc chính trị nào", cam kết tài trợ 60 tỷ USD cho phát triển mới, ngay cả khi Bắc Kinh ngày càng bị chỉ trích nhiều hơn về các dự án "bẫy nợ" ở nước ngoài. (Ảnh của MADOKA IKEGAMI / AFP qua Getty Images)

Ngoài ra, hàng chục dự án "Vành đai con đường" của Trung Quốc đã gây ra phản ứng dữ dội ở châu Phi, bởi các nhà đầu tư từ Trung Quốc đã phá hủy hệ sinh thái khi khai thác các mặt hàng như dầu mỏ, kim loại và gỗ. Do đó, một số dự án ở châu Phi do Trung Quốc hậu thuẫn đã bị dừng lại.

Vào năm 2019, Tòa án Kenya đã ra lệnh ngừng xây dựng một nhà máy nhiệt điện than trị giá 2 USD ở Ramu, sau khi các nhà hoạt động tin rằng nó sẽ gây nguy hiểm cho di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Nhưng sau đó Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC), nơi cung cấp 1,2 tỷ đô la Mỹ đã khởi kiện và rút khỏi giao dịch.

Bẫy nợ: Những Dự án Vành đai Con đường dang dở

Theo báo cáo của "Liberty Times", trước đó, Reuters đã tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện tình hình đầu tư "Vành đai Con đường" của ĐCSTQ, chỉ ra rằng, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến "Vành đai Con đường", Bắc Kinh đã cung cấp các khoản vay tài trợ lên tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho các nước châu Phi, phần lớn được sử dụng cho quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tín dụng của Bắc Kinh dường như đã cạn kiệt. Báo cáo cho biết: Sự bùng phát COVID-19 đã gây thiệt hại cho Trung Quốc và các tổ chức tài chính của nước này, với thặng dư tài khoản vãng lai bị thu hẹp, Trung Quốc giảm dần mối quan tâm đối với đầu tư lớn ra nước ngoài, cùng với sự sụt giảm mạnh về giá cả hàng hóa, khiến châu Phi khó trả nợ.

Theo một báo cáo của công ty luật quốc tế Baker McKenzie, ở châu Phi, tổng cộng có đến 40 quốc gia đã tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai Con đường, và việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của các ngân hàng Trung Quốc cũng đã giảm từ 11 tỷ USD năm 2017 xuống còn 3,3 tỷ USD năm 2020. Ngân hàng Phát triển Châu Phi cho biết, châu lục này phải đối mặt với thâm hụt đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm khoảng 100 tỷ USD.

Báo cáo đề cập rằng, các dự án Vành đai Con đường ở châu Phi lần lượt gặp trở ngại, chẳng hạn như dự án đường sắt Nigeria trị giá 3 tỷ đô la Mỹ, và đường cao tốc Cameroon trị giá 450 triệu đô la Mỹ đã bị đình chỉ.

Ở Kenya, điều đó còn gây phẫn nộ hơn khi Chính phủ đã chi khoảng 5 tỷ đô la Mỹ cho tuyến đường sắt mới, nhưng vì không thể chi thêm 3,7 tỷ USD nên việc xây dựng đường dẫn đến ga cuối cùng, đành phải chuyển sang làm đường đất kết nối.

Việc xây dựng một tuyến đường sắt hiện đại ở biên giới Ugandan cũng bị đình trệ, dự án ban đầu được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay 2,2 tỷ USD. Việc xây dựng tuyến đường sắt bị tạm dừng do phía Trung Quốc dừng các khoản cho vay.

Đức Nhã
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Bị ghét bỏ ở Châu Phi: Ứng cử viên tổng thống Kenya hứa sẽ đuổi những người Trung Quốc đi