Bò cái mang thai khuỵu chân xuống đất ‘xin tha mạng’ khi bị dắt tới lò mổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một con bò cái mang thai đã 'quỳ xuống' như để cầu xin tha mạng vì bị đưa tới lò mổ. Khi được giải cứu, nó tiếp tục quỳ hơn một phút như đang cảm ơn những người đã cứu nó. Sự việc khiến nhiều người cảm thán rằng: ‘Vạn vật đều có linh tính’.

Cảnh tượng xúc động này được ghi lại tại thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trong video, một số người tới dắt con bò mẹ đi nhưng con vật đột ngột khuỵu hai chân trước của nó xuống và liên tục kêu những tiếng dài. Dường như nó biết người ta tới để mang nó đến lò mổ giết thịt, vì thế nó đã “quỳ xuống” để cầu xin tha mạng.

May mắn là sau khi video được chia sẻ trên mạng xã hội, cộng đồng mạng thương cảm cho con bò đã chung tay quyên góp được 2.900 USD để mua lại nó từ lò mổ.

Con bò cái mang thai sau đó được đưa đến đền Tân Thị để chăm sóc.

Điều gây chú ý là sau khi con bò mẹ được giải cứu từ lò mổ, một số người đã lái xe tải đến đón nó và đưa nó về đền, khi dắt nó lên xe nó đã đột ngột quỳ xuống một lần nữa như để cảm ơn những người đã tới cứu nó. Theo Sina, con bò mẹ cứ giữ nguyên tư thế như vậy trong khoảng một phút rồi mới đứng lên để tài xế đưa nó đến ngôi đền.

Được biết, các nhà hảo tâm đã quyên góp cho ngôi đền 4.000 Nhân dân tệ để trang trải chi phí chăm sóc con bò trong thời gian sắp tới.

Nhiều cư dân mạng cũng để lại bình luận rằng, họ đã rất xúc động khi trông thấy hình ảnh bò mẹ mang thai cầu xin được sống.

Có người viết: “Con bò thực sự có linh hồn. Tôi rất mừng vì nó đã thoát nạn. Những người cứu nó sẽ được chúc phúc”.

‘Vạn vật có linh’

Cây sẽ tiết ra chất hóa học bảo vệ khi lá bị rung động do sâu bướm ăn (Ảnh: Roger Meissen)

Trước đây từng có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng "vạn vật đều có linh tính", và ngay cả thực vật cũng có khả năng tương tự như vậy.

Vào ngày 10/2/2017, kênh BBC của Anh đã đăng một bài báo có tựa đề “Khả năng thần kỳ của thực vật mà bạn chưa biết". Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu dài hạn của nhiều chuyên gia về thực vật: Thực vật có thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác và cả khả năng nhận thức.

Jack Schultz - Giáo sư khoa học thực vật tại Đại học Missouri ở Columbia, Hoa Kỳ, đã dành 40 năm để nghiên cứu sự tương tác giữa thực vật và côn trùng. Ông nói rằng sự xung động của thực vật là có mục đích, điều đó có nghĩa là chúng phải nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh chúng. "Để có phản ứng chính xác, thực vật cần điều tiết các cơ quan truyền cảm phức tạp theo các điều kiện khác nhau".

Theo nghiên cứu, thực vật có thể ít bị ảnh hưởng bởi một bản giao hưởng của Beethoven, nhưng khi có một con sâu bướm đang đói tiếp cận để ăn lá cây thì lại là một vấn đề khác.

Trong các thí nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng âm thanh được tạo ra bởi sâu bướm khiến lá cây tiết ra một lượng lớn chất bảo vệ hóa học để có thể xua đuổi côn trùng. Nhà nghiên cứu Rex Cocroft cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thực vật có phản ứng sinh thái đối với những âm thanh sinh thái tương quan". Đối với những âm thanh của thiên nhiên như gió chẳng hạn, thực vật hoàn toàn không phản ứng lại.

Thực vật không có "tai", tại sao chúng có thể phân biệt được âm thanh? Các nhà nghiên cứu tin rằng, thực vật có thể biến đổi các sóng nhỏ được tạo ra khi sóng âm thanh quét qua một vật thể thành tín hiệu điện hoặc hóa học.

Nhưng đây lại không phải là trường hợp đó, vì khi sâu bướm chỉ mới chạm phần thân trên của nó lên lá cây, thì cái cây đã biết rằng chúng có ý đồ sẽ ăn lá của nó. Tại sao cái cây lại thông minh như vậy? Thật là kỳ diệu khi cây cũng có suy nghĩ và cảm quan như con người.

Thiên Cầm

(t/h)



BÀI CHỌN LỌC

Bò cái mang thai khuỵu chân xuống đất ‘xin tha mạng’ khi bị dắt tới lò mổ