Bỏ tiền vào bao lì xì làm sao cho đúng? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sắp đến Tết rồi! Ngoài sự mong đợi bữa cơm giao thừa đoàn viên đón mừng năm mới, việc chuẩn bị tiền lì xì, tiền mừng tuổi cũng là vấn đề nhức đầu của nhiều người. Vậy làm thế nào mới đúng, và đem lại sự vui vẻ, may mắn cho mọi người?

Lì xì mừng Tết là tập tục truyền thống xưa nay, nhưng sự hiểu biết của con người về tập tục này ngày một phai nhạt, nên hiện nay ít người nắm rõ các sự tích và nguyên tắc của tập tục này, như kiến thức việc tặng lì xì có hình thức như thế nào, trị giá phải bao nhiêu? Đối với cha mẹ, người lớn trẻ em, các vấn đề trên nên tham khảo những nội dung dưới đây.

Những lưu ý về tiền lì xì mừng Tết

Tiền lì xì cho người già nên tăng lên mỗi năm. Lì xì cho người trẻ gọi là “tiền mừng tuổi”, lì xì cho người già gọi là “tiền thêm tuổi”. Khi lì xì thì chúc phúc cho cha mẹ sức khỏe an khang, tuổi thọ kéo dài, tùy theo hoàn cảnh tài chính của bản thân, không cần tham khảo trị giá mặt bằng chung, mà có thể tăng số tiền lên hàng năm.

Tiền lì xì cho người trẻ phải đồng đều nhau. Khi lì xì cho anh chị em hoặc con cái của những người thân thì nhớ, không được phân biệt lớn bé, tiền lì xì nhất định phải đồng đều nhau, mới không bị hiểu lầm là không công bằng. Có thể đưa ý kiến trước, sau đó bàn bạc với những người khác, bỏ bao lì xì số tiền bằng nhau, tránh tình trạng bao lì xì cái to cái nhỏ không đồng đều, bây giờ tụi nhỏ rất tinh ý, mắt nhìn mà biết được sự không công bằng, chúng sẽ ấm ức mãi cho đến sau khi học xong đại học.

Tiền bỏ vào bao lì xì không được nhiều hơn bậc trưởng bối. Hậu bối tặng lì xì ít hơn lì xì của bậc trưởng bối là một dạng biểu hiện lễ độ. Ví dụ, ông bà tặng bao lì xì 200 ngàn đồng cho cháu, thì cô bác cậu dì không thể lì xì cho cháu hơn 200 ngàn đồng.

Người lớn thường bỏ tiền lẻ vào trong một bao giấy đỏ (gọi là lì xì) với lời chúc trẻ hay ăn chóng lớn.
Người lớn thường bỏ tiền lẻ vào trong một bao giấy đỏ (gọi là lì xì) với lời chúc trẻ hay ăn chóng lớn. (Wikimedia Commons)

Lì xì tiền chẵn mang ý nghĩa may mắn. Tiền lì xì Tết dùng con số chẵn, mang ý nghĩa Phúc Lộc song hỷ. Đặc biệt số 6 có ý nghĩa “Lục lục đại thuận”, nghĩa là hai số 6 là chúc mọi việc trôi chảy, thuận lợi, số 8 có phát âm giống âm “Phát”, chúc “Cung hỷ phát tài” có nghĩa là cầu chúc kiếm được nhiều tiền. Chú ý kỵ dùng số 4, vì có phát âm Tứ giống chữ “Tử”, nghĩa là chết, nhưng có thể dùng số 9 có hàm ý “Trường trường cửu cửu”, nghĩa là những điều tốt lành dài lâu mãi mãi.

>> Xem thêm: Lì xì không chỉ là mừng tuổi mà còn trấn áp quỷ tà

Dùng tiền mới

Dùng tiền mới. Năm mới dùng giấy tiền mới mang ý nghĩa một năm mới với những khởi sự mới. Nhận được bao lì xì mà trong đó để giấy tiền cũ, rách nát, còn dính bẩn, tâm trạng tươi vui liền bị ảnh hưởng mạnh. Theo khảo nghiệm của Hội tiêu dùng, giấy tiền đang lưu thông trên thị trường nhiều vi trùng gấp 780 lần so với bồn cầu. Vì lo lắng đến vấn đề sức khỏe và tinh thần của mọi người, nên dùng giấy tiền mới để lì xì, dựa vào sự thông minh của bạn, chắc là biết cách đổi tờ mệnh giá lớn thành tờ mệnh giá nhỏ để làm bao lì xì trông dày hơn, xem ra rất hào phóng.

Bao lì xì cũng có thời hạn, có những mẫu bao lì xì đẹp được dùng đi dùng lại qua nhiều năm, sẽ được in lại chữ nghĩa và hình con vật cầm tinh năm đó, năm nay là năm con hổ mà lại đưa bao lì xì con ngựa, hoặc một con vật cầm tinh nào khác, thì thật sự thiếu sót. Trước khi bỏ tiền vào bao lì xì, nên cẩn thận lựa chọn bao lì xì phù hợp, lựa chọn bao lì xì không in thời hạn là đảm bảo nhất. Một điểm nữa là để bảo vệ môi trường, cũng có thể sử dụng lại bao lì xì còn sạch, chưa bị hư rách.

Không được mở bao lì xì trước mặt người lớn

Do ảnh hưởng văn hóa phương Tây, việc mở quà trước mặt người tặng trở thành việc rất phổ biến. Nhưng theo phong tục truyền thống, việc mở bao lì xì trước mặt người lớn là hành vi mất lịch sự, thiếu lễ phép.

Người nào may mắn còn được nhận lì xì thì nên chú ý nhé, ấy là niềm hạnh phúc sâu sắc.

Thiện Tâm
Theo newsancai



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Bỏ tiền vào bao lì xì làm sao cho đúng?