Bốn hành vi tiêu hao phúc khí

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phúc của một người không phải là vô tận, nếu tiêu hao nhiều, cuối cùng sẽ hết. Chỉ có tích đức hành thiện người ta mới có thể tích phúc báo cho mình, tiêu hao quá độ, sẽ tiêu tốn hết phúc.

Có 4 hành vi không dễ thấy này có thể tiêu hao nhiều phúc khí nhất, tiêu thụ quá mức sẽ mang lại tai họa. Hãy chú ý tránh!

1. Không hiếu kính cha mẹ

Người con hiếu thảo nhất là biết kính trọng cha mẹ mình”. - Mạnh Tử

Cha mẹ đã cho chúng ta sinh mệnh này, vất vả khổ cực dạy dỗ, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn trưởng thành. Quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, cha mẹ phải bỏ công sức, vất vả rất nhiều, và là việc không hề dễ dàng. Khi lớn lên, chúng ta phải hiếu kính với cha mẹ gấp bội lần để báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Một người mà không biết hiếu kính cha mẹ, vậy thì trong lòng của người đó có thể dung chứa được ai nữa đây? Những người như vậy rất ích kỷ, trong lòng chỉ có bản thân, không biết nghĩ cho người khác, thường làm những việc hại người khác, chỉ muốn có lợi cho bản thân, như vậy tự nhiên không có bạn bè tốt.

2. Không biết tiết kiệm, xa hoa, lãng phí.

"Tiết kiệm tự nó là nguồn gốc của giàu có" - Seneca, triết gia La Mã.

Cần cù, tiết kiệm luôn là một đức tính truyền thống tốt đẹp. Chúng ta từ nhỏ đã được dạy phải tiết kiệm, không lãng phí. Lãng phí là một hành vi đáng xấu hổ.

Nhưng một số người sau khi tình hình kinh tế được cải thiện lại tiêu xài hoang phí, họ luôn nghĩ rằng tiền là do mình kiếm được, muốn tiêu thế nào thì tiêu, tuy nhiên chúng ta phải duy trì một thói quen sống tốt và tiết kiệm những khoản tiền chi tiêu không cần thiết để phòng trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng có thể đầu tư vào quản lý tài chính và biến thành của cải nhiều hơn.

3. Hành vi phi đạo đức

“Người có đạo đức thì không bị vật chất mê hoặc” - Quản Trọng.

Người có đạo đức thì không bị vật chất mê hoặc. (Ảnh: pexels)

Đạo đức là sự thể hiện tư tưởng và hành vi của một người. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người đã làm những điều phá vỡ quy phạm đạo đức và nguyên tắc làm người của mình. Bị thúc đẩy bởi ham muốn và lòng tham, khiến họ không có quy phạm nào và càng ngày càng lún sâu, cuối cùng gặp tai họa khôn lường.

Không có gì sai khi bảo vệ lợi ích của bản thân, nhưng người quân tử phải đạt được sự giàu có một cách chân chính, không thể vì đạt được mục tiêu của mình mà không từ bất cứ thủ đoạn nào, ví như: không ngần ngại hy sinh lợi ích của người khác, làm những việc hại người lợi mình, chiếm lợi, gây chuyện thị phi, thậm chí làm những việc phạm vi phạm pháp luật.

Con người phải biết tự giác kỷ luật, tuân thủ các nguyên tắc, và giữ vững quy phạm đạo đức, thì mới có thể giữ phúc cho chính mình.

4. Ác niệm

“Trong tất cả các phẩm chất đạo đức, bản tính thiện lương là điều mà thế giới cần thiết nhất.” - Russell, triết gia người Anh.

Đôi khi đúng sai chỉ là chuyện trong một niệm. Tích lũy những việc làm tốt, và bạn có thể gặt hái phúc lành cho chính mình. Nhưng ghen ghét, hận thù, tham lam đều sẽ khơi dậy tà niệm, nhất thời không làm chủ được bản thân sẽ dẫn đến sai lầm lớn cả đời.

Cái thiện và cái ác chỉ nằm trong một niệm, nhưng khi bạn đứng trước ngã ba đường và đứng trước sự lựa chọn thì niềm tin vào việc hành thiện rất quan trọng, hãy trở thành người thiện lương và may mắn sẽ luôn theo bạn.

Nguyệt Hà
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Bốn hành vi tiêu hao phúc khí