Các cửa hàng tạp hóa trống trơn khiến người Mỹ bị sốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trải qua hai năm đại dịch và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các cửa hàng tạp hóa trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Nhiều phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đưa tin rằng, do khó có thể nhanh chóng bổ sung các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày như sữa, bánh mì và thịt, các kệ hàng tạp hóa trên khắp nước Mỹ đang rơi vào tình trạng trống rỗng. Trải qua hai năm đại dịch và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các cửa hàng tạp hóa cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Fox News đã phỏng vấn một số người tiêu dùng ở Washington, D.C. và nhận được những phản hồi như sau:

"Giống như cửa hàng ở Liên Xô năm 1981, thật kinh khủng".

"Có vẻ giống như tháng 3 năm 2020, khi đó mọi người đều dự trữ đồ và các kệ hàng trống trơn".

"Tất cả mọi thứ đều thiếu, bao gồm thịt, trứng, bơ sữa, bánh mì, hầu hết các loại rau quả".

"Ai đó sẽ chết đói".

Theo phân tích của CNN, bốn lý do sau đây dẫn đến tình trạng thiếu hàng tại các cửa hàng tạp hóa:

  1. Sự tấn công của Omicron

Biến chủng Omicron với tính truyền nhiễm cao tiếp tục lây nhiễm sang người lao động, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực chính như vận tải và hậu cần, ảnh hưởng đến việc giao sản phẩm cho các kệ hàng trên toàn quốc.

Theo Hiệp hội Cửa hàng tạp hóa Quốc gia Hoa Kỳ, lực lượng lao động đã bị giảm một nửa so với lúc bình thường.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Albertsons nói với CNN:

"Mặc dù có nhiều thực phẩm trong chuỗi cung ứng, nhưng do những thách thức liên tục về nguồn cung và lao động, chúng tôi dự tính người tiêu dùng sẽ tiếp tục gặp phải sự gián đoạn lẻ tẻ trong một số loại sản phẩm nhất định, như chúng ta đã thấy trong hơn một năm rưỡi qua".

Ông Phil Lempert, nhà phân tích ngành và biên tập viên tại SuperMarketGuru.com, cho biết tình trạng thiếu lao động tiếp tục đè nặng lên tất cả các lĩnh vực của ngành thực phẩm.

"Từ trang trại đến nhà sản xuất thực phẩm đến cửa hàng tạp hóa, nó là [ảnh hưởng] toàn diện".

  1. Vấn đề giao thông

Tình trạng liên tục thiếu nhân viên vận tải đã làm chậm chuỗi cung ứng và khả năng nhanh chóng bổ sung các kệ hàng của các cửa hàng tạp hóa.

Ông Lempert cho biết: “Trong mấy năm qua, lực lượng lao động trong ngành vận tải đường bộ đã bị già hóa và còn thiếu hụt”.

Các bến cảng giao thông giữa trong nước với nước ngoài tiếp tục ghi nhận mức độ tắc nghẽn cao. Ông nói: “Hai thách thức cùng nhau tạo ra sự thiếu hụt”.

  1. Vấn đề thời tiết

Vào cuối tuần qua, người tiêu dùng chứng kiến các kệ hàng trống rỗng trong các cửa hàng của Trader Joe, họ cho rằng trường hợp khẩn cấp về thời tiết khiến việc giao hàng chậm trễ.

Phần lớn vùng Trung Tây và Đông Bắc Hoa Kỳ đã phải vật lộn với thời tiết khắc nghiệt và điều kiện đi lại khó khăn vào cuối năm 2021.

Ông Lempert cho biết, mọi người đang tích trữ nhiều hàng tạp hóa hơn, nhu cầu cao kết hợp với những thách thức về giao thông vận tải khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến tình trạng thiếu hàng ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, hỏa hoạn và hạn hán là mối đe dọa lâu dài đối với các nguồn cung cấp lương thực như lúa mì, ngô và đậu tương.

  1. Đại dịch đã thay đổi thói quen ăn uống của người Mỹ

Trong thời gian đại dịch, nhiều người nấu ăn và ăn cơm ở nhà hơn, do đó mọi người mua hàng tạp hóa nhiều hơn, ông Lempert nói.

Vào năm 2022, tình trạng thiếu hụt cũng khiến việc mua thực phẩm ngày càng trở nên đắt đỏ.

Ông Lempert cũng cho rằng có thể đây cũng là cách làm của các cửa hàng tạp hóa, mỗi sản phẩm chỉ đẩy ra một số chủng loại và số lượng có hạn, để phòng ngừa tình trạng tích trữ và kéo dài thời gian giữa các đợt cung ứng.

Một số cư dân mạng để lại lời nhắn trên Fox news, có người viết:

"Thật không thể tin được rằng một quốc gia hoàn toàn dẫn đầu thế giới và phát minh, sản xuất và cung cấp các sản phẩm và ý tưởng sáng tạo, lại không thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong một sớm một chiều. Các vấn đề về chuỗi cung ứng thậm chí không nên tồn tại".

Một cư dân mạng cho biết: "Các kệ hàng ở Mỹ giờ đã trống trơn. Đây là một trong nhiều vấn đề nảy sinh khi chính phủ cộng sản - xã hội chủ nghĩa cố gắng thao túng và kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống. Điều này thường xảy ra ở Liên Xô trước đây".

“Venezuela, với trữ lượng dầu khổng lồ, thịnh vượng cho đến năm 1999, khi Hugo Chavez đắc cử, đột nhiên các kệ hàng trống rỗng và lạm phát nhanh chóng khiến đất nước rơi vào tình trạng suy sụp kinh tế tồi tệ. Các kệ hàng trống và lạm phát luôn là những manh mối đầu tiên mà chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa nắm giữ”.

Lý Tuệ
Theo Secretchina

 



BÀI CHỌN LỌC

Các cửa hàng tạp hóa trống trơn khiến người Mỹ bị sốc