Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch trứng của ‘phôi khủng long con’ hoàn chỉnh nhất thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch trứng của ‘phôi khủng long con’ hoàn chỉnh nhất thế giới ngay trước khi nở.

Phôi được bảo quản tinh vi "nằm như một con chim" trong một tư thế đặc biệt. Nó đã chết cách đây khoảng 70 triệu năm, khi ấy nó sắp nở. Đầu ở dưới cơ thể, với bàn chân ở hai bên.

Lưng của nó cong dọc theo phần cuối của vỏ. Tư thế được cho là độc đáo duy nhất đối với các loài chim hiện đại, giúp tăng khả năng sống sót.

Khám phá đã bổ sung thêm bằng chứng những ‘người bạn lông vũ’ của chúng ta thực sự là “khủng long sống”.

Tác giả đầu tiên Fion Waisum Ma, một nghiên cứu sinh tại Đại học Birmingham, cho biết: “Hầu hết các phôi khủng long không phải là gia cầm, đều không hoàn chỉnh với bộ xương không được phân biệt”.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy phôi thai này được bảo quản hoàn hảo bên trong một quả trứng khủng long, nằm trong tư thế giống một con chim.”

“Tư thế này đã không được công nhận ở những loài khủng long không phải là gia cầm trước đây.”

Ảnh chụp phôi thai khủng long hóa thạch, còn được gọi là "Baby Yingliang." (SWNS)
Ảnh chụp phôi thai khủng long hóa thạch, còn được gọi là "Baby Yingliang." (SWNS)

(Ghi chú: Baby Yingliang là một phôi khủng long còn nguyên vẹn được phát hiện ở Ganzhou, miền nam Trung Quốc. Nó được ước tính là 72 đến 66 triệu năm tuổi. Phôi thai được coi là một loài khủng long chân đốt không răng hay còn gọi là oviraptorosaur.)

Nó được khai quật từ Hệ tầng Nanxiong thuộc kỷ Phấn trắng gần nhà ga xe lửa Ganzhou ở tỉnh Giang Tây, miền nam Trung Quốc.

Được đặt tên là "Baby Yingliang", khủng long chưa sinh là một thành viên của loài oviraptorosaurs - loài động vật chân đốt có mỏ, có lông và không răng phát triển mạnh trong kỷ Phấn trắng.

Phôi thai “cực kỳ hiếm”, được mô tả trên iScience, cho thấy chúng đã đi tiên phong trong tư thế sinh nở.

Tác giả Fion Waisum Ma cho biết nó làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các loài chim và khủng long hiện đại.

‘Em bé’ đang nằm ở vị trí sống của nó mà không bị ảnh hưởng nhiều từ quá trình hóa thạch. Ước tính từ đầu đến đuôi dài cỡ một bàn chân, sinh vật này đang cuộn tròn bên trong quả trứng dài 17.78cm.

Tác giả Fion Waisum Ma cho biết: “Phôi khủng long là những hóa thạch hiếm nhất và hầu hết đều không hoàn chỉnh với xương bị lệch”.

“Chúng tôi rất vui mừng khi phát hiện ra‘ Baby Yingliang’ - nó được bảo quản trong điều kiện tuyệt vời, giúp chúng tôi trả lời rất nhiều câu hỏi về sự phát triển và sinh sản của khủng long.”

“Thật là thú vị khi thấy phôi khủng long này và phôi gà có tư thế giống nhau bên trong quả trứng.”

Tái tạo phôi khủng long oviraptor gần nở, dựa trên mẫu vật mới, "Baby Yingliang." (SWNS)
Tái tạo phôi khủng long oviraptor gần nở, dựa trên mẫu vật mới, "Baby Yingliang." (SWNS)

"Baby Yingliang" được xác định là một con oviraptorosaur dựa trên hộp sọ sâu và không có răng. Oviraptorosaurs có quan hệ họ hàng gần với các loài chim ngày nay. Xương cốt của chúng đã được đào khắp châu Á và Bắc Mỹ.

Hình dạng mỏ và kích thước cơ thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn thực vật - trong khi các chế độ ăn khác là động vật ăn tạp và ăn thịt.

Chim phát triển một loạt các tư thế gấp lại, chúng uốn cong cơ thể và đưa đầu xuống dưới cánh - ngay trước khi nở. Phôi không đạt được các vị trí như vậy có khả năng chết cao hơn do ấp không thành công.

Nhóm nghiên cứu quốc tế đã so sánh “Baby Yingliang” với phôi của các loài chân đốt khác, khủng long sauropod cổ dài và các loài chim. Họ tin rằng tư thế gập lại và cuộn tròn đầu tiên phát triển ở động vật chân đốt - bao gồm cả T-Rex - cách đây hàng chục hoặc hàng trăm triệu năm.

Những khám phá bổ sung về hóa thạch phôi sẽ là vô giá để xác nhận lý thuyết.

“Phôi khủng long này được giám đốc Tập đoàn Yingliang, ông Liang Liu, mua lại, và được coi là hóa thạch trứng vào khoảng năm 2000”, Giáo sư Lida Xing, tác giả đầu tiên của Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Bắc Kinh cho biết.

“Trong quá trình xây dựng Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang vào những năm 2010, nhân viên bảo tàng đã phân loại các kho lưu trữ và phát hiện ra các mẫu vật.”

“Những mẫu vật này được xác định là hóa thạch trứng khủng long. Quá trình chuẩn bị hóa thạch đã được tiến hành và cuối cùng đã tiết lộ phôi thai ẩn bên trong quả trứng. Đây là cách ‘Baby Yingliang’ được đưa ra ánh sáng.”

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về loài khủng long này. Họ chụp bên trong, bao gồm cả xương sọ và các bộ phận cơ thể khác vẫn được bao phủ trong đá.

Đồng tác giả, Giáo sư Steve Brusatte, Đại học Edinburgh, nói thêm: “Phôi khủng long bên trong trứng của nó là một trong những hóa thạch đẹp nhất mà tôi từng thấy”.

“Con khủng long nhỏ trước khi sinh này trông giống như một chú chim non đang cuộn tròn trong quả trứng, đây là bằng chứng cho thấy nhiều đặc điểm của loài chim ngày nay có thể đã phát triển từ tổ tiên khủng long.”

Mẫu vật được đặt trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang ở thành phố ven biển Hạ Môn, phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Bách Diệp
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch trứng của ‘phôi khủng long con’ hoàn chỉnh nhất thế giới