Các tác phẩm điêu khắc chim bằng giấy rất sống động và chân thực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghệ sĩ trẻ người Ấn Độ đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc chim bằng giấy rất tinh xảo. Các thành phẩm giống như thật đến mức thường bị nhầm với những con chim thật.

Niharika Rajput, một nghệ sĩ 30 tuổi sống ở New Delhi, rất yêu thích thiên nhiên. Cô nói với Epoch Times: “Tôi thích sưu tập đom đóm trong lọ, xem nhện dệt mạng vào ban đêm và chơi với bọ rùa, màu sắc tươi thắm luôn thu hút sự chú ý của tôi”.

(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)

Ban đầu, Niharika thiết kế và sản xuất các bức tượng nhỏ ba chiều, nhưng sau đó, để thể hiện niềm đam mê của mình với thiên nhiên, cô bắt đầu tạo ra các đối tượng động vật hoang dã. Cho đến một ngày, khi cô bắt gặp một con chim sả đầu nâu (white-throated kingfisher), màu sắc tươi sáng và những đặc điểm độc đáo của nó đã làm cô say đắm. Kể từ đó, cô đã lấy loài chim này làm chủ đề sáng tác chính của mình.

Cho đến một lần tình cờ gặp gỡ, cô nhìn thấy một đàn chim chích chòe than mỏ đỏ đang nhảy múa ở phía bắc dãy Himalaya. Ngoại hình và dáng điệu xinh đẹp của loài sinh vật này càng khiến cô kinh ngạc. Kể từ đó, cô bắt đầu tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm về chim.

Khi bắt đầu sáng tạo, cô đã đi sâu vào việc thể hiện các vật liệu khác nhau. Ban đầu, cô làm việc với vật liệu epoxy và sợi, nhưng cuối cùng quyết định lựa chọn sử dụng giấy, theo cô đây là "thứ vật liệu có thể tái tạo kết cấu của lông vũ một cách hoàn hảo".

(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)

Để làm cho chú chim của mình có vẻ đang hoạt động chân thực nhất có thể, Niharika đã dành thời gian nghiên cứu tỉ mỉ và sử dụng nhiều bức ảnh. Nhờ vậy, cô có thể nhìn thấy tất cả các bộ phận của con chim ở 360 độ. Sau đó, cô vẽ phác thảo để xác định những chiếc lông ở các bộ phận và đặc điểm khuôn mặt khác nhau.

(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)

Đối với quy trình sản xuất cụ thể, trước tiên, cô xây dựng một khung xương bằng dây bện và nhựa epoxy, rồi lấp đầy nó bằng giấy; sau đó phủ các dải giấy lên cấu trúc cơ sở để tạo ra một bề mặt phẳng, sau đó dán từng chiếc lông vũ được cắt riêng lẻ lên bề mặt này.

Niharika giải thích: "Tôi sẽ bắt đầu bằng cách dán tất cả các lông lại với nhau, bắt đầu từ lông đuôi và kéo dài lên trên. Sau khi tất cả những chiếc lông vũ đã được dán vào cơ thể, tôi sẽ sơn chúng bằng sơn acrylic. Còn các đặc điểm và chi tiết trên khuôn mặt, chẳng hạn như móng vuốt và mỏ, chúng được làm bằng epoxy và cố định”.

Mỗi con chim có thể mất từ ​​hai tuần đến ba tháng để hoàn thành, nhưng những nỗ lực đã được đền đáp.

Cô nói: "Đôi khi mọi người nhầm chúng với loài chim tiêu bản thực sự. Tôi nghĩ đó là một lời khen ngợi, vì đó là mục tiêu theo đuổi cuối cùng của tôi".

(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)

Tình yêu thiên nhiên đã truyền cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho Niharika. Cô hy vọng rằng thông qua các tác phẩm của mình, một mặt, nhiều người có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, mặt khác, nó có thể nâng cao nhận thức của mọi người về việc bảo vệ động thực vật.

(Được sự cho phép của Niharika Rajput)
(Được sự cho phép của Niharika Rajput)

Niharika tích cực tham gia vào việc bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ, đồng thời thực hiện các hội thảo nghệ thuật cùng với trẻ em và cộng đồng địa phương. Cô cũng tổ chức một lễ hội chim để thu hút nhiều người tham gia nhất có thể, mong muốn có thể nâng cao nhận thức về các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Quỳnh Chi
Theo Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Các tác phẩm điêu khắc chim bằng giấy rất sống động và chân thực