Các thợ lặn đã dùng bản đồ số để khám phá thành phố bị chìm lâu đời nhất thế giới 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành phố Pavlopetri bị chìm như là một câu chuyện thần thoại. Nằm sâu chỉ vài chục mét dưới biển ngoài khơi bờ biển Laconia, Hy Lạp, tàn tích của nó được cho là có nguồn gốc từ thời Mycenaean ( thời đại đồ đồng tại Hy Lạp), nhưng ngày nay người ta cho rằng nó cổ xưa hơn nhiều—trước cả thời đại đồ đồng.

Trước đây nhà triết học Hy Lạp Plato đã kể về thành phố mất tích Atlantis chìm dưới đáy biển, Thành phố Pavlopetri cũng được ông nhắc đến.

Các báo cáo về một thành phố đã mất tích xuất hiện vào năm 1904 khi nhà địa chất học Fokion Negri công bố việc phát hiện ra Pavlopetri ở giữa bờ biển Pounta phía nam Laconia và đảo Elafonisos—chỉ cách bãi biển một quãng ngắn.

Nhìn từ trên không của Pavlopetri thành phố chìm đắm ở Hy Lạp
Nhìn từ trên không: thành phố chìm Pavlopetri ở giữa bãi biển Pounta và đảo Elafonisos, Hy Lạp. (Shutterstock)

Tàn tích bị chìm này được tái phát hiện vào năm 1967 bởi một nhà hải dương học là ông Nicholas Flemming của Đại học Southampton, ông đã trở lại nơi này vào năm 1968 và tiến hành một cuộc khảo sát kéo dài sáu tuần.

Chỉ sử dụng thước đo và ống thở - công nghệ thời đó, họ đã lập bản đồ một khu vực có kích thước 150 m x 350 m, dùng hệ thống lưới và xác định được 15 tòa nhà riêng biệt cùng với sân trong, 5 con đường và lăng mộ.

Các tàn tích gồm nhiều đồ tạo tác, chẳng hạn như lưỡi dao đá vỏ chai và đá lửa, đồ gốm và một bức tượng nhỏ bằng xương. Tất cả đều nằm sâu từ 3- 4 m dưới mặt nước.

Bốn mươi năm sau, vào năm 2009, các nhà khoa học đã quay trở lại.

Sử dụng thiết bị lập bản đồ sonar mới (dùng sóng âm để lập bản đồ trong nước), rất tinh vi được phát triển bởi quân đội và các nhà thăm dò dầu mỏ, họ đã tiến hành một cuộc khảo sát để lập bản đồ Pavlopetri kỹ thuật số, trong không gian ba chiều, sử dụng âm thanh. Những phương tiện này cho phép họ lập bản đồ thêm 9.000 m2 của các tòa nhà mới.

Đến năm 2011, công nghệ đã có những bước thay đổi hơn cho phép ông Jon Henderson của Đại học Nottingham, cùng với Trung tâm nghiên cứu Hàng hải Hy ​​Lạp, bắt tay vào một cuộc khảo sát kéo dài 5 năm nhằm xây dựng một mô hình hình ảnh chân thực của thành phố trong không gian ba chiều và cho phép họ khám phá những tàn tích thông qua màn hình máy tính.

quang cảnh dưới nước của Pavlopetri thành phố chìm đắm ở Hy Lạp
Quang cảnh dưới nước của Pavlopetri. (Được phép của Đại học Nottingham)
Một thợ lặn kiểm tra tàn tích của Pavlopetri, thành phố bị chìm ở Hy Lạp
Một thợ lặn kiểm tra tàn tích của Pavlopetri trong chuyến thám hiểm thế kỷ 21. (Được phép của Đại học Nottingham)
chi tiết và bản đồ của Pavlopetri thành phố chìm đắm ở Hy Lạp
Một thợ lặn kiểm tra tàn tích của Pavlopetri trong chuyến thám hiểm thế kỷ 21. (Được phép của Đại học Nottingham)

Ông Henderson nói với Đại học Nottingham ngay sau chuyến thám hiểm rằng: “Chúng tôi đã cố gắng làm việc cùng với các chuyên gia làm phim CGI, đây là những người thường làm việc trong các bộ phim như ‘Chiến tranh giữa các vì sao’. Lý do kỹ thuật mới tốt như vậy là bởi vì hình ảnh thu được rất chân thực, mọi người có thể nhìn vào nó ngay lập tức và thốt lên ‘Ồ, đó là một thành phố chìm dưới nước!’”

Nhóm chuyên gia đã sử dụng một kỹ thuật chụp ảnh lập thể để thu thập thông tin quang học, sau đó sẽ gửi lên đám mây dữ liệu âm học ba chiều đã được thu thập, từ đó tạo ra một bức ảnh quang học ấn tượng. Là một công cụ cấp cơ sở, họ đã sử dụng các trạm được trang bị laze—được sử dụng trong khảo sát quy hoạch thành phố và xây dựng đường cao tốc—để tạo lăng kính vectơ và xác định vị trí của chúng trong phạm vi 5 cm. Tất cả điều này cho phép họ kiểm tra độ chính xác của bản dựng 3D này.

Các chuyên gia đã rút ra những kết luận lịch sử mới về thành phố Pavlopetri từ nghiên cứu của mình như: các tòa nhà này đã có từ Thời kỳ Mycenaean, khoảng năm 1650 đến 1180 trước Công nguyên. Tuy nhiên, các đồ tạo tác được phát hiện được xác định thành phố có niên đại trước đó. Họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra trong số những mảnh vỡ đồ gốm có từ những năm 2800 trước Công nguyên, nhưng với một số bằng chứng cho thấy chúng đã có từ năm 3500 trước Công nguyên, và khoảng 5.000 năm tuổi. Những đồ tạo tác đó thuộc thời kỳ đồ đồng và đồ đá cũ, bao gồm cốc và bình không chỉ có nguồn gốc từ người Mycenaean mà còn từ người Minoan, điều này cho thấy rằng cư dân của Pavlopetri đã từng giao dịch với người Minoan ở đảo Crete.

Khung cảnh bên bờ biển của thành phố chìm lâu đời nhất thế giới, Pavlopetri, ở Laconia, Hy Lạp. (Shutterstock)

Cuộc khảo sát cho thấy các cấu trúc mới trong Pavlopetri bao gồm một tòa nhà hình chữ nhật lớn nằm dọc theo một con phố đã bị che khuất, những ngôi mộ lót đá, bình gốm pithos—gốm được sử dụng để bảo quản hài cốt người trước khi phi tang hoặc hỏa táng.

Ông Henderson cho biết, việc thăm dò trong tương lai cũng có thể thu thập được vật liệu hữu cơ như dây thừng, giỏ và thậm chí cả thực phẩm, vì môi trường yếm khí dưới đáy biển làm chậm quá trình phân hủy.

Về nguyên nhân khiến thành phố này bị chìm, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán. Một số giả thuyết cho rằng do kiến trúc, các trận động đất - là những điều đã kết thúc Pavlopetri, khiến nó chìm dưới những cơn sóng. Theo ước tính, thành phố này bị nạn vào giữa năm 1000 và 375 trước công nguyên.

Ngày nay, Pavlopetri được coi là thành phố chìm lâu đời nhất trên thế giới mà chúng ta được biết. Di sản trước đó không chỉ có Plato, mà còn có cả nhà thơ Hy Lạp Homer nổi tiếng và những anh hùng huyền thoại khác, nhưng nó vẫn tiếp tục là một nơi đầy bí ẩn và huyền thoại trên trái đất này.

Theo Michael Wing -The Epoch Times

Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Các thợ lặn đã dùng bản đồ số để khám phá thành phố bị chìm lâu đời nhất thế giới