Các tín đồ tôn giáo phương Tây ca ngợi bài viết "Vì sao có nhân loại"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài viết "Vì sao có nhân loại" do nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí, đăng ngày vào ngày 20 tháng 1 trên NTD và Epochtimes, được dịch ra nhiều thứ tiếng lưu hành trong xã hội, được độc giả thuộc các chủng tộc và tôn giáo khác nhau, bao gồm Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo… ca ngợi.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’ -
(Xem ở đây)

Họ bày tỏ, bài viết của Đại sư Lý đầy chân lý và trí tuệ, đã ủng hộ những lý niệm thiện lương trong tín ngưỡng của họ, và mang đến cho họ một góc nhìn hoàn mới để xem xét các vấn đề tín ngưỡng.

Cơ Đốc nhân ca ngợi bài viết Đại sư Lý

The Epoch Times đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người đăng ký.

Một Cơ Đốc nhân tên Sarah Blunt nói: "Đây là bài viết đầu tiên của Đại sư Lý Hồng Chí mà tôi đọc. Là một Cơ Đốc nhân, tôi tôn trọng những lời dạy của Đại sư về việc phấn đấu trở nên có đạo đức, không phạm tội, chống lại cám dỗ và đối xử tốt với người khác".

Một độc giả tên Liz Lamp cho biết: "Tôi là người theo đạo Cơ Đốc, rất nhiều tầng diện (của bài viết này) liên quan nhiều đến những giáo lý này. Tôi tin rằng tất cả những người làm điều tốt và sống một cuộc đời có đạo đức, bất kể tín ngưỡng tôn giáo nào, đều sẽ được thưởng cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên Đàng. Bài viết này đánh động tâm hồn sâu sắc và nội dung phong phú”.

Một độc giả tên Katz Romig nói với The Epoch Times: "Cảm ơn bạn đã đăng bài viết đáng kinh ngạc này, nó đã cho tôi một góc nhìn rộng hơn ngoài tín ngưỡng Cơ Đốc của tôi. Bài viết này không hề làm suy yếu tín ngưỡng của tôi, trái lại còn tăng thêm, tôi đang cố gắng chuyển thông điệp này đến những người khác…”

Một độc giả tên Mike LaSaxon cho biết: “Bài viết này rất hấp dẫn, nó thực sự mang đến cho cuộc sống một góc nhìn mới. Là một Cơ Đốc nhân mới, gần đây tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. Tôi rất muốn đọc những bài giới thiệu của Pháp Luân Công”.

Cheryl Tolman, một người theo đạo Cơ Đốc, nói rằng cả bà và cháu gái của bà, những người chấp nhận các tư tưởng Phật giáo, đều thích bài viết của Đại sư Lý. Bà đã nhờ The Epoch Times chuyển lời cảm ơn Đại sư Lý.

Bà viết: “Sau khi đọc bài báo này, tôi đột nhiên thấy rằng nội dung mà Đại sư Lý Hồng Chí giảng dạy hoàn toàn phù hợp với Cơ Đốc giáo mà tôi và gia đình tôi tín phụng. Phần lớn sự khác biệt giữa sự khai thị của Đại sư Lý Hồng Chí và sự tình mà chúng tôi phát hiện, nằm ở các thuật ngữ được chọn để mô tả các khái niệm khác nhau... Thay mặt gia đình chúng tôi, xin cảm ơn Ngài Lý Hồng Chí".

Một Cơ đốc nhân tên là Ron Tate nói rằng, những lời của Đại sư Lý có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng Cơ Đốc giáo.

Ông viết: "Đó là một khái niệm rất thú vị, có nhiều điểm tương đồng với đức tin Cơ Đốc giáo được trình bày theo một lối tư duy khác. Lên án ý tưởng này về cơ bản là sai lầm, vì tự do tư tưởng và biểu đạt chính là bản chất của sự tồn tại của chúng ta. Dùng bất kỳ phương pháp nào làm những việc đúng đắn đều là điều tốt. Tôi là một Cơ Đốc nhân, nhưng các nguyên tắc của Pháp Luân Công dường như mang lại sự cân bằng cho cuộc sống, Đại sư cũng không cấm tôi tin vào một Đấng cao hơn, đó là Chúa của tôi”.

David Byzold, người cho biết ông theo đạo Cơ Đốc từ khi còn nhỏ, nói rằng bài kinh văn này của Đại sư Lý “có ý nghĩa hơn những gì được ghi trong Kinh thánh”.

Ông viết: "Bài viết về tự do tôn giáo này rất hay. Trên thực tế, những lời Đại sư nó là có đạo lý. Mặc dù tôi không thể xác nhận, cũng không thể phủ nhận tính xác thực của bài viết, nhưng đối với tôi, bài viết này còn có ý nghĩa hơn cả Kinh Thánh".

Người theo Thiên Chúa giáo và các tín đồ tôn giáo khác ca ngợi bài viết của Đại sư Lý

Nhiều độc giả theo Thiên Chúa giáo và các tín ngưỡng khác cũng đã được truyền cảm hứng rất nhiều sau khi đọc bài viết "Vì sao có nhân loại".

Jim de Lago cho biết, ông thấy nội dung tương tự với tôn giáo của mình.

Ông nói: "Tôi lớn lên là một người theo Thiên Chúa giáo, sau khi đọc bài viết này, tôi nhận ra rằng, nhiều lý niệm và tín ngưỡng đan xen với nhau. Bài viết này khiến tôi dừng lại để suy nghĩ lại rất nhiều sự tình mà rất nhiều người tùy ý tiếp nhận, và có khuynh hướng bỏ qua. Đối với những tình hình hiện tại trên thế giới chúng ta, sự giải thích của bài báo về những sự tình đó rất có đạo lý. Tôi thấy bài báo này khiến con người phản tỉnh sâu sắc”.

Tín đồ Thiên Chúa giáo Christie Crook cho rằng. bài viết của Đại sư Lý đã giải thích về Chúa Giê-xu Christ.

Bà nói: "[Bài viết này] đã giải thích về Chúa Giê-su Christ, phù hợp với giáo huấn Thiên Chúa giáo. Tôi thích bài viết này, tôi hiểu và tiếp nhận giáo huấn này".

Một người Công giáo khác, Tom Dunlap, nói bài viết nên được nhiều người hơn nữa đọc.

Ông nói: "Tôi thấy bài báo này rất đáng suy nghĩ, nên đã chia sẻ với vợ tôi và bảo cô ấy đọc. Tôi là một người Thiên Chúa giáo sa ngã, nhưng vẫn tin vào Chúa, tin rằng một ngày nào đó cần làm tốt để được lên Thiên Đường. Tôi cần suy nghĩ và đọc thêm ý tưởng về Tam giới, và một số loại thiện lương hoặc đề cao trong Tam giới. Cảm ơn bạn đã đăng bài viết này - hy vọng nó sẽ được nhiều người đọc".

Những người thuộc các tôn giáo khác nhau cần có thái độ cởi mở với chân lý

Cũng có nhiều người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, họ cảm thấy rằng bài viết của Đại sư Lý, người sáng lập Pháp Luân Công, đã khiến họ có thái độ cởi mở và khoan dung hơn đối với những người theo đuổi con đường tâm linh khác. Một số người nói rằng, bạn không nên sử dụng tư duy cố định của riêng mình để xem xét các nguyên tắc khác với niềm tin của bạn, và bạn không nên vì điều này mà bỏ lỡ chân lý.

Một độc giả tên Jackson McFlynn đề nghị: “Hãy bỏ đi những giáo điều của tôn giáo, và xem những nguyên tắc cao cả hơn”.

Ông viết: "Bài viết hấp dẫn. Tôi có thể hiểu rằng, một số người phương Tây có vấn đề với nó, vì nó xuất phát từ quan điểm của Phật giáo và Đạo giáo, cả hai đều là những nguyên tắc liên quan đến giáo lý truyền thống phương Đông, vốn là nền tảng của văn hóa phương Đông trong hàng ngàn năm. Hãy cố gắng đừng để bị cuốn vào giáo điều tôn giáo, và xem những nguyên tắc cao hơn”.

Một độc giả tên Courtney Dovey đã nói với những người nhất thời chưa lý giải bài viết này: "Chân lý không phải lúc nào cũng đến theo hình thức mà chúng ta mong đợi hoặc sẵn sàng chấp nhận, đó là lý do tại sao tư tưởng cởi mở và tấm lòng rộng mở là rất quan trọng".

Một độc giả tên Gheeom Han cho biết: "Núi nhìn phía đông khác với núi phía tây, nhưng nó là cùng một ngọn núi. Vì vậy, một người đàn ông khôn ngoan sẽ cởi mở với những quan điểm khác, trong khi một kẻ ngu ngốc sẽ giữ chặt một chân lý duy nhất mà họ có thể nhìn thấy".

Một độc giả có tên trực tuyến "Happy Air" nhắc nhở rằng, đã có những bài học khác nhau trong lịch sử khi chính tín xuất hiện.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng, có một vài bậc giác ngộ cao hơn ở phương Tây và phương Đông đã giáng thế hàng nghìn năm để truyền dạy chân lý của vũ trụ, nhưng dường như mỗi lần họ xuất hiện, các tôn giáo thịnh hành đều không thể chấp nhận họ, cho rằng họ là sai trái hay xấu xa, và thậm chí bức hại họ. Ví dụ như khi Chúa Giê-su đến, Do Thái giáo là tôn giáo chính thống, khi Phật Thích Ca Mâu Ni đến, Bà la môn giáo là tôn giáo chính thống, thông tin trong bài viết này đầy chân lý và trí tuệ, phù hợp với thời đại của chúng ta, tôi tin Đại sư".

Một độc giả trung niên giấu tên tự xưng là người theo phe trung gian (Centrism), cho rằng Đại sư Lý Hồng Chí giống như "Đức Phật thời ban đầu".

Ông viết: "Tôi luôn tin rằng Đại sư Lý Hồng Chí là một bậc giác ngộ. Đại sư đã mang đến những thông tin quan trọng cho nhân loại. Cũng giống như Đức Phật thời ban đầu, thông tin của Đại sư đã gây được tiếng vang với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên thế giới này. Nếu Đức Phật hay Chúa Giê-su còn tại thế ngày nay, tôi cũng muốn nghe ý kiến ​​của các Ngài".

Một độc giả tên Valéry Quado cho biết, Pháp Luân Công dường như là sợi dây chung của hầu hết các tôn giáo trên thế giới, và chúng đều có một tiền đề giống nhau, đó là có một Đấng Sáng tạo.

Ông viết: "Con đường đến thế giới tâm linh cũng là chủ đề chung của hầu hết các tôn giáo, cho rằng con người nên cố gắng sống một cuộc sống có đạo đức và vị tha trên trái đất, để lên đến một nơi yên bình sau khi rời bỏ môi trường sống trần thế. Về vấn đề này, tôi nghĩ Pháp Luân Công có thể được coi là một tôn giáo phổ quát cho toàn nhân loại".

Một người bảo thủ tên là Daniel Langman nói: "Tôi nghĩ bài viết này là sự thật do Đại sư Lý Hồng Chí giảng. Tôi nghĩ đó là sự thật phổ quát về nhân loại".

Theo Thi Bình - Epochtimes

Thanh Hà biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Các tín đồ tôn giáo phương Tây ca ngợi bài viết "Vì sao có nhân loại"