Cách bài trí để có được một căn nhà với không gian rộng rãi thoáng mát cho mẹ và bé

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mẹ và bé thường xuyên ở nhà cả ngày, quần áo và đồ dùng của bé nên cất giữ cẩn thận. Dưới đây những kinh nghiệm do các bà mẹ chia sẻ về bí quyết tạo một không gian thoải mái cho bé.

Nếu nhà rộng mà ít phòng thì chúng ta sẽ có thêm nhiều không gian, tạo môi trường sinh hoạt thoải mái cho các bé.

Mẹ cũng thấy vui khi bé được thoải mái.

Phòng khách màu trắng phối với gỗ, đơn giản và tự nhiên này khiến mẹ con bé Sato cảm thấy rất thư thái. Dù căn hộ thuê đã cũ hàng chục năm nhưng sau khi được sửa sang lại nó đã trở nên khang trang hơn.

Mẹ của bé Sato cho biết, không khí hoài cổ và dễ chịu của ngôi nhà đã khiến cô thích ngay từ cái nhìn đầu tiên. Phong cách tổng thể phù hợp với nghệ thuật đại chúng. Từ tay nắm cửa, sàn hiên và một số chi tiết tinh tế, bạn có thể cảm nhận được gu thẩm mỹ của chủ nhà. Ngoài ra, còn có một chiếc gương lớn, tủ lớn, v.v., các vật dụng trong căn nhà vẫn sử dụng tốt nên chúng tôi sớm quyết định dọn đến ở.

Ngoài ra, còn có ban công rộng khoảng 13m2 với cánh cửa sổ lớn, vừa đẹp mắt vừa thoáng mát. Đây là những yếu tố rất quan trọng, vì quần áo phơi có thể nhanh khô. Ngoài ra, cũng có thể tắm nắng khi thời tiết tốt, tôi rất thích căn phòng này.

Màu sắc chủ đạo trong căn phòng của bé thể hiện sự khéo léo của người mẹ.

Màu sắc chủ đạo trong căn phòng của bé thể hiện sự khéo léo của người mẹ. (Ảnh: Epoch Times)
Màu sắc chủ đạo trong căn phòng của bé thể hiện sự khéo léo của người mẹ. (Ảnh: Epoch Times)

Nhà thiết kế nội thất Dai Mido cho biết rằng: “Tôi đã sớm quyết định nếu mua nhà, phòng của bé nên lấy màu đỏ làm chủ đạo”. Sau khi mua được căn nhà có sân thượng như ý muốn, cô Dai Mido sử dụng màu đỏ tươi làm chủ đạo cho phòng bé, sau đó điểm xuyết thêm bằng màu trắng và xanh nước biển. Trọng tâm là sự thống nhất, và những món đồ không phải là màu chủ đạo được loại bỏ càng nhiều càng tốt! Nhà thiết kế đã chú ý đến điều này và cố gắng hết sức để giữ cho căn phòng được ngăn nắp.

Cô Dai Mido cũng rất cẩn thận nói rằng, nên để bé có nhiều hơn một khu vực chơi.

Nếu đồ chơi được đặt rải rác ở nhiều nơi khác nhau, bé sẽ cảm thấy mới mẻ ở mọi không gian. Điều này cũng giúp chúng ta tiết kiệm, không phải mua nhiều đồ chơi.

Bộ bàn ghế màu đỏ bé ngồi hiện tại đã được cô Mido sử dụng khi còn nhỏ. Cũng chính tay cô đã trang trí những hình vẽ thú vị bên ngoài hộp đồ chơi của con. Sự khéo léo của mẹ có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Người mẹ thực sự là một nhà thiết kế có thể trang trí ngôi nhà thành một nơi trang nhã.

Sử dụng kệ tường để duy trì không gian chơi cho bé

Trong khi cân nhắc sự thoải mái, bạn có thể làm theo sở thích của riêng mình. (Ảnh: Epoch Times)
Trong khi cân nhắc sự thoải mái, bạn có thể làm theo sở thích của riêng mình. (Ảnh: Epoch Times)

Những gì xung quanh không gian của con cũng chính là những thứ tôi thích.

Bức graffiti trên cửa tủ quần áo tại nhà cô Yokoi rất ấn tượng, các tác phẩm nghệ thuật cùng hình vẽ cây cỏ trên tường cũng khiến mọi người cảm nhận được gu thẩm mỹ của cô.

Cô Yokoi nói: "Khi bé chào đời, chúng tôi thay đổi những dụng cụ trong nhà và không còn đặt những món đồ nhỏ trên sàn. Không nên nói với đứa trẻ 'không được chạm vào!". Mà chúng tôi nhận ra rằng, hãy để cho bé có một không gian chơi thoải mái”.

Vì vậy, những bức tường cao, tủ,… mà bé không với tới được có thể tận dụng làm nơi chứa đồ càng nhiều càng tốt. Đây là cách bày trí sắp xếp sống động, nhưng vẫn tạo cho người ta cảm giác sảng khoái bởi sự nhất quán.

"Chúng tôi thích sử dụng các vật liệu cứng hơn như sắt và gỗ [từ đồ dùng] cũ, màu sắc đơn giản và trang nhã. Ngay cả những vật dụng hay đồ chơi của bé cũng phải phù hợp với màu sắc ngôi nhà trước khi mua".

Trang trí trên tường cũng rất tinh tế, như thể bạn đang bước vào một ngôi nhà khang trang

Ngôi nhà khang trang. (Ảnh: Epoch Times)
Ngôi nhà khang trang. (Ảnh: Epoch Times)

Sử dụng đồ trang trí phổ biến để tạo cảm giác sống động.

Vì thích ngôi nhà này nằm trong nội địa của một ngôi đền lịch sử ở Kamakura và có nhiều cây xanh nên cô Inide quyết tâm mua. "Hoa cẩm tú cầu nở ở phòng khách, thỉnh thoảng có sóc đến chơi ở ban công. Vì có hai giếng trời nên ánh sáng thông gió rất tốt, đây cũng là điểm nhấn chính của ngôi nhà này".

Nội thất màu nâu nguyên bản đã được sơn lại thành màu trắng, phòng kiểu Nhật được đập bỏ để mở rộng phòng khách, và từ 3LDK được chuyển thành 2LDK. Bóng bay, tranh ảnh và các đồ trang trí khác trên tường sẽ thay đổi theo mùa. Cẩn trọng đến từng chi tiết đáng để chúng ta ngưỡng mộ.

Đối với bố trí phòng ốc tại Nhật Bản, chữ LDK là viết tắt của living - dining - kitchen (phòng khách - phòng ăn - nhà bếp), để chỉ không gian sinh hoạt chung của gia đình với đầy đủ các chức năng này. Các chữ số đứng trước chữ LDK để chỉ số phòng ngủ riêng biệt, không thuộc không gian chung của căn nhà.

"Từ lúc sống một mình [tôi] đã có ý thức không được sống cô lập. Ở nhà thì thường xuyên có khách đến thăm, hy vọng họ có thể vui vẻ, nhưng bản thân cũng cảm thấy rất vui vẻ".

Tính linh hoạt của ngôi nhà có thể thể hiện sở thích cá nhân, phong cách của cô Inide.

Huy Hải
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cách bài trí để có được một căn nhà với không gian rộng rãi thoáng mát cho mẹ và bé