Cha nghiện rượu ảnh hưởng thế nào tới con cái?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi được mẹ hỏi về buổi hòa nhạc mà Lianna và cha cô đã tham dự vào tối hôm trước, cô bé trả lời rằng: “Bố đã uống rất nhiều”. Khi đó, Marc Treitler là cha của bé Lianna, biết rằng mình cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ ngay.

Marc Treitler năm nay 47 tuổi và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghiện rượu ở San Diego. Uống rượu là một phần lớn của văn hóa gia đình. Trong khi mẹ và cha anh không đặt biệt say mê rượu, thì dì và chú của anh lại nghiện rượu.

Các sự kiện gia đình và bữa tối luôn có rượu và những cuộc phiêu lưu say xỉn thường là chủ đề của cuộc trò chuyện.

“Đây là thứ rất hấp dẫn trẻ con”, ông Treitler nói với tờ The Epoch Times.

Khuynh hướng di truyền

Môi trường kết hợp với lịch sử di truyền của gia đình, Treitler đã tự mình trở thành một người nghiện rượu.

Lần đầu tiên Treitler uống rượu là vào năm 15 tuổi khi anh ở nhà một người bạn. Cha của bạn anh là người Nga, đã phục vụ các cậu bé vodka. Không lâu sau, anh đã bất tỉnh.

Treitler đã phát triển chứng nghiện rượu theo thời gian. Khi anh học đại học tại UCLA, uống rượu dần trở thành sở thích.

Marc Treitler có tiền sử gia đình nghiện rượu và cuối cùng trở thành người nghiện rượu.
Marc Treitler có tiền sử gia đình nghiện rượu và cuối cùng trở thành người nghiện rượu.

Khi rời trường đại học, anh thấy mình không thể dừng lại. Anh ấy sẽ uống bất cứ thứ gì có sẵn. Anh ta sẽ uống một vài loại bia vào buổi tối, nhưng theo thời gian, anh sẽ lén đổ vodka vào để tạo ra hỗn hợp vì nó dễ dàng che giấu nồng độ trong hơi thở.

“Bia sẽ che đậy những gì bạn đang làm, nhưng thực sự là có rất nhiều vodka trong hỗn hợp đó”, Treitler thú nhận.

Chứng nghiện rượu của Treitler có tác động sâu sắc đến cả cuộc sống gia đình và nghề nghiệp của anh. Anh thấy mình không có tình cảm với gia đình, điều này gây ra căng thẳng trong hôn nhân. Là một doanh nhân và luật sư, nhưng anh luôn thấy mình xuất hiện trong tình trạng nôn nao và buồn ngủ.

Xem thêm:

Buổi hòa nhạc

Treitler thường chiều chuộng các con để bù đắp cho những thiếu sót trong hành vi của mình. Nghệ sĩ âm nhạc yêu thích của con gái anh là David Archuleta, và anh quyết định đưa cô bé đến một trong những buổi hòa nhạc để dành thời gian cho cha và con gái.

“Cháu đã mong chờ nó trong nhiều tuần liền”, Lianna nói.

Nhưng Lianna nhận thấy rằng cha em liên tục biến mất tại buổi hòa nhạc và trở về với một cốc bia trong tay. Là một đứa trẻ 8 tuổi, tất cả những gì em có thể nhớ là việc bố uống rất nhiều chứ không phải buổi hòa nhạc.

Sau buổi hòa nhạc, Treitler nghĩ rằng anh ta đã kiểm soát tốt việc uống rượu của mình. Tuy nhiên, ngày hôm sau, anh hỏi vợ xem Lianna có thích chương trình này không. “Con bé nói anh uống quá nhiều, và con bé lo lắng cho anh”, vợ của Treitler trả lời. Treitler đã rất sửng sốt.

Con gái Lianna của Treitler.
Con gái Lianna của Treitler.

“Tôi nghĩ rằng đó là đòn chí mạng đối với mình”, Treitler nói.

Cuối tuần tới, Treitler có mặt tại một sự kiện của công ty tại Vịnh Mandalay ở Las Vegas. Anh ta đã say khướt và được đưa đến phòng khách sạn bằng xe lăn.

“Tôi nghĩ rằng tôi đã cố tình làm điều đó để yêu cầu sự giúp đỡ”, Treitler thừa nhận.

Sáng hôm sau, anh nhờ đồng nghiệp giúp mình tìm cách chữa trị. Một người bạn của anh, cũng là một người nghiện rượu, đã giới thiệu một cơ sở ở Del Mar, California.

Gia đình và sự tỉnh táo

Ban đầu, “cái tôi” là một trong những trở ngại lớn nhất trên con đường phục hồi của Treitler. Là một doanh nhân thành đạt và một người đàn ông của gia đình, thật khó khăn khi anh phải thừa nhận mình bị nghiện rượu.

Một trong những cố vấn của anh đã ngồi xuống và nói với anh ấy rằng, những người nghiện rượu nhưng lại thông minh và thành công là những người thất bại trong cuộc chiến này, bởi vì họ không nghe lời người khác.

Khi Treitler bắt đầu lắng nghe cố vấn, quá trình phục hồi của anh ấy trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Trong quá trình đó, Treitler đã học được rất nhiều về bản thân. Anh phát hiện ra rằng mình đã sử dụng rượu để đối phó với căng thẳng và lo lắng. Anh cũng nhìn lại lịch sử di truyền của gia đình mình và nhận ra anh đặc biệt dễ bị lạm dụng rượu.

Treitler bây giờ có thể thể hiện tình cảm với các con và vợ của mình. Anh cũng công khai thảo luận về nghiện rượu và nghiện ngập với con cái, điều đó thôi thúc anh viết những cuốn sách. “Bố tôi là một người nghiện rượu, còn tôi thì sao?”, “Hướng dẫn phương pháp tránh xa rượu dành cho tuổi thiếu niên”“Hướng dẫn về cách tránh nghiện”. Đặc biệt với con gái Lianna, anh luôn sẵn sàng nói chuyện với cô bé về chủ đề này, bất kỳ khi nào cô hỏi.

Cuốn sách đầu tiên của Marc và Lianna Treitler.
Cuốn sách đầu tiên của Marc và Lianna Treitler.

Gia đình Treitlers đã cung cấp hàng trăm bản sao miễn phí của cuốn sách cho mọi người.

“Mục tiêu là đưa những cuốn sách đi xa hơn, để cho trẻ em đọc nó. Có rất nhiều cám dỗ giống như thế ở ngoài kia, vì vậy chúng ta cần đưa cho lũ trẻ những kỹ năng cần thiết. Điều đó sẽ giúp các gia đình phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của thói quen xấu và giúp những đứa trẻ tránh xa điều này”, Treitler nói.

*Tình hình ở Việt Nam: Theo số liệu thống kê qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có cồn ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới và có xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia. Nếu năm 2010 có 25,1% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại thì đến năm 2015 con số này đã là 44,2% (tăng gần gấp đôi sau 5 năm).

Việt Nam đang xếp thứ 10 Châu Á và 29 trên thế giới về mức tiêu thụ rượu bia. Và đáng buồn là, tỷ lệ tử vong rất lớn là do tai nạn trong khi sử dụng rượu bia gây ra.

Cuối năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 100 là các quy định về xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn.

Theo đó, người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (hiện chỉ xử phạt 16 - 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng).

Đồng thời, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, Nghị định 100 cũng quy định phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (hiện nay chưa có quy định).

Đáng chú ý, người đi xe đạp, xe đạp điện mà sử dụng rượu, bia cũng sẽ bị phạt ở mức cao nhất từ 400.000 đồng - 600.000 đồng (hiện nay chưa có quy định).

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực chỉ sau 02 ngày ban hành, tức ngày 01/01/2020.

**Ảnh do Marc Treitler cung cấp.

Từ Tịnh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cha nghiện rượu ảnh hưởng thế nào tới con cái?